Chiêu trò câu like, sống ảo đang gây ra hệ lụy hết sức đau lòng
Bên cạnh những mặt tích cực đáng khích lệ thì mạng xã hội cũng mang lại những hệ lụy đau lòng, nhức nhối.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo thống kê hiện nước ta có khoảng 48 triệu tài khoản Facebook và hơn 30 triệu người online Facebook mỗi ngày. Phần lớn đối tượng sử dụng mạng xã hội là giới trẻ.
Không khó để nhận ra, mạng xã hội đã và đang trở thành thói quen như ăn cơm, uống nước hằng ngày với đại đa số giới trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đáng khích lệ thì mạng xã hội cũng mang lại những hệ lụy đau lòng, biến tướng.
Chúng ta hẳn còn nhớ một thời gian, cộng đồng mạng rộ lên trào lưu “nói là làm”, “đủ like là làm” với các cách thức vô cùng điên rồ. Hay như các clip học sinh đánh nhau được quay chi tiết rồi đăng tải lên mạng để câu like như một chiến tích…
Trong đó phải nhắc đến câu chuyện một nữ sinh 13 tuổi ở Khánh Hòa viết dòng trạng thái: “Nếu đủ 1000 likes sẽ châm lửa đốt trường”.
Nữ sinh tẩm xăng đốt trường bị bỏng hai chân. Ảnh: Zing
Theo lời kể của cô gái trong vụ việc, chia sẻ của cô xuất phát từ cảm xúc buồn và không hề nghĩ sẽ đủ 1.000 like (lượt thích).
Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, status đó đã vượt 1.000 like khiến cô gái lo sợ, tìm cách lẩn trốn bạn bè. Song cô bị bạn bè ép buộc phải thực hiện lời tuyên bố, thậm chí bạn bè còn mua xăng đưa tận tay để cô đốt trường. Cô gái sau đó bị bỏng nặng đôi chân và điều trị một thời gian dài mới có thể hồi phục sức khỏe.
Nhưng có những trường hợp đau lòng khác, không được may mắn như vậy. Không ít bạn trẻ đã tìm đến cái chết chỉ vì không chịu nổi áp lực khi hình ảnh của mình bị tung lên mạng xã hội.
Video đang HOT
Cái chết của cô gái N.T.A.T (15 tuổi, ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai) là ví dụ điển hình. T và bạn trai yêu nhau hơn 1 năm. Giữa hai người phát sinh mâu thuẫn, bạn trai của T đã phát tán đoạn clip mặn nồng của hai người lên mạng xã hội.
Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, clip của T. và bạn trai được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ với hàng trăm nghìn lượt like cùng những lời bình luận ác ý của cư dân Facebook.
Không chịu đựng được những lời bình luận ác ý đó, T đã tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ.
Hay cách đây gần 1 năm, dư luận vô cùng phẫn nộ trước sự việc em Bùi Quang Huy (sinh năm 2000), Trường THCS Âu Lạc (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) treo cổ tự tử tại nhà sau khi bị chăn đánh, băt quy lay xin tha trươc công trương va tung clip lên mang.
Hình ảnh Huy bị bạn làm nhục, bắt quỳ gối trước cổng trường ắt ra từ clip. Ảnh: zing
Một ngày sau khi bị đánh, Huy kêu đau đầu. Gia đình lập tức đưa em vào viện theo dõi chấn động não. Trong thời gian nằm viện, mỗi lần xem lại clip mình bị hành hung Huy rất sốc.
Clip ghi lại vụ hành hung Huy được lan truyền với tốc độ chóng mặt, mỗi nút bấm like hay chia sẻ của cư dân mạng như khoáy sâu vào trái tim cậu học trò.
Và chỉ một ngày sau khi ra viện em đã dùng cách treo cổ để giải thoát khỏi áp lực, khủng hoảng.
Chuyện của Huy không phải cá biệt, nhiều trường hợp nữ sinh bị hành hung như vụ việc nữ sinh V.N.T.U (SN 2001) ở TP. HCM xảy ra hồi tháng 8/2016.
Cô bị một nhóm người đánh hội đồng rồi ghi hình tung lên mạng. Nhóm người này liên tiếp đánh đấm, dùng dép tát vào mặt và kéo lê tóc cô giữa đường.
V.N.T.U bị nhóm bạn hành hung, bắt liếm chân cắt từ clip. Ảnh: Dân trí
Đỉnh điểm của đoạn clip dài hơn 2 phút khiến cộng đồng mạng dậy sóng là V.N.T.U bị bắt phải liếm chân bạn mới tha cho về…
Sự việc khiến cô nữ sinh bị hoảng lọan, trầm cảm và phải điều trị sang chấn về mặt tinh thần do vụ hành hung gây ra.
Đoạn clip này cũng cho thấy sự vô cảm của nhiều người khi chứng kiến cô nữ sinh bị đánh nhưng không hề chạy vào can ngăn, giúp đỡ cô bé.
Có thể thấy, những chiêu trò câu like, sống ảo đang gây ra hệ lụy hết sức đau lòng mà người hứng chịu không ai khác chính là những người trẻ.
Những nỗi đau thương tâm của các cô cậu học trò kể trên chỉ là con số ít trong vô vàn những sự việc đã xảy ra trong vài năm trở lại đây.
“Liệu chúng ta đang sử dụng mạng xã hội như công cụ phục vụ cuộc sống hay chính mạng xã hội đang điều khiển chúng ta” là câu hỏi nhức nhối với không ít người. Nó đòi hỏi mỗi chúng ta trước khi định bấm like, share hay bày tỏ ý kiến về vấn đề gì đó cần phải hết sức tỉnh táo.
Theo Vietnamnet
Băn khoăn điểm thi lệch xa điểm học bạ
Quy chế xét điểm tốt nghiệp là có tính điểm học bạ lớp 12, nên có em khi đi thi chỉ cần 2.0 điểm là đậu tốt nghiệp nếu điểm học bạ được 8.0.
Thí sinh dự thi môn khoa học xã hội kỳ thi THPT quốc gia 2018 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm kỳ thi THPT quốc gia 2018, nhiều giáo viên bày tỏ băn khoăn, lo lắng.
Theo một giáo viên môn vật lý ở quận 1, TP.HCM, kỳ thi THPT quốc gia có hai mục tiêu, trong đó mục tiêu 1 là đánh giá học sinh sau 12 năm học để xét tốt nghiệp cho các em. Nhưng phổ điểm năm nay có khá nhiều môn tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình chỉ trên dưới 50%.
Một kỳ thi mà chỉ có 50% thí sinh trên trung bình, tức là chỉ có 50% học sinh có thể tốt nghiệp THPT, như vậy là không ổn.
Tuy nhiên, quy chế xét điểm tốt nghiệp là có tính điểm học bạ lớp 12 nên giải quyết được vấn đề trên: học sinh thi điểm dưới trung bình nhưng nhờ điểm học bạ kéo lại nên các tỉnh, thành vẫn đạt hơn 98% tốt nghiệp THPT.
Thế nhưng, lúc này lại xảy ra một hệ lụy: điểm số trong học bạ và điểm thiTHPT quốc gia chênh lệch nhau nhiều quá. Có em điểm học bạ 8.0 khi đi thi chỉ cần 2.0 điểm là đậu tốt nghiệp. Và sự gian dối trong việc đánh giá học sinh ở nhà trường phổ thông sẽ ngày càng tăng lên nếu các địa phương muốn giữ tỉ lệ tốt nghiệp.
Cũng theo giáo viên này, phổ điểm năm nay quá dốc, từ đỉnh xuống hai bên giảm rất nhanh. "Tôi e rằng sẽ gây nhiều khó khăn cho nhà trường trong năm học tới, các học sinh sẽ đi luyện thi nhiều hơn để học cách giải quyết những câu khó trong đề thi", vị này nói.
Thầy Nguyễn Tác Tuấn Ngọc, tổ trưởng Tổ Toán, Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM, cũng băn khoăn: "Với phổ điểm môn toán quá thấp như năm nay, tôi cảm thấy hơi hoang mang, năm học tới, chúng tôi phải dạy như thế nào để đáp ứng yêu cầu của đề thi?".
"Mặc dù giáo viên rất cố gắng nhưng qua phổ điểm thấp như vậy, giáo viên nào cũng sẽ có tự trọng tự ái nghề nghiệp, mặc dù lỗi không phải do giáo viên. Như vậy, qua phổ điểm này chúng ta cũng cần nhìn lại về kỳ thi khách quan, toàn diện", thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An chia sẻ.
Theo tuoitre.vn
Quên hết đi, hy vọng nay còn đâu? Kí ức của những ngày hôm qua, có thể sẽ rất đẹp, cũng tồn tại cả những đau thương. Bây giờ cũng không còn gì để hy vọng nữa vậy nhớ để làm gì? Sao không học cách quên, quên hết cho lòng nhẹ hơn. ảnh minh họa Có lẽ, đã đến lúc cho mọi chuyện lắng xuống rồi. Có lẽ, đã đến...