Chiêu thức hack tinh vi bằng card đồ họa
Cách tấn công này cho phép hacker vượt qua phần mềm diệt virus.
Thông thường, các phần mềm chống virus chỉ quét mã độc trong bộ lưu trữ RAM của máy tính. Để qua mặt, hacker đã tìm ra cách giấu virus trong RAM của card đồ hoạ, hay VRAM.
Theo Bleeping Computer , PoC, hay bằng chứng cho thấy phương pháp này thật sự hiệu quả được rao bán trên một diễn đàn hacker. Người bán không tiết lộ quá nhiều về cách thức hoạt động của công cụ này. Bài đăng chỉ cho biết rằng mã độc sử dụng bộ nhớ đệm của card đồ hoạ để lưu trữ và chạy mã.
Những CPU từ AMD hay Nvdia đang bị khai thác
Ngoài ra, nhân vật bí ẩn này cho biết đoạn mã chỉ chạy được trên máy tính Windows hỗ trợ ngôn ngữ lập trình OpenCL 2.0 hoặc mới hơn. Họ xác nhận mã chạy thành công đối với GPU Radeon RX 5700 từ AMD, hay GeForce GTX 740M và GTX 1650 từ Nvdia. Các card đồ hoạ như Intel UHD 620/630 cũng bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Bài rao bán được đăng vào ngày 8/8. Tới ngày 25/8, nhóm hacker thông báo họ đã bán được PoC cho người khác.
Ngày 29/8, nhóm nghiên cứu Vx-underground chia sẻ trên Twitter rằng đoạn mã thực thi nhị phân trong không gian bộ nhớ của GPU. Theo bài đăng, họ sẽ sớm thử kỹ thuật hack này công khai cho mọi người xem.
Các thủ thuật hack nhờ vào card đồ họa không còn quá xa lạ. Trước đây, mã nguồn mở JellyFish trên GitHub đã bị tấn công. Nhóm nghiên cứu từ Hy Lạp và đại học Columbia (Mỹ) đã chứng minh được rằng các thủ thuật hack có liên quan đến công nghệ theo dõi bàn phím cùng quyền truy cập trojan từ xa của máy Windows đều khai thác lỗ hổng từ card đồ hoạ.
Công nghệ keylog giúp các hacker đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.
“Những hacker dùng công nghệ nhớ bàn phím sẽ ghi nhớ động tác gõ phím của nạn nhân, sau đó lưu trữ những dữ liệu này vào GPU. Cuối cùng, họ phân tích chúng bằng card đồ hoạ và trục lợi”, nhóm nghiên cứu viết vào năm 2013. Ngoài ra, vào năm 2011, mã độc sử dụng GPU để đào Bitcoin cũng trở nên phổ biến và lây lan khá nhanh.
Dân đào 'bitcoin xanh' bán tháo ổ cứng
Lợi nhuận khai thác tiền mã hóa Chia giảm mạnh khiến nhiều thợ đào tại Việt Nam quyết định thanh lý lỗ ổ cứng để thu hồi vốn.
Trên các cộng đồng đào Chia - tiền mã hoá được ví như "Bitcoin xanh", ổ cứng đang được thanh lý với số lượng lớn. Hoàng Trung, quản lý một hội nhóm hơn 5 nghìn thành viên về khai thác Chia, cho biết: "Giá Chia liên tục đi xuống khiến người dùng buộc phải thanh lý trâu cày, cắt lỗ. Mỗi ngày, số người đăng bán ổ cứng luôn áp đảo người tìm mua. Giá ổ cứng đã giảm hơn một nửa so với hồi tháng 5 nhưng thị trường vẫn ảm đạm".
Ở giai đoạn cao điểm, giá đồng Chia tăng mạnh, thậm chí vào ngày 4/5, giá đã nhân đôi từ 700 USD lên 1.600 USD. Tuy nhiên sau đó, đồng này lao dốc và hiện có giá hơn 200 USD.
Dân buôn, thợ đào "xả hàng" ổ cứng:
"Mình quyết định bán lỗ dàn máy đào mới lắp ba tháng trước dù chưa thu lại vốn. Nếu tiếp tục đào, có thể sẽ thâm hụt sâu hơn vì giá trị đồng Chia vẫn giảm. Ngay cả khi thị trường tiền mã hóa đi lên, Chia vẫn không có dấu hiệu phục hồi", Quang Thuần, một thợ đào tại Đồng Nai, cho biết.
Thuần tham gia thị trường khi cơn sốt Chia đang trên đỉnh. Khi đó, giá một ổ cứng HDD 6 TB có giá khoảng 6,5 triệu đồng, trong khi bình thường chỉ tầm 2 - 4 triệu đồng. "Bây giờ mình thanh lý 2,5 triệu đồng một ổ cứng, nhưng 3 ngày trôi qua vẫn chưa chốt được đơn nào. Với tình hình hiện tại, có thể sẽ phải điều chỉnh giá xuống dưới 2 triệu đồng để chuyển sang đào coin khác", Thuần nói.
Ngoài những thợ đào cá nhân như Thuần, nhiều đầu mối, cửa hàng nhập ổ cứng về bán cũng liên tục xả hàng số lượng lớn. Trên thị trường ổ cứng thanh lý có cả loại mới lẫn cũ. Hàng mới, nguyên tem còn bảo hành là từ các dân buôn, đại lý gom hàng lúc làn sóng đào Chia nở rộ, nhưng giờ không có người mua nên buộc phải thanh lý. Tuy nhiên, giá những ổ cứng này vẫn khá cao do thời điểm nhập hàng đã bị thổi giá.
Hoàng Tuấn, chủ một đại lý kinh doanh thiết bị điện tử tại TP HCM, cho biết sở dĩ ổ cứng khó bán hơn card đồ hoạ đào Bitcoin, Ethereum vì Chia được xem là "sát thủ" của ổ cứng. Việc ghi/xoá liên tục dữ liệu trong quá trình đào khiến tuổi thọ của ổ bị giảm nghiêm trọng. Trung bình, một ổ cứng SSD 1 TB dùng để đào Chia có tuổi thọ khoảng 80 ngày trong khi thời gian dùng bình thường có thể là 10 năm.
"Ổ cứng thanh lý chủ yếu được dùng cho camera an ninh. Một số khác được game thủ tìm mua nếu giá hợp lý. Ngoài ra, thị trường tồn tại một dạng HDD renew do các đầu nậu thu gom ổ cứng cũ, đóng bịch làm mới rồi bán ra thị trường hoặc xuất ngược sang Trung Quốc", Nguyễn Sinh, đại diện một hệ thống tin học tại TP HCM, nói.
Cơn sốt Chia xuất hiện ở Trung Quốc từ tháng 4 và bắt đầu lan ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Không giống các tiền điện tử dùng GPU để giải thuật toán, Chia được khai thác dựa trên thuật toán đồng thuận (PoST), tận dụng không gian trống trên ổ cứng để chạy lệnh đọc/ghi các khối mới trong chuỗi blockchain. Thiết bị lưu trữ trống càng nhiều thì thợ đào nhận về càng nhiều tiền thưởng.
Hiểu một cách đơn giản, Bitcoin, Ethereum được khai thác bằng card đồ hoạ còn Chia được khai thác bằng ổ cứng. Việc vận hành ổ cứng tốn ít điện năng và hạn chế thải ra nhiệt lượng hơn card đồ hoạ, vì vậy Chia được giới chơi tiền điện tử gọi là "Bitcoin xanh".
Chia được thành lập bởi Bram Cohen, người tạo ra BitTorrent - giao thức chia sẻ tài nguyên trên mạng ngang hàng, cho phép tải về những dữ liệu lớn mà không tốn chi phí máy chủ và băng thông mạng. Mục tiêu ban đầu của ông là tạo ra một loại tiền điện tử ít tốn điện năng và thải ra nhiệt năng khi khai thác hơn Bitcoin hay Ethereum.
Card đồ họa 'sốt' trở lại Giá card đồ họa tăng mạnh sau khi Bitcoin quay lại mốc 50.000 USD, khiến người dùng phổ thông không thể tiếp cận sản phẩm. Giá Bitcoin đã tăng 4,2% lên gần 50.440 USD trong phiên giao dịch sáng 23/8. Theo Bloomberg , đây là lần gần nhất trong vòng ba tháng Bitcoin lấy lại mốc trên 50.000 USD. Ngoài những người tham...