Chiêu trò kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt tiền bị lật tẩy như thế nào?
Với chiêu trò kêu gọi từ thiện, đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt của nhiều nhà hảo tâm với số tiền ban đầu lên tới hơn 500 triệu đồng.
Tuy nhiên hành vi phạm tội này vừa bị Công an Hải Phòng lật tẩy.
Chiêu trò lập nhiều tài khoản Facebook giả mạo để kêu gọi từ thiện rồi chiếm đoạt tiền để tiêu xài, trả nợ của Trần Văn Mạnh (áo đen) vừa bị lật tẩy (Ảnh: Công an cung cấp).
Kêu gọi từ thiện rồi chiếm đoạt tiền để tiêu xài và trả nợ
Cơ quan điều tra, Công an TP Hải Phòng đang tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án, đồng thời kêu gọi những ai là bị hại trong vụ Trần Văn Mạnh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc kêu gọi từ thiện” liên hệ với Phòng CSHS (Đội 6) để trình báo, giải quyết theo quy định.
Trước đó, ngày 29/10, cơ quan CSĐT – Công an TP Hải Phòng đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh tạm giam đối với Trần Văn Mạnh (SN 1996, ở Hòa Nghĩa, Dương Kinh, TP Hải Phòng) về tội ” lừa đảo chiếm đoạt tài sản), theo Điều 174 BLHS.
Theo tài liệu từ cơ quan Công an, vào khoảng tháng 9/2019, Mạnh thấy trên mạng xã hội rất nhiều người viết bài kêu gọi ủng hộ từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Trong khi bản thân đang gặp khó khăn về tài chính, vay nợ không có khả năng trả nên Mạnh nảy sinh ý định kêu gọi từ thiện để có tiền trang trải cuộc sống và trả nợ.
Mạnh sử dụng điện thoại cá nhân lập nhiều tài khoản Facebook giả rồi tìm kiếm và sao chép các bài viết trên Facebook có nội dung kêu gọi từ thiện của người khác để biên soạn, chỉnh sửa và ghép tài khoản ngân hàng của cá nhân để nhận tiền ở cuối các bài viết.
Sau đó Mạnh sử dụng các tài khoản Facebook giả đã lập đăng bài viết để kêu gọi từ thiện.
Video đang HOT
Để bài viết của bản thân thu hút nhiều người, Mạnh đã lập nhiều tài khoản giả mang tên người khác, tích cực kết bạn và tham gia vào nhiều hội, nhóm. Sau đó thoải mái đăng bài vào các trang cá nhân và hội, nhóm này.
Đặc biệt, để gây dựng niềm tin cho các nhà hảo tâm, qua đó sẽ tin tưởng và ủng hộ nhiều hơn, Mạnh còn lập Facebook, đăng nhiều bài viết liên quan đến “Phật giáo”, Thiên chúa giáo” để thể hiện bản thân là người hướng thiện.
Các tài khoản Facebook Mạnh sử dụng điện thoại đăng nhập mang tên: “Thúy Phương”, “An Bình”, “Văn Mạnh Văn”, Fanpage “Quỹ Từ Thiện Cộng Đồng” đều sử dụng để đăng bài vào mục đích kêu gọi từ thiện.
Sau khi bị bắt, Mạnh khai nhận, từ khi thực hiện hành vi kêu gọi từ thiện đến nay đã lừa đảo chiếm đoạt được khoảng trên 500 triệu đồng và đã sử dụng vào chi tiêu cá nhân cũng như trả nợ hết.
Xác lập chuyên án đấu tranh, lật tẩy chiêu trò lừa đảo
Ngày 19/10, Phòng CSHS, Công an TP Hải Phòng nhận được đơn tố giác tội phạm của anh Bùi Nam Anh (SN 1995, ở phường Đông Khê, quận Ngô Quyền) trình báo về việc bị một đối tượng lợi dụng việc kêu gọi quyên góp làm từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Theo đó, ngày 2/7, thông qua mạng xã hộ Facebook “Quỹ từ thiện cộng đồng”, anh Nam Anh thấy có bài viết kêu gọi ủng hộ từ thiện cho anh Vương Văn Nam ở Hoa Thành, Diễn Châu, Nghệ An bị cụt cả hai chân và đang chuẩn bị làm phẫu thuật nhưng hoàn cảnh khó khăn. Phía cuối bài viết này cũng để lại số tài khoản 0031000353564 được mở tại ngân hàng Vietcombank với tên chủ tài khoản là Trần Văn Mạnh để nhận tiền từ thiện.
Cảm thông trước hoàn cảnh của anh Vương Văn Nam, anh Bùi Nam Anh đã quyết định chuyển 1.000.000 đồng từ tài khoản cá nhân của mình vào tài khoản mang tên Trần Văn Mạnh để ủng hộ anh Nam.
Đến ngày 4/7, anh Bùi Nam Anh tiếp tục thấy bài viết của tài khoản tên “Thúy Phương” đăng bài kêu gọi ủng hộ cho cháu Vũ Hoàng Hải (ở Tứ Kỳ, Hải Dương) bị bỏng nặng với số tài khoản để lại cuối bài cũng là số tài khoản mang tên Trần Văn Mạnh nên đã chuyển tiếp 1.000.000 đồng vào tài khoản này.
Sau khi chuyển tiền, anh Bùi Nam Anh phát hiện trên mạng xã hội Facebook có một số bài viết “bóc phốt” chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện của chủ tài khoản mang tên Trần Văn Mạnh nên đã đến trình báo với cơ quan Công an.
Từ nguồn tin trên, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố đã chỉ đạo Đội 6 (Đội hướng dẫn điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài) vào cuộc, tổ chức xác minh, làm rõ.
Quá trình xác minh và sao kê tài khoản ngân hàng mang tên Trần Văn Mạnh, phát hiện có nhiều giao dịch nghi vấn, mở rộng điều tra Cơ quan điều tra xác định đã có nhiều bị hại bị lừa đảo chiếm đoạt tiền với cùng hình thức như anh Bùi Nam Anh.
Căn cứ tài liệu ban đầu, Phòng CSHS, Công an thành phố xác lập chuyên án 721L để đấu tranh làm rõ.
Được sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cục An ninh mạng (A05), Bộ Công an; Giám đốc Công an thành phố, ngày 22/10, Phòng CSHS tiến hành áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và truy bắt được đối tượng có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức kêu gọi ủng hộ từ thiện trên mạng xã hội Facebook gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đối tượng này chính là Trần Văn Mạnh.
Tại cơ quan điều tra, trước những tài liệu, chứng cứ cơ quan điều tra đã thu thập, Trần Văn Mạnh khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Xuất hiện đơn tố cáo ca sĩ Thủy Tiên: Luật sư nêu những khả năng có thể xảy ra
Theo luật sư Cường, trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện, nếu sử dụng trái phép số tiền từ 4 triệu đồng trở lên thì người đứng ra kêu gọi quyên góp, tiếp nhận tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 BLHS.
Ngày 7/10, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM đã chuyển đơn tố cáo ca sĩ Thuỷ Tiên liên quan tới hoạt động quyên góp từ thiện, lên Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC01), Công an TP.HCM để xem xét và giải quyết theo quy định.
Cụ thể, khoảng tháng 9/2021, Phòng PC02, Công an TP.HCM tiếp nhận đơn của bà N.T.O.P. (ngụ tại TP.HCM) tố cáo bà Trần Thị Thuỷ Tiên (tức ca sĩ Thuỷ Tiên, SN 1985, trú quận 7, TP.HCM) có hành vi vi phạm pháp luật, khuất tất trong việc giải ngân số tiền kêu gọi quyên góp cứu trợ người dân bão lụt vào tháng 10/2020.
Từ vụ việc trên, Tiến sĩ Luật Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp) nhận định, nếu cơ quan điều tra thu thập đầy đủ các thông tin tài liệu và có căn cứ xác định người quyên góp từ thiện đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt số tiền từ 4.000.000 đồng trở lên thì sẽ khởi tố vụ án hình sự.
Tiến sĩ Cường nêu, theo quy định của pháp luật, hoạt động kêu gọi người khác góp tiền để thực hiện từ thiện là quan hệ dân sự. Mối quan hệ giữa người có tài sản với người hưởng thụ là quan hệ tặng cho tài sản, việc tặng cho này không trực tiếp mà thông qua người trung gian là người đứng ra kêu gọi, tiếp nhận, phân phát tiền.
"Người trung gian này được xác định là người nhận ủy quyền và thực hiện công việc theo nội dung ủy quyền bằng miệng, hoặc bằng văn bản điện tử với những người đã góp tiền. Tất cả những người góp tiền cho người kêu gọi là góp để ủng hộ cho đồng bào lũ lụt chứ không phải để cho người đứng ra kêu gọi", luật sư Cường phân tích.
Nữ ca sĩ đi làm từ thiện. Ảnh: FB.
Chính vì thế, luật sư Cường cho rằng căn cứ vào nội dung kêu gọi từ thiện, phản hồi từ phía các nhà hảo tâm, cơ quan điều tra sẽ xác định những người đứng ra kêu gọi quyên góp không được phép sử dụng số tiền này sai mục đích, không được phép biến số tiền thành tài sản riêng của mình.
Bởi vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện, nếu sử dụng trái phép số tiền này từ 4.000.000 đồng trở lên thì người đứng ra kêu gọi quyên góp, tiếp nhận tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 Bộ luật Hình sự về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Với vụ việc có người tố cáo Thủy Tiên, ông Cường cho hay, cơ quan điều tra sẽ làm rõ những vấn liên quan như: Tổng tiền nữ ca sĩ đứng ra kêu gọi quyên góp nhận được là bao nhiêu, nhận của những ai? Nội dung thỏa thuận về chuyển số tiền này để làm gì, thời gian và phương thức thực hiện hoạt động từ thiện được các bên thỏa thuận như thế nào? Làm rõ số tiền này đã rút ra khỏi tài khoản ngân hàng hay chưa, rút ra khi nào, những chứng cứ cho thấy số tiền này đã được sử dụng vào hoạt động từ thiện đúng như cam kết ban đầu hay không?".
Một vấn đề quan trọng để chứng minh có hành vi chiếm đoạt hay không là làm rõ những số tiền trong tài khoản có bị chuyển đi nơi khác, có tiếp nhận bằng những tài khoản khác không. Làm rõ những chứng cứ tài liệu mà người đứng ra kêu gọi từ thiện đã công khai trước công chúng liệu có giả mạo?
Mặt khác, Tiến sĩ Luật Đặng Văn Cường cho hay, nếu người đứng ra tố cáo Thủy Tiên tố sai hoặc vô căn cứ thì phải chịu các chế tài xử phạt theo đúng quy định về hành vi "vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm và bôi nhọ người khác".
Hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ thiện bị xử phạt ra sao? "Làm giả giấy tờ của cơ quan hoặc tổ chức khác sẽ bị xử lý hành chính và hình sự", luật sư Trần Hữu Khôi nhấn mạnh. Thời gian vừa qua, những ồn ào xoay quanh câu chuyện nghệ sĩ sao kê tiền từ thiện khiến cộng đồng mạng không ngừng dậy sóng. Đặc biệt, không ít ý kiến bày tỏ sự nghi...