‘Chiêu trò’ mới của Trung Quốc tại biển Đông: Đòi sở hữu xác tàu đắm
Trung Quốc lại tiếp tục có tuyên bố ngang ngược, khẳng định nước này sở hữu hàng ngàn xác tàu đắm dưới đáy biển Đông, nhằm tìm kiếm bằng chứng củng cố cho yêu sách “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra ở vùng biển này.
Tàu hải giám Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho lực lượng tuần duyên của nước này ngăn chặn các hoạt động khảo cổ tại khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền ở biển Đông, tờ Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin hôm 3.12.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đổ tiền cho một chương trình khảo cổ dưới biển, theo Wall Street Journal.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị cho chuyến khảo sát đại dương lớn đầu tiên tại các vùng biển bao gồm cả vùng đang có tranh chấp với các nước khác trong khu vực.
Giải thích về hành động nói trên, các quan chức Trung Quốc cho biết đây là nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng trộm cắp và săn báu vật mà Bắc Kinh cho rằng đã làm hư hại nhiều địa điểm chứa cổ vật và khiến đồ cổ Trung Quốc bị khai thác bất hợp pháp tràn ngập thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, có khía cạnh chính trị trong động thái của Trung Quốc, Wall Street Journal nhận định. Đó là thông qua các cuộc khảo sát, các nhà khảo cổ Trung Quốc sẽ củng cố lời tuyên bố chủ quyền vô lối của nước này tại biển Đông.
“Chúng tôi muốn tìm ra thêm bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc đã từng đến đó và sống ở đó. Những bằng chứng lịch sử này sẽ giúp chứng minh việc Trung Quốc là chủ sở hữu biển Đông”, tờ báo Mỹ dẫn lời ông Liu Shuguang, Giám đốc Trung tâm Di sản văn hóa dưới nước của Trung Quốc, ngang ngược tuyên bố.
Video đang HOT
Được thành lập hồi năm 2009, trung tâm này thuộc quản lý của nhà nước Trung Quốc và được lập ra để giám sát các hoạt động khảo cổ dưới nước.
Giới phân tích cho rằng biển Đông, vốn là một trong những tuyến giao thương sầm uất nhất thế giới, có chứa rất nhiều xác tàu dưới đáy biển trong suốt hai thiên niên kỷ qua, bao gồm tàu cánh buồm Trung Quốc, tàu hàng Ấn Độ và Ả Rập, tàu buôn Hà Lan và Anh, cũng như tàu chiến các nước hồi Đệ nhị Thế chiến.
Các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc cho biết đã có trong tay tọa độ của 70 xác tàu ở biển Đông, nhưng ước tính có ít nhất 2.000 xác tàu đắm tại vùng biển này.
Trung Quốc ra sức củng cố yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý ở biển Đông – Ảnh: CIA World Factbook
Wall Street Journal thuật lại rằng, hồi năm 2012, chuyên gia khảo cổ đại dương Franck Goddio cùng nhóm của mình đang khảo sát một xác tàu buồm Trung Quốc hồi thế kỷ thứ 13, bị đắm ngoài khơi Philippines.
Đột nhiên, một chiếc tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện, tiến đến gần tàu mang cờ Philippines của nhóm khảo cổ và phát loa, đưa ra chỉ thị bằng tiếng Anh.
“Họ nói khu vực này thuộc chủ quyền của Trung Quốc và họ yêu cầu chúng tôi rời đi”, Wall Street Journal dẫn lời thuật lại của một thành viên trong nhóm khảo cổ.
“Vụ việc xảy ra lúc đó rất đáng sợ”, người này cho biết.
Các quan chức Trung Quốc đã xác nhận vụ việc nói trên, nhưng khẳng định hoạt động của nhóm khảo cổ là phạm pháp.
“Người Philippines điều một số nhà khảo cổ Pháp đến đó làm gì? Là để vơ vét những xác tàu đắm”, Giám đốc Liu của Trung tâm Di sản văn hóa dưới nước Trung Quốc quy kết.
“Vì đây là những bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc đã đến bãi cạn Scarborough (nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh) trước, nên họ muốn phi tang bằng chứng đó”, ông Liu mạnh miệng chỉ trích.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc hiện vẫn chưa tiến hành khảo sát tại bãi cạn Scarborough, nhưng đã bắt đầu làm việc tại các xác tàu đắm ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Nhóm khảo cổ Trung Quốc cho biết các cuộc khảo sát tại các vùng có tranh chấp khác ở biển Đông sẽ được tiến hành trong năm 2013 hoặc năm 2014.
Theo Thanh Niên
Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển Nhật Bản
Tối qua, 3 tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển của Nhật Bản quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đúng thời điểm Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đang có cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama để thảo luận khả năng cải thiện quan hệ.
Từ tháng 9 năm ngoái, tàu Trung Quốc thường xuyên tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ba tàu hải giám trên tiến đến gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tối 3/8 và đây là ngày thứ hai liên tiếp các tàu này có mặt ở vùng biển tranh chấp.
Theo JCG, các tàu trên vốn là 3 trong 4 tàu đi vào vùng biển Senkaku vào sáng 2/8 nhưng bị phát hiện tiến vào vùng biển của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp vào khoảng 17h15' chiều cùng ngày.
Phản hồi cảnh báo của JCG thông qua radio, một trong ba tàu hải giám đã tuyên bố bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc.
Những động thái trên hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama diễn ra gần như cùng thời điểm.
"Quan hệ hai nước đang đối mặt với những khó khăn to lớn. Hai bên cần nhìn thẳng vào thực tế và tìm hướng giải quyết phù hợp cho các vấn đề trong quan hệ song phương", ông Lý Nguyên Triều nói tại cuộc gặp.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tỏ ý mong muốn phía Nhật Bản rút ra những bài học từ quá khứ và duy trì con đường phát triển hòa bình.
Về phần mình, ông Hatoyama nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Nhật - Trung, đồng thời kêu gọi hai bên giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Cựu Thủ tướng Nhật Bản cho rằng hai nước nên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng.
Thời gian qua, các đại diện của Nhật Bản đã tới Bắc Kinh để thảo luận về biện pháp giải tỏa căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Hiện mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ Nhật Bản quôc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku/Điếu như hồi tháng 9 năm ngoái, động thái đã khiến Trung Quốc liên tục cử các tàu đi vào vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản.
Vũ Anh
Theo Dantri
Tàu chiến Trung Quốc đang rình rập ở Trường Sa Một tàu hộ tống và hai tàu công vụ Trung Quốc đang có mặt ở Trường Sa. Các tàu hải giám Trung Quốc Truyền thông Philippines vào hôm nay, 10/5, đưa tin hải quân nước này đã triển khai ba tàu tuần tra đến quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sau khi có tường thuật về sự hiện diện...