Chiều vợ, chú rể chặt tre nứa trong rừng để trang trí đám cưới ở nông thôn
Tận dụng tre nứa trong rừng gần nhà, chú rể đã làm một lễ đường đám cưới nhỏ xinh cho vợ mình.
Câu chuyện của cô dâu
Bản thân cô dâu là một người ưa thích những gì nhỏ, xinh xắn và đáng yêu. Cô cũng muốn hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ một chút trong ngày diễn ra lễ cưới.
Đám cưới của mình cô dâu muốn tự tay làm hết tất cả mọi việc. Bản thân cô dâu cũng nghĩ rằng khi chia sẻ hôn lễ của mình lên sẽ có những câu hỏi như: “Ôi bạn lên xe hoa chỉ bằng đám cưới đơn giản như thế này á?”. Tuy vậy cô dâu nghĩ rằng, tất cả những mong ước của mình đều được chú rể thực hiện. Hôn lễ tổ chức nơi sân ngôi nhà quê nơi cô lớn lên trước sự chứng kiến của biết bao người thân, bạn bè đã là một điều tuyệt vời nhất.
Địa điểm diễn ra hôn lễ: Hồ Nam ( Trung Quốc).
Trang trí đám cưới
Cô dâu yêu cầu chú rể trang trí hôn lễ cho mình theo phong cách mộc mạc nhất từ những gì sẵn có. Cô vốn rất thích tre nứa, chỗ họ ở lại có nhiều tre nứa nên quyết định dùng nó làm dụng cụ trang trí cho tiệc cưới.
Chú rể đi vào rừng, chặt hai cây nứa rồi cưa từng gốc một. Dù chưa bao giờ làm công việc nặng nhọc song vì mong muốn cửa vợ, chú rể đã muốn tự tay thực hiện cho cô hôn lễ hoàn mỹ.
Những khúc nứa được cưa gọn gàng đều tăm tắp. Chúng biến thành những bình hoa bằng ống tre để cắm hoa tươi. Hình ảnh từ bình đến hoa đều đến từ thiên nhiên khiến cô dâu rất vui mừng.
Chú rể cũng chặt ba cái cây khác để dựng thành cổng hoa. Hoa cưới và lá xanh cũng đều là những thứ có sẵn trong rừng. Một số loại hoa khác thì mới phải bỏ tiền ra mua mà thôi.
Cổng hoa này chú rể còn treo lên những tua rua vải len đậm chất vintage. Khi dựng lên, nó nhìn hợp lý đến kinh ngạc.
Video đang HOT
Lối đi cho cô dâu chú rể cũng được trang trí xung quanh bằng thân các cây khô có ở rừng. Phía trên cột hoa và lá xanh nhìn khá thú vị. Ghế ngồi là ghế gỗ, mượn hàng xóm để cho đủ.
Cô dâu muốn có một tấm thảm để từ bên ngoài bước vào lễ đường. Những người xung quanh quyết định dùng thân lúa mì phơi khô sau khi thu hoạch để trải thảm. Tạo nên khung cảnh rất dân dã nhưng cũng vô cùng đặc biệt.
Hôn lễ này có sự chung tay góp sức chuẩn bị của bạn bè cũng như bà con họ hàng của cô dâu chú rể.
Phía trên tầng 2 cũng như ở các cánh cửa được dán chữ Hỷ đỏ, tạo không khí lễ hội.
Ngày diễn ra hôn lễ
Mọi người có mặt đông đủ từ sớm để góp một tay chuẩn bị giúp với những công việc vẫn chưa hoàn thành xong. Cô dâu chú rể đứng ra chào đón các vị khách, hào hứng khi mọi người khen cho ý tưởng trang trí đậm chất quê nhà nhưng lại vô cùng đơn giản ấy.
Những người bạn có mặt đều xuýt xoa khen ngợi ý tưởng thực hiện đám cưới này. Mọi người vui vẻ và cười đùa rất cởi mở.
Được tổ chức đám cưới trong không gian này đã khiến cô dâu xúc động đến rơi nước mắt. Với cô dâu, có lẽ sảnh đường xa hoa cũng chẳng có giá trị bằng mảnh sân ở quê nhà và công trang trí to lớn đến từ chú rể.
Đồ ăn trong hôn lễ
Sau khi xong xuôi các thủ tục, hai bên bắt đầu chuẩn bị cho phần ăn uống. Cô dâu chú rể đã lên thực đơn bằng những món vô cùng đơn giản và độc đáo. Tiệc tổ chức kiểu buffet. Cốc chén dùng trong đám cưới đã được đặt riêng in tên họ.
Bàn tráng miệng có đủ các món bánh tráng được trang trí đẹp mắt. Mọi người thoải mái vui chơi, đến khi đói lại tiến đến các bàn lấy đồ ăn. Ăn xong lại tiếp tục chơi đùa cùng nhau.
Với cô dâu, đám cưới này là những gì cô mong muốn. Không phải ở khách sạn, không trang sức phức tạp cũng chẳng phải bữa ăn tinh tế trên bờ biển. Nó chỉ đơn giản là một dịp để cô dâu chú rể cùng bạn bè, người thân trải qua và có với nhau những kỷ niệm tuyệt vời.
Vậy mới nói, nhiều người chẳng mong mỏi gì một hôn lễ xa hoa. Miễn sao ngày trọng đại nhất cuộc đời được tổ chức theo mong muốn của họ và đương nhiên, nó phải mang đến những giá trị tinh thần to lớn nhất.
Giấc mơ Bản Bung
Nằm cách thị trấn Na Hang khoảng 7km, thôn Bản Bung, xã Thanh Tương (Na Hang) nằm giữa những cánh rừng già nguyên sinh đang được bảo vệ nghiêm ngặt, khí hậu trong lành, mát mẻ.
Người dân địa phương có những nét văn hóa đặc sắc đang là tiềm năng lớn cần được khơi dậy để Bản Bung phát triển du lịch sinh thái.
Bản Bung mùa này đang khoác lên mình bức tranh với nhiều màu sắc đẹp mắt.
Người dân Bản Bung phát triển nuôi cá chép ruộng.
Đường bê tông nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang.
Một góc Bản Bung, xã Thanh Tương (Na Hang).
Những cánh rừng nguyên sinh tại Bản Bung được bảo vệ nghiêm ngặt.
Những ngôi nhà sàn nằm sát cạnh bìa rừng.
Chốt Kiểm lâm bảo vệ rừng được đặt ngay cửa ngõ ra, vào thôn.
Đường lên Bản Bung đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.
Người dân thôn Bản Bung phát triển trồng giống lạc đỏ phục vụ khách du lịch.
Nhức nhối 'nhà ma' ở các vùng nông thôn Nhật Bản Số lượng người trẻ Nhật Bản di chuyển tới các thành phố lớn tìm việc làm ngày càng tăng cao khiến việc duy trì các vùng nông thôn càng trở nên khó khăn, từ đó nhiều khu nhà, sản xuất bị 'bỏ hoang' dần xuất hiện tại những khu vực này. Nhắc đến Nhật Bản, có lẽ hình ảnh của manga, quán cà...