Chiều xanh Đồng Mô
Nhà thơ Quang Dũng đã băn khoăn tự hỏi: Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/Em đã bao ngày em nhớ thương? Làm sao không nhớ thương cho được, về một vùng đất nên thơ và lấp lánh bởi những trang huyền sử tự ngàn đời.
Đi giữa Sơn Tây khi chiều buông trong heo may thu muộn mà như lạc vào một cõi thần tiên. Cách trung tâm Hà Nội 40km về phía tây, hồ Đồng Mô quyến rũ níu bước chân nhiều lãng tử.
Chiều Đồng Mô, ai mà không lặng người đi trước cảnh hoàng hôn nhẹ nhàng vương trên tán cây sắc lá, rồi lan tỏa bồng bềnh nơi mặt hồ như một tấm khăn voan dịu ngọt. Ai đã từng đến hồ Đồng Mô chắc chắn sẽ không thể quên một không gian nước trời, núi non bát ngát, khoáng đạt và xanh thẳm.
Hồ nước rộng khoảng 200ha, nằm trong chân núi Ba Vì.
Tương truyền, đây là nơi diễn ra trận đại thủy chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, để rồi có những cơn cuồng ghen nát tan cả lòng sóng nước của một mối tình chung thủy đến nghìn đời. Giờ đây, giữa những con nước mênh mang và bóng Ba Vì xanh thẳm, thiên nhiên sao quá đỗi êm đềm.
Xa xa, bên cạnh cồn nhỏ lơ thơ với những tàng cây in bóng nước lung linh là một chiếc thuyền câu mỏng như chiếc lá thu khẽ khàng trôi trên mặt nước. Thật nhẹ như sợ làm xao động cái khoảnh khắc ngưng đọng tuyệt đẹp của đất trời. Hoàng hôn bừng lên trong lụi tàn rực rỡ để rồi choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên kỳ vĩ tráng lệ với những vùng ánh sáng lấp lóa như dải lụa vàng trên mặt hồ xao động.
Chiếc thuyền câu nhỏ dần, nhỏ dần rồi chỉ như một chấm đen mất hút vào cái phiêu bồng của nước trời. Chợt thảng thốt khi thấy phía xa, một cảnh tượng thật sinh động và khỏe khoắn với những người dân đang kéo lưới. Những dáng người dẻo dai, bền bỉ, mềm mại và uyển chuyển, những đôi tay thoăn thoắt, khéo léo, những câu hát vang lên rập rờn sóng nước.
Video đang HOT
Những giọt mồ hôi nóng hổi và mặn chát của họ phủ mờ lên ống kính, thành một lớp sương của lam lũ, nhọc nhằn.
Bên cạnh cồn nhỏ lơ thơ với những tàng cây in bóng nước lung linh là một chiếc thuyền câu mỏng như chiếc lá thu khẽ khàng trôi trên mặt nước thật nhẹ như sợ làm xao động cái khoảng khắc ngưng đọng tuyệt đẹp của đất trời
Ở phía xa xa bất chợt hiện ra nhưng ngư dân khỏe khoắn đang kéo lưới. Những dáng người dẻo dai, uyển chuyển với những đôi tay thoăn thoắt, khéo léo và những câu hát vang lên trên rập rờn sóng nước
Theo nguoidothi.net.vn
Kiến trúc độc đáo ngôi làng 500 tuổi ở Hà Nội
Người ta thường nhắc đến Đường Lâm (Sơn Tây), hay Cự Đà (Thanh Oai) khi nói về làng cổ ở Hà Nội. Nhưng ít người biết rằng, Thủ đô vẫn còn có một ngôi làng cổ hơn 500 tuổi, nằm lặng lẽ bên dòng sông Nhuệ với những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp rất độc đáo, kích thích sự tò mò của du khách. Đó chính là làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên).
Hai bên đường làng là những ngôi nhà như đến từ quá khứ.
Nằm giữa vùng đồng quê dọc sông Nhuệ (cách trung tâm Hà Nội 40km), làng Cựu quả là gây ấn tượng ngay với du khách bởi những ngôi biệt thự kiểu Pháp rêu phong. Đình làng ngõ xóm thì vẫn là phong cách Việt, nhưng đa số nhà cửa đều có thiết kế cầu kỳ theo kiến trúc phương Tây và tất cả đều có tuổi đời gần trăm năm. Ngôi làng cổ khiêm nhường này đã chứng kiến bao đổi thay của địa lý và thời cuộc.
Chuyện kể rằng khu đất làng ngày trước chỉ là một những đụn đất của bờ đê sông Nhuệ, sau đó những người tản cư đến và dần dần an cư lạc nghiệp. Thời điểm đó cách đây ít nhất cũng chừng 500 năm, theo lời của bác bảo vệ đình làng Cựu mà tôi có dịp trò chuyện. Nhờ bác coi xe hộ, tôi lững thững cuốc bộ vào làng thăm thú.
Cảm giác đầu tiên của tôi về nơi này là sự yên bình đến lạ thường. Đến đây, người ta dễ dàng chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ đầu tiên của làng. Những cánh cổng nhà xưa cũ quay ra mặt đường đều không quá cao, cũng không quá thấp. Hoa văn, họa tiết trên đó cũng không quá tây mà cũng không hẳn là của người Việt. Đó là thứ kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Gô-tích Pháp và Việt cổ và tất cả những sự pha trộn ấy hiển hiện rõ rệt nửa lạ, nửa quen khiến nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục.
Đi một vòng quanh làng, người ta rất khó để tìm ra một ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nếu có thì đó chỉ là sự cải tạo lại cho phù hợp với nhu cầu của chủ nhà, nhưng vẫn giữ được kiến trúc kết hợp giữa cổ kính và hiện đại. Đâu đó, trong làng còn chút huyên náo từ một vài cửa hàng đồ may mặc, nhưng cũng không ảnh hưởng đến sự tĩnh mịch của nơi này. Cùng sự tĩnh lặng của ngôi làng, những bức tường gạch bong tróc, rơi rụng lại càng làm cho cảnh vật trở nên nhuốm màu quá khứ.
Thế nhưng điểm thú vị nhất của những ngôi làng lại nằm ở những ngã rẽ, những con ngõ nhỏ. Dường như người ta phải nín thở mỗi khi bước vào những con ngõ như thế, sợ một tiếng thở mạnh sẽ làm lay động bầu không khí như đang ngủ yên hàng trăm năm nay. Những bức tường rêu cứ thế hiện lên, những hoa văn, họa tiết kết hợp Đông Tây, những cánh cổng gỗ nhìn qua tưởng như ọp ẹp, tất cả tạo nên sự thú vị và kỳ bí. Những người hoài cổ chắc hẳn sẽ phải thích mê nơi này.
Dưới đây là một số hình ảnh cổ kính của ngôi làng.
Cổng nhà ẩn mình dưới tán lá cây xanh, giếng nước là hình ảnh quen thuộc ở đây.
Một cổng nhà rêu phong còn sót lại.
Dù có nhiều biệt thự xây kiểu Pháp xưa nhưng làng Cựu vẫn đậm chất Á đông với những ngõ xóm quanh co, uốn lượn.
Những bức tường bong tróc, nhuốm màu thời gian.
Theo laodongthudo.vn
Sắc xuân thêm xuân cùng hoa tam giác mạch Trong những ngày đầu xuân, đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh, bừng sức sống của sắc hoa tam giác mạch trắng, hồng, tím cả khoảng trời. Du khách thích thú chụp hình lưu niệm ở cánh đồng hoa...