Chiều nay, bão số 7 đổ bộ Quảng Ninh
Vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão số 7 – Sarika bất ngờ giảm 4 cấp (cấp 14 xuống cấp 10) khi cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng 140km.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 4 giờ sáng nay (19/10), bão số 7 đang ở cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 140km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 11-12.
Như vậy, sau khi vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão đã suy yếu đi nhiều và đang di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Dự báo, đến khoảng 16 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão ở trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Bão tiếp tục giảm xuống còn cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc mỗi giờ đi được 10km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão ở Bắc Vịnh Bắc Bộ, các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; riêng Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12. Sóng biển cao 3-5m, biển động rất mạnh.
Ở Nam Vịnh Bắc Bộ (vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 6-8. Trên đất liền các tỉnh Hải Phòng, Đông Lạng Sơn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; Quảng Ninh gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10.
Cảnh báo trong ngày và đêm nay (19/10) sẽ xuất hiện mưa vừa, mưa to trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, riêng Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn: 150-250mm/cả đợt.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ bắt đầu có mưa và gió mạnh
Được dự báo là hai địa phương nằm đúng đường đi của bão số 7, Quảng Ninh và Hải Phòng đang gồng mình, dồn sức chống bão. Ghi nhận vào đầu giờ chiều nay 18/10, tại huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh đã bắt đầu có mưa vào gió mạnh.
Video đang HOT
Toàn bộ tàu thuyền, lồng bè tại TP Cẩm Phả vào neo đậu an toàn tại Bến cá Cẩm Thủy
Tin từ UBND huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) cho biết, đến thời điểm 12h trưa nay (18/10), trên đảo đã bắt đầu có mưa, gió mạnh dần lên khoảng cấp 6 đến cấp 7. Hơn 400 tàu bè đã về nơi tránh trú an toàn. UBND huyện cũng vừa vận động, cưỡng chế hơn 20 tàu thuyền đang neo đậu trong các khu vực không an toàn về nơi neo đậu theo qui định của huyện.
Theo một lãnh đạo huyện, ngay từ chiều qua, toàn bộ khách du lịch đã rời khỏi đảo an toàn, trên đảo hiện chỉ còn 8 du khách Việt Nam có nhu cầu ở lại trải nghiệm bão.
Người dân tại huyện đảo Cô Tô chằng chống nhà cửa (ảnh CTV)
Ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả, cho biết, đích thân lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra trên biển, nhắc nhở, giám sát các tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn. Cụ thể đến thời điểm hiện tại đã có hơn 1.000 tàu, lồng bè với hơn 600 nhân khẩu đã về nơi tránh trú an toàn tại Bến cá Cẩm Thủy, phường Bến Do, TP Cẩm Phả.
Chính quyền huyện đảo Cô Tô vận động đưa tàu thuyền neo đậu không đúng nơi về nơi tránh trú an toàn (ảnh CTV)
Có mặt tại Bến cá Cẩm Thủy lúc 13h chiều nay (18/10), phóng viên Dân trí ghi nhận các tàu thuyền đã neo đậu chật kín khu vực này, các ngư dân đang tiến hành chằng chống để đảm bảo an toàn.
Lãnh đạo TP Cẩm Phả trực tiếp kiểm tra toàn bộ tuyến biển.
Liên quan đến các hộ dân sống tại tổ 3, tổ 4, khu 4, gần bãi thải than thuộc phường Mông Dương - khu vực được cho là vùng nguy hiểm sau sự cố xảy ra trận mưa lụt lịch sử vào năm 2015, bùn từ bãi thải đổ xuống vùi lấp vài chục hộ dân - ông Tiến cho biết, trước mắt ngay trong chiều nay sẽ tiến hành di dời khoảng 20 hộ dân tại những khu vực này. Đồng thời thành phố sẽ cập nhật liên tục tình hình, nếu cơn bão có diễn biến phức tạp hơn thì sẽ mở rộng thêm các hộ phải di dời.
Theo ghi nhận của phóng viên sáng nay, khu vực 20 hộ dân nằm trong diện di dời tránh bão nằm gần bãi thải của các Công ty than Cọc 6, Cao Sơn, Mông Dương... và nằm trong địa hình trũng so với mặt đường. Ông Trần Văn Hà (60 tuổi, ở tổ 5 cùng khu) cho biết, khu vực này được coi là "rốn nước", mặc dù có hệ thống cống nhưng nếu mưa to, nước trên bãi thải dồn xuống lớn quá sẽ ngập sâu tới hàng mét.
Lúc 13h chiều nay, tại Vân Đồn, TP Cẩm Phả, gió đã bắt đầu mạnh lên.
Để phòng chống cơn bão số 7, tỉnh quảng Ninh đã thành lập bảy đoàn công tác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn trực tiếp xuống chỉ đạo, kiểm tra công tác ứng phó tại tất cả các địa phương.
Công nhân công ty cây xanh huyện Vân Đồn cắt cây trước bão để đảm bảo an toàn
Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu tất cả các địa phương, các ngành thuộc tỉnh dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung ứng phó với cơn bão số 7 - được dự báo là có sức gió mạnh lại đổ bộ vào lúc triều cường nên gây nguy hiểm lớn đến tính mạng con người và tài sản. Đồng thời ông Đọc cũng yêu cầu các ngành, địa phương theo dõi, kêu gọi các phương tiện đánh bắt cá xa bờ nhanh chóng tìm nơi tránh, trú bão; dừng cấp phép các phương tiện ra khơi, vận chuyển khách du lịch tham quan trên vịnh và ra các tuyến đảo... Bên cạnh đó, hỗ trợ nhân dân chằng buộc nhà cửa, di dời người dân tránh xa các điểm có nguy cơ sạt lở đất đá, những khu vực trũng thấp ven biển..
Hàng trăm lồng bè cùng hơn 600 nhân khẩu tại TP Cẩm Phả cũng đã được đưa về nơi tránh trú an toàn
Tại cuộc họp nhằm đối phó với cơn bão số 7, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá đây là một cơn bão mạnh và có diễn biến phức tạp, do vậy sau khi UBND tỉnh họp với Chính phủ triển khai công tác phòng, chống, UBND tỉnh đã ban hành Công điện và phân công các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo phòng, chống bão tại các địa phương.
Lực lượng quân đội giúp dân gặt lúa chạy đua với bão số 7. (Ảnh, Thu Trang).
Quảng Ninh lại là địa phương có nhiều đê điều, vùng trũng, thấp, tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại lớn, do vậy các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang đặc biệt quan tâm đến hệ thống đê diều trên địa bàn toàn tỉnh.
Cùng với các chiến sĩ, lực lượng thanh niên tình nguyện cũng xuống đồng giúp dân gặt lúa.
Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các lực lượng vũ trang huy động lực lượng tại chỗ, thường trực đảm bảo quân số, phương tiện hỗ trợ nhân dân phòng, chống bão; cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh chuẩn bị phương tiện, vật tư dự phòng tham gia ứng cứu.
Tại Hải Phòng, lãnh đạo thành phố cho biết đã huy động hơn 43.000 người tham gia phòng chống bão số 7. Thành phố cũng yêu cầu trước 17h ngày 18/10 phải đưa toàn bộ tàu thuyền, phương tiện, con người về nơi tránh trú an toàn; cấm biển, dừng mọi hoạt động đường thủy, phà biển... trước 17h.
Các loại thuyền nhỏ đã về nơi tránh trú tại khu vực Bến Do, Cẩm Phả ngày từ chiều qua.
Trao đổi với phòng viên Dân trí, ông Đỗ Đức Hòa, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, cho biết, đến thời điểm này huyện đảo đã hoàn tất công tác phòng chống bão số 7. Toàn bộ tàu thuyền đã được đưa vào âu tàu an toàn. Nhà cửa, trụ sở... đã được chằng chống đảm bảo.
Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ hiện có gió cấp 6, cấp 7, giật cấp 8 đến cấp 9. Trời mưa nhỏ.
Hải Sâm - Tuấn Hợp
Theo Dantri
Quảng Ninh-Hải Phòng cấm biển, căng mình ứng phó bão số 7 Dự báo bão số 7 - Sarika sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng với gió mạnh cấp 10, giật cấp 12-13. Các địa phương đang tích cực triển khai phương án đối phó với bão. Người dân tổ chức chằng chống nhà cửa để đối phó bão số 7. Ảnh Báo Quảng Ninh. Theo Trung tâm Dự...