Chiếu tia plasma sau sinh – phương pháp giảm đau, nhanh lành vết mổ đẻ mẹ bầu đã biết chưa?
Không chỉ giúp bớt đau đớn, vết thương nhanh liền sẹo mà điều đáng quan tâm nữa của việc chiếu tia plasma sau sinh là nó không ảnh hưởng đến việc tiết sữa của sản phụ.
“Sinh ở viện đấy có dịch vụ chiếu tia plasma không các mẹ?”, ấy là câu hỏi quen thuộc và là một trong những mối quan tâm của các sản phụ khi lựa chọn bệnh viện để sinh con trong thời gian gần đây.
Bên cạnh các mũi giảm đau trong quá trình sinh thường, sinh mổ thì hiện nay, nhiều bệnh viện và khoa phụ sản còn áp dụng kĩ thuật chiếu tia plasma giúp vết thương sau khi sinh nhanh lành. Với nhiều sản phụ, đây vẫn còn là dịch vụ mới mẻ, ít được biết đến. Vấn đề các mẹ quan tâm là việcchiếu tia plasma có mang lại hiệu quả thực sự và có gây ra tác dụng phụ nào hay không?
Công nghệ điều trị vết thương sau sinh bằng tia plasma lạnh là gì?
Điều trị vết thương sau sinh bằng plasma lạnh là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay, giúp giảm đau, nhanh liền sẹo và không ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ.
Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, bên cạnh 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Các tia plasma có tác dụng kích thích sản sinh các hoạt chất sinh học chứa oxy, nito, tia UV-A… giúp cơ thể dễ dàng tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến cấu trúc xung quanh.
Bên cạnh đó, tia plasma còn có tác dụng kích thích sản xuất ra NO, chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các tế bào sừng và nguyên bào sợi để tái tạo biểu mô và hình thành mạch mới. Nhờ đó, các vết thương được điều trị bằng plasma lạnh nhanh hồi phục, biểu bì mọc tốt, giảm để lại sẹo.
Chiếu tia plasma áp dụng cả trong sinh thường và sinh mổ (Ảnh minh họa).
Theo Ths.Bs Đỗ Thị Thu Hiền – trưởng khoa sản A3, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: Tia plasma lạnh không chỉ diệt khuẩn, mà còn kích thích vết thương tăng sinh tổ chức hạt, tăng tốc độ biểu mô hóa, giúp vết thương nhanh liền hơn.
Nhờ cơ chế trên, tia plasma được dùng để ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương sau phẫu thuật. Trong lĩnh vực sản phụ khoa, những năm gần đây, tia plasma được ứng dụng trong điều trị vết thương chậm lành như vết mổ đẻ nhiễm khuẩn, vết thương thành bụng sau mổ, vết khâu tầng sinh môn trong sinh thường, tổn thương vùng áp xe vú…
Ngoài ra, việc chiếu tia plasma còn được áp dụng trong điều trị vết mổ chửa ngoài tử cung, phẫu thuật u xơ tử cung hay sau chích nặn áp xe vú.
Đặc biệt, khác với thuốc kháng sinh, tia plasma còn tiêu diệt được bào tử nấm và virus, giúp da tăng sinh để nhanh liền. Phương pháp này rất phù hợp áp dụng với các bà mẹ sau sinh, bởi việc dùng kháng sinh khiến mẹ lâu có sữa. Dùng tia plasma sẽ giúp vết mổ không đau, vận động của mẹ cũng nhẹ nhàng hơn mà lại không ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho con bú.
Chiếu tia plasma hiện đã được áp dụng rộng rãi trong điều trị vết thương sau mổ (Ảnh minh họa).
Ưu điểm của dịch vụ chiếu tia plasma sau sinh:
Video đang HOT
- Tia plasma giúp diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn đa kháng.
- Làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương sau khi sinh mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn sau sinh thường.
- Kích thích tăng sinh tế bào da giúp vết thương nhanh lành.
- Có thể điều trị ngay tại giường bệnh, sản phụ không cần di chuyển, đi lại.
- Thực hiện nhanh chóng, an toàn, không có tác dụng phụ.
- Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng sau sinh thường và sinh mổ.
- Áp dụng cho cả sản phụ sinh thường và sinh mổ.
Tại Hà Nội, dịch vụ chiếu tia plasma giúp giảm đau, nhanh liền vết thương sau sinh đã được áp dụng ở một số bệnh viện như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc…
Theo chia sẻ của các sản phụ đã sử dụng dịch vụ chiếu tia plasma, vết thương sau mổ khô ráo, tránh bị nhiễm trùng vết mổ, cảm giác đau đớn cũng giảm đáng kể. Nhờ đó, sau khi sinh các mẹ có thể nhanh chóng đi lại, vận động mà không gặp nhiều trở ngại từ vết thương.
Giá dịch vụ chiếu tia plasma dao động khoảng từ 200 – 500 nghìn đồng/lần. Mỗi sản phụ khi nằm viện có thể được chỉ định chiếu từ 1 – 4 lần hoặc hơn tùy vào tình hình vết thương. Thông thường, việc chiếu tia plasma lạnh lần thứ nhất được áp dụng sau khi mổ từ 6 – 10 giờ và chu kì chiếu là 1 lần/ngày.
Theo Helino
Kinh nguyệt không đều - Những điều bạn gái cần biết
Kinh nguyệt không đều gây nên nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Cần hiểu rõ kinh nguyệt không đều do đâu và phương pháp điều trị hợp lý.
Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?
Nếu kinh nguyệt của bạn không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là vô kinh thì đó là kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt không đều thường gặp ở những bạn gái độ tuổi dậy thì do nội tiết tố, hoạt động của buồng trứng chưa ổn. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trong 2-3 năm đầu hành kinh.
Ở các chị em trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều mà kéo dài nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu các bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Rối loạn kinh nghiệm có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi
Biểu hiện của kinh nguyệt không đều
Thông thường, một kỳ nguyệt san sẽ kéo dài khoảng 28-30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3-5 ngày. Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều bao gồm:
Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít.
Máu kinh có màu sắc bất thường, máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày. Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít.
Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên (vô kinh thứ phát) hoặc trường hợp chưa bao giờ có kinh (vô kinh nguyên phát).Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi... trong thời kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày là biểu hiện của kinh nguyệt không đều
Tác hại của kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.
Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh...
Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng...
Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.
Nguy cơ vô sinh - hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.
Các nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều
Mang thai
Đang dùng thuốc tránh thai nội tiết
Cho con bú
Tiền mãn kinh
Hội chứng đa nang buồng trứng
Bệnh tuyến giáp
U xơ tử cung
Lạc nội mạc tử cung
Thừa cân
Stress
Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Thuốc tuyến giáp, chống đông máu, trầm cảm, liệu pháp thay thế hormone, đang điều trị ung thư cổ tử cung
Giải pháp điều hòa kinh nguyệt từ Đông Y
Trong Đông Y có những bài thuốc, vị thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp phục hồi sức khỏe sinh lý của nữ giới một cách tự nhiên và an toàn. Hiện nay, bài Đông y thế hệ 2 giúp điều hòa kinh nguyệt được phát triển từ bài thuốc gia truyền hiệu quả của họ Hoàng giúp điều kinh, bổ huyết, sản phẩm được sản xuất tại nhà máy GMP-WHO giúp đảm chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đến tay người dùng
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Choáng với những em bé vừa sinh ra đã có cân nặng bằng trẻ 4 - 5 tháng tuổi Nếu như trẻ bình thường khi mới sinh ra chỉ nặng có 2-3kg, thì những em bé sơ sinh này có trọng lượng phải bằng 3, 4 đứa trẻ cộng lại. Con sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh là một điều tốt, thế nhưng bụ bẫm đến mức có cân nặng khủng như các bé sơ sinh dưới đây thì quả là khó...