Chiêu trò lừa đảo của 2 “nữ quái” giả danh nhà sư
Ngày 27-1, cơ quan CSĐT CAQ Đống Đa, Hà Nội đã làm rõ 18 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả nhà sư đi quyên góp tiền đúc tượng Phật, do Trần Kim Thành (SN 1980) và Võ Thị Quỳnh (SN 1982) đều trú tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An gây ra.
Hai đối tượng Quỳnh và Thành
Mắc bẫy vì cả tin, mê tín
Như ANTĐ đã đưa tin, ngày 7-1, CAP Trung Tự, quận Đống Đa đã đưa về trụ sở một người đàn ông nghi có liên quan đến vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả sư để đi quyên góp tiền đúc tượng Phật. Tại cơ quan công an, sau khi làm việc với người đàn ông này, CAP Trung Tự tiếp tục phối hợp với Đội Điều tra tổng hợp CAQ Đống Đa triển khai lực lượng tới một nhà nghỉ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội để thực hiện việc bắt giữ 2 nghi can vụ lừa đảo là Trần Kim Thành và Võ Thị Quỳnh.
Trong quá trình điều tra, làm rõ hành vi phạm pháp của 2 “nữ quái” giả sư đi lừa đảo, lực lượng điều tra CAQ Đống Đa được biết Quỳnh và Thành thường lang thang tại các khu vực đền, đình, chùa, miếu mạo, cố ý tiếp cận với những người đi lễ để tìm hiểu địa chỉ, hoàn cảnh của họ. Sau khi chiếm được lòng tin của những người đi lễ chùa bằng các chiêu trò như xem tướng số qua lòng bàn tay, tướng mạo…
Quỳnh và Thành dọa người này, người kia sắp gặp họa “sát thân”, nếu không chí ít cũng “tán gia bại sản”, muốn gia sự an bình phải làm lễ cúng sao giải hạn. Nhiều người mê tín đã tin ngay lời của Quỳnh và Thành, mời 2 “sư cô” về tận nhà để giúp dâng sao giải hạn, phả độ gia tiên.
Video đang HOT
Thấy “cá đã cắn câu”, Quỳnh và Thành gợi ý muốn giải hạn nhanh nhất thì phải cung tiến tượng Phật cho các chùa, gia đình mới mong được bình an, giá mỗi pho tượng Phật từ 10 đến 100 triệu đồng, tùy theo kích cỡ và lòng thành của gia chủ. Nhiều gia đình có của ăn, của để và mê tín, khi nghe 2 “sư cô” phán đã nghe theo một cách mù quáng.
CAQ Đống Đa kiểm tra “đồ nghề” của Quỳnh và Thành sử dụng hoạt động giả sư lừa đảo
Tâm đức cần thể hiện đúng chỗ
Thượng tá Đỗ Xuân Tiến, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT – CAQ Đống Đa cho biết: “Quỳnh và Thành hoạt động lừa đảo dưới hình thức giả sư khá tinh vi. Trước khi gây án, Quỳnh đã nghiên cứu rất kỹ những cử chỉ, hành động, lời ăn, cách nói… của các nhà sư để bắt chước. Thành nhập vai là phật tử, tháp tùng sư trụ trì đi quyên góp tiền đúc tượng Phật. Các đối tượng thường nhằm vào những người cao tuổi, người có hoàn cảnh éo le và gia đình có kinh tế để thực hiện hành vi lừa đảo”.
Trong quá trình điều tra, CAQ Đống Đa đã phát hiện cũng trong thời gian “tu luyện” để thành “sư cô”, Quỳnh đã đến một số ngôi chùa ở các tỉnh, thành phố lân cận Hà Nội, trong đó có tỉnh Nam Định để gặp các vị sư trụ trì tìm hiểu thông tin các chùa, cách thức hành lễ… để lừa bịp những người nhẹ dạ.
Theo các điều tra viên CAQ Đống Đa, Thành từng có 2 tiền án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng bằng hình thức giả sư quyên tiền đúc tượng Phật. Năm 2010, đối tượng này bị CATP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên tuyên phạt 6 tháng tù treo và trong thời gian thụ án, tiếp tục bị CAH Gia Lâm, Hà Nội bắt và TAND huyện Gia Lâm xử phạt 12 tháng tù giam. Theo lời khai của Thành, tính đến thời điểm này, Quỳnh và Thành đã gây ra tổng cộng 18 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều người.
Cũng trong quá trình điều tra, CAQ Đống Đa đã làm việc với một số người mắc bẫy do Quỳnh và Thành sắp đặt. Bà Nguyễn Thị Minh (63 tuổi), ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đã bị các đối tượng giả sư lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục triệu đồng. Ban đầu, 2 “nữ quái” làm quen và giới thiệu là 2 thầy trò đang tu luyện tại một ngôi chùa thiêng ở tỉnh Nam Định và ngỏ ý mời bà Minh quyên góp tiền để đúc tượng Phật.
Gia đình bà Minh thường làm việc từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thấy có nhà sư ở chùa thiêng tại Nam Định đi quyên tiền đúc tượng Phật đã ủng hộ ngay và nhận được lời hứa tên của thí chủ sẽ được khắc vào tượng để phát tâm công đức. Sau khi xem một số giấy tờ, thư ngỏ có dấu của nhà chùa, bà Minh đóng góp tới hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi đóng góp tiền và không thấy “nhà sư” hồi âm về kết quả đúc tượng Phật, bà Minh sinh nghi đã trình báo cơ quan công an.
“Sở dĩ nhiều người bị hại mắc bẫy 2 đối tượng lừa đảo vì đa số họ đều tin vào tâm linh và có gia cảnh éo le. Mặt khác, Quỳnh và Thành cũng liên tục thay đổi địa bàn, quy luật hoạt động để tránh sự phát hiện của bị hại và cơ quan công an. Sau khi lừa được tiền của bị hại, các đối tượng thay đổi mục tiêu gây án và xóa sạch mọi dấu vết” – Thượng tá Đỗ Xuân Tiến cho biết thêm và cảnh báo những người dân muốn công đức cho nhà chùa, cần liên hệ với những cơ sở có uy tín hoặc trực tiếp đến các ngôi chùa để thực hiện tâm đức, tránh rơi vào những cái bẫy của tội phạm.
Đề nghị ai phát hiện hoạt động nghi có dấu hiệu giả sư đi lừa đảo, báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc các đơn vị chức năng đảm bảo ANTT trên địa bàn để kịp thời vạch mặt những kẻ lợi dụng niềm tin của người dân để lừa đảo.
Theo_An ninh thủ đô
Bị "141" bắt giữ sau 5 phút gây án
Đêm 20-1, tổ công tác Y13/141, CATP Hà Nội trong quá trình làm nhiệm vụ trước khu vực cổng Bến xe khách Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phát hiện 2 nam thanh niên điều khiển xe máy lưu thông với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
ảnh minh họa
Nhìn thấy CSGT ở phía trước, nam thanh niên điều khiển xe máy định quay đầu bỏ chạy, song các trinh sát hình sự đã áp sát, khiến người này buộc phải đưa xe về chốt để kiểm tra. Lúc này, nam thanh niên ngồi sau bí mật vứt nhanh một bộ vam phá khóa vào vệ cỏ ven đường hòng phi tang, nhưng đã bị lực lượng 141 phát hiện, thu giữ.
Tại chốt, qua kiểm tra hành chính, tổ công tác tìm thấy một chiếc điện thoại di động cảm ứng. Ban đầu, nam thanh niên khăng khăng nói điện thoại là của mình nhưng lại không biết mật khẩu mở máy. Nhận định chiếc điện thoại rất có thể là tài sản các đối tượng vừa cướp được, chỉ huy tổ công tác đã khai thác "nóng".
Sau vài phút, 2 đối tượng phải khai nhận cách đó 5 phút đã cướp giật chiếc điện thoại di động trên của một người đi đường ở ngã tư Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội rồi bỏ chạy xuống khu vực Bến xe khách Mỹ Đình tiếp tục "tăm tia" tìm sơ hở của người đi đường để trộm cướp tài sản.
Danh tính các đối tượng được làm rõ là Nguyễn Ái Việt (23 tuổi, có 2 tiền án) và Nguyễn Ngọc Khánh (18 tuổi), cùng ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Cả hai không nghề nghiệp, sống lang thang ở Hà Nội và thường xuyên rủ nhau dùng xe máy đi trộm cắp tài sản.
Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra mở rộng.
Theo_An ninh thủ đô
Ai được truy đuổi người vi phạm giao thông? Dân phòng, dân quân, bảo vệ dân phố, công dân, thậm chí cảnh sát giao thông, có được phép truy đuổi người vi phạm giao thông? Vừa qua, Báo Người Lao Động nhận được đơn xin cứu xét của gia đình bị cáo Vũ Nguyễn Trường Thiên (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về việc Thiên bị TAND tỉnh Bình Dương tuyên...