Chiều rể quá hóa rể hư
Gia đình chị Nga, chị Uyên chiều chuộng, quý trọng con rể còn hơn cả con đẻ.
Nhất con rể
Từ khi Nga – con gái lớn – lấy chồng, gia đình bác Liên (Hoàng Mai, Hà Nội) còn quan tâm con rể hơn cả con trai.
Ngày cưới Nga, mọi người cứ tấm tắc khen chàng rể đẹp trai, gặp ai cũng tươi cười, niềm nở. Quả thật, đứng bên cạnh Nga, trông hai người không mấy xứng đôi. Chị thấp bé, người gầy gò, đám cưới tổ chức đúng lúc cái thai đã khá to nên nhìn chị ai cũng thấy rõ sự mệt mỏi hiện trên khuôn mặt.
Nhà chẳng mấy rộng rãi, cậu con trai út lại đang học Đại học, song vì Vinh – chồng Nga là dân ngoại tỉnh nên bố mẹ chị đã nhanh chóng ngăn đôi căn gác xép để anh chị có chỗ ở đàng hoàng.
Cưới xong, anh Vinh vẫn chưa xin được việc, suốt ngày nằm nhà. Thương con gái bụng mang dạ chửa đi làm cả ngày, mẹ chị không nỡ để anh chị ăn riêng. Cứ đến bữa mẹ vợ lại gọi anh Vinh xuống ăn hay khi có gì ngon, mẹ lại mang tận lên phòng cho anh. Nấu nướng, giặt giũ hay mọi việc lặt vặt trong nhà, một mình mẹ lo cả.
Nhiều lần ngồi ăn cơm, mẹ chị cũng nhắc khéo anh chịu khó đi tìm việc kiếm đồng ra đồng vào, nay mai còn lo chuyện sinh con đẻ cái, anh tiếp lời ngay: “Con tìm suốt đấy mẹ ạ. Nhưng đợt này kinh tế khó khăn, hơn nữa con cũng muốn tìm công việc tử tế, ổn định không phải nay làm, mai nghỉ thì thiệt mình lắm”. Thấy con rể nói phải nên mẹ vợ cũng không giục giã nhiều, sợ anh sốt ruột.
Ngày con gái sắp sinh, mẹ chị lấy lại căn phòng cho thuê cạnh nhà để hai vợ chồng chị dọn sang ở cho rộng rãi. Bố mẹ chị cũng tính cho luôn hai vợ chồng mảnh đất đó, khi nào có điều kiện anh chị sẽ xây nhà sau. Tính là ở riêng nhưng ăn uống, sinh hoạt, anh chị vẫn sang nhà mẹ.
Thấy ông bà thông gia hết lòng quan tâm, chăm lo cho hai vợ chồng, bố mẹ anh Vinh ở quê luôn tự hào rằng nhà mình có phúc nên “thằng Vinh mới lấy được vợ Hà Nội, nhà vợ tốt bụng lại còn cho cả đất đai đàng hoàng”.
Giống như chị Nga, nhà chị Uyên (Hà Đông, Hà Nội) cũng chiều con rể ra mặt.
Số là nhà chị có tới 4 anh chị em nhưng không ai đỗ đại học, anh Sang – chồng chị chưa đầy 30 tuổi đã bảo vệ xong thạc sĩ nên mọi người vô cùng ngưỡng mộ. Có được anh con rể khéo léo, giỏi giang lại hợp cạ, có món gì ngon bố chị lại gọi ngay con rể về làm chén rượu.
Những dịp cuối tuần, lễ tết, bố chị chỉ đợi anhh rể quý về để cả nhà tụ tập, liên hoan. Bất cứ việc lớn, việc bé trong nhà, cả gia đình chị đều tham khảo ý kiến anh Sang bởi cho rằng anh là người học rộng, biết nhiều nên sẽ có quyết định đúng đắn nhất.
Anh Sang vốn tính nhiệt tình, luôn chu đáo với vợ con, không phân biệt bên nội, bên ngoại. Tất cả các ngày giỗ tết, anh luôn thu xếp công việc về với gia đình hai bên đầy đủ. Những ngày ấy, gia đình chị Nga càng được dịp “nở mày nở mặt” với họ hàng, lối xóm.
Video đang HOT
Được chiều chuộng, chăm lo hết lòng nhưng anh Vinh còn giở giọng cáu gắt với cả mẹ vợ (ảnh minh họa)
Con rể “lên mặt” với cả nhà vợ
Được gia đình nhà vợ lo toan từ bữa ăn đến chuyện chăm con rồi nhà cửa, anh Vinh cứ ung dung ỷ lại mọi việc. Cả ngày, anh chỉ ôm khư khư cái máy tính chơi game. Mẹ chị Nga thấy con rể tối ngày trong phòng lại tưởng anh bận làm việc và tìm kiếm chỗ làm mới nên không dám quấy rầy.
Đặc biệt từ ngày hai vợ chồng chuyển sang căn phòng bên cạnh, anh Vinh càng tự do hơn. Kể cả khi chị Nga sinh con, mọi việc đã có mẹ vợ lo, anh chẳng phải động chân động tay làm gì. Hai năm sau khi cưới vợ, công việc của anh vẫn phập phù không đâu vào đâu. Cứ vài tháng đi làm, anh lại nghỉ việc, thời gian rảnh rỗi ở nhà, anh chỉ chũi mũi vào game.
Vài lần chị Nga góp ý, anh ít chơi hơn chút ít nhưng bởi anh đã “nướng” không biết bao nhiêu tiền vào game nên cứ thua anh lại cay cú muốn gỡ, khi thắng thì anh muốn thắng thêm.
Thời gian đầu, anh chỉ lười làm việc nhà, nhưng sau, khi đang chơi game mà vợ và mẹ vợ nhắc nhở, anh sinh ra cáu gắt. Mình chị Nga đi làm không đủ chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, thành ra suốt mấy năm trời, mẹ chị vừa trở thành người giúp việc không công, lại vừa phải nuôi hai mẹ con chị Nga cùng cậu con rể “quý”.
Trường hợp của anh Sang còn tệ hại hơn. Anh nghiễm nhiên được tôn sùng như thành viên vip của gia đình nhà vợ. Mấy đứa em đang học trung cấp, cao đẳng, mỗi lần gặp anh rể đều được kéo xuống ngồi giáo huấn một bài dài. Khổ nỗi các bài giáo huấn lần nào cũng giống lần nào, khi thì “các em phải phấn đấu mà học lên, giờ cả xã hội người ta bằng nọ, cấp kia, cứ lẹt đẹt ở cái trường ấy thì bao giờ mới dám ngẩng mặt lên với đời”; khi lại “phải học rộng, biết nhiều, ra ngoài va vấp xã hội dần đi. Bọn em kém lắm”…
Đến khi gia đình chị Uyên xây lại nhà, bố vợ có tham khảo ý kiến anh về hướng nhà và cách bố trí các phòng, anh được dịp trổ tài phong thủy. Anh Sang khăng khăng cho rằng nếu xây nhà quay ra đường là hướng xấu, hướng chính phải quay sang mặt ao, nhà phải xây đủ 3 tầng, 6 phòng để khi con cái về có chỗ ở đàng hoàng.
Giá như có điều kiện đã đành, đằng này kinh tế gia đình chị Uyên có dư dả là bao, căn nhà cũ sập sệ quá nên bố chị mới quyết định xây lại nhưng chỉ tính xây nhỏ gọn và đơn giản thôi. “Cả dãy phố nhà nào cũng quay mặt ra đường, chẳng lẽ nhà mình “chơi trội” chuyển hướng”, nghĩ vậy, bố chị không đồng tình ý kiến anh Sang.
Ông cũng lựa lời nói vì sợ con rể phật ý, nhưng vừa lên tiếng, anh Sang đã dỗi ngay: “Đấy nhé, con đã góp ý mà bố mẹ không theo, sau làm nhà xong mà làm ăn không ra gì thì đừng gọi con”.
Theo afamily
Ở rể thì đàn ông nhục, còn vợ sẽ sinh hư
Nhiều người đàn ông cứ lấy hoàn cảnh khó khăn của mình ra để ngụy biện cho việc ở rể. Riêng tôi, đàn ông ở rể vừa nhục và sớm muộn gì thì vợ cũng sẽ sinh hư, quen thói dựa dẫm vào bố mẹ.
Thân chào bạn Dung - Tác giả bài viết "Nỗi lòng khó nói khi có chồng ở rể" và các bạn độc giả của chuyên mục!
Tôi là một người xuất thân từ gia đình nông dân nghèo khó. Tôi ra Hà Nội học và bám trụ lại ở đất phồn hoa này. Tôi làm trong ngành công nghệ thông tin, lương tháng gần hai chục triệu. Dù thế, đi làm 5 năm, tôi tiết kiệm vẫn chẳng đủ mua 1 căn nhà riêng ở thành phố đắt đỏ.
Vợ tôi - Liên là gái Hà Nội chính gốc. Bố mẹ cô ấy không giàu nhưng cũng có 1 căn nhà rộng rãi 3 tầng thoáng mát. Lúc chúng tôi chuẩn bị cưới, bố mẹ Liên có đề nghị tôi về ở rể. Ông bà sợ con gái tiểu thư phải khổ sở khi thuê nhà ở ngoài.
Tôi do dự. Vợ tôi cũng mè nheo, tìm mọi cách để thuyết phục. Nào là tiết kiệm được tiền thuê nhà lại đỡ phải lo lắng việc nhà vì có bố mẹ hầu hạ. Nhưng dù em dùng chiêu nào đi nữa, tôi cũng không nản lòng, quyết chí không làm "chó chui gầm chạn".
Một phần tôi không muốn ở nhà vợ là vì sợ em lười nhác, phụ thuộc vào mẹ. Con gái thời nay, đặc biệt là con gái thành phố được bố mẹ cưng như trứng mỏng. Vì thế, cứ nghĩ đến việc nhà là các em lại ngại.
Chính mẹ vợ tôi sợ con gái vụng về không chăm lo được cho gia đình nên cứ níu kéo con rể về nhà ở cùng. Nhưng tôi không chấp nhận. Thà tôi chịu ăn cơm khét, thịt nát 1 thời gian còn hơn để vợ tôi cả đời đến cơm cũng chẳng biết cắm.
Nhiều lúc, tôi cũng không hiểu các bà mẹ thành phố dạy con gái kiểu gì. Chẳng phải nhà giàu có gì mà cứ như công chúa. Hầu con cả đời đến lúc con đi lấy chồng còn xót xa muốn con ở cùng để tiện hầu hạ. Tôi cũng thật bó tay!
Tôi biết, bố mẹ vợ nhanh chóng đồng ý cho tôi lấy Liên cũng chỉ vì tôi là thằng nhà quê, không có nhà nên ông bà nghĩ sẽ dễ dàng dụ tôi về ở rể. Khi nhận được sự từ chối từ tôi, mẹ vợ có vẻ buồn lắm. Tôi biết bà thương con, nhưng thương kiểu ấy thì không thể chấp nhận được.
Lí do thứ 2 tôi không đồng ý đó là vì tôi sợ vợ và bố mẹ em sẽ như gia đình của bạn Dung đây. Đọc tâm sự của bạn nói là bố mẹ bạn thích ăn cá, còn chồng bạn thì ghét ăn món đó cay đắng. Vậy mà bạn vẫn chăm chăm chỉ nấu cho bố mà không thèm nghĩ tới chồng.
Bố mẹ bạn là tuýp người không văn hóa, ghê gớm. Chồng bạn ở rể vì thương bạn, thương 2 cụ côi cút. Thế mà bố mẹ bạn còn xếch mé, nói xấu, làm nhục con rể trước mặt bạn bè, rồi gọi cháu chắt đến dọa đánh. Bạn đã không biết khuyên giải bố mẹ thì thôi, lại còn hùa nhau vào bênh. Tôi mà là chồng bạn, tôi li dị lâu rồi.
Tuy bố mẹ vợ tôi tri thức, không có kiểu ghê gớm như gia đình bạn, nhưng tôi cũng đã lường trước tình huống bị cô lập nếu về ở rể trong gia đình nhà vợ. "Dâu con, rể khách", có chuyện gì xảy ra, ông bà lại sẵn sàng to tiếng với con rể và bênh con gái. Lúc đó dù ức cũng chẳng lẽ lao vào cãi cọ với hai cụ già.
Mà tôi cũng ghét nhất bị người khác xen vào cuộc sống riêng tư vợ chồng. Nhất là mẹ vợ tôi còn có tính hay tọc mạch. Từ thời chúng tôi yêu nhau, Liên có thói quen kể mọi chuyện cho mẹ đẻ. Không ít lần bà gọi điện cho tôi phàn nàn vì làm tổn thương con gái mẹ.
Tôi phải dọa chia tay, Liên mới bỏ được thói xấu đấy. Nghĩ tới cảnh ở chung bị mẹ vợ dòm ngó, tôi rùng mình nổi hết cả da gà.
Các cụ ta có câu "Dâu con, rể khách". Tôi thấy câu nói ấy rất đúng. Tôi đến chơi nhà bố mẹ vợ còn cảm thấy ngại ngùng, căng thẳng nữa là về ở rể.
Bố mẹ vợ và tôi luôn khách sáo với nhau. Đến nhà em chơi, tôi chẳng bao giờ cảm thấy thoải mái. Mẹ vợ thì ra chào 1 tí rồi lúi húi ở bếp, nói chuyện với bố vợ vài câu thì hết chủ đề. Hai bố con cứ ngồi nhìn chằm chằm vào ti vi im lặng, chán vô cùng mà cũng chẳng dám bỏ đi đâu.
Bữa ăn thì bố mẹ vợ cứ giữ lễ gắp thức ăn cho tôi, tôi cũng khách sáo gắp lại cho hai cụ. Cả bữa ăn cứ gắp qua gắp lại như vậy. Bát cơm cứ đầy ú ụ lên mà mẹ vợ vẫn gắp vào nhiệt tình. Nhìn bát cơm hổ lốn, tôi mất hết cả hứng ăn uống. Nhiều lúc vào món mình không thích ăn, cũng chả dám chối, bấm bụng ăn hết.
Ngày Tết đến thăm, mừng tuổi cho bố mẹ thế nào thì hai ông bà cũng sẽ mừng lại y nguyên như vậy cho tôi. Thậm chí thỉnh thoảng mẹ tôi có gửi ở quê lên chút quà, thường là cá, tôm, cua do quê tôi vùng biển, mẹ vợ cũng phải đáp lễ.
Khi thì mẹ vợ mua bánh biếu lại, khi thì lại... đưa tiền bảo cho các cháu ở quê. Nếu hôm nào mẹ tôi lên không có quà, mẹ vợ cũng chẳng lễ nghĩa lại. Mẹ tôi nhiều lần tâm sự buồn vì bà thông gia lúc nào cũng sòng phẳng, khách sáo, lại còn trả tiền quà.
Dần dà, tôi cũng ngại đến nhà vợ. Chỉ có dịp giỗ cúng, lễ tết tôi mới tới. Ăn xong tôi cũng viện cớ đi ngay. Không có tôi, chắc bố mẹ và vợ tôi cũng thoải mái trò chuyện, tâm sự, khỏi phải giữ kẽ.
Vợ tôi nhiều lần than phiền chuyện tôi xa cách gia đình em. Nhưng tôi toàn xài chiêu "ăn bánh mì bơ đội mũ phớt". Tôi ngại phải tiếp xúc với bố mẹ vợ, cũng không thể nào yêu quý ông bà nhiều được. Tôi không muốn ép buộc mình giả tạo.
Tôi thấy, chỉ cần có sự tôn kính, ăn nói lễ độ với ông bà ngoại là được. Chứ cứ ngon ngọt sang nịnh bợ, rồi giữ ý tứ, mua quà cáp mà thật ra mình không đặt vào đó tình cảm, tôi không làm được. Đấy là tôi còn ít gặp mà đã vậy, ngày nào cũng giáp mặt nếu ở rể, còn ngại ngùng nữa.
Đọc xong bài viết của bạn Dung, tôi càng thấy quyết định của mình là đúng đắn. Dù không lớn chuyện như gia đình bạn nhưng nếu tôi về làm rể, lâu ngày cũng xích mích, bất tiện cho cả bố mẹ vợ và cả vợ chồng mình.
Nếu được, tốt nhất là vợ chồng ở riêng cho thoải mái. Còn không thì vợ về làm dâu nhà chồng theo đúng truyền thống. Chứ đàn ông mà đi ở rể thì nhục và vợ sẽ sớm hư thôi.
Theo Afamily
Nhớ anh! Anh ơi! Nhớ anh lắm. Em nhớ anh mà không rõ vì sao?! Em không hiểu đó là thứ tình cảm gì, có tồn tại hay chỉ là sự giả vờ của anh nhưng em cứ nhớ và vẫn nhớ. Anh biết không, em tự cười một mình khi nghĩ về anh, nghĩ về khoảnh khắc anh gặp em, thạt hạnh phúc biết...