Chiều mưa, về làng cổ độc đáo ở ngoại đô
Trời sầm sập cơn mưa khi vừa đến cổng làng. Những nhánh lúa ngả rạp trên cánh đồng vì gió mạnh và vì thân đã trĩu hạt.
Tôi vội vàng chạy xe thật nhanh, tìm đến quán bánh cuốn thân quen trong ngõ, trước khi cơn mưa xối xả trút xuống.
Cả làng Cựu bây giờ còn khoảng 20 ngôi biệt thự cổ.
Ngồi duỗi chân trong quán quen, bên bếp lửa hồng ấm áp, chờ mẻ bánh sắp ra lò thật dễ chịu. Mùi thơm của rơm ẩm ải mục, của đất ẩm và mùi của mưa ẩm ướt lẫn cùng hương thơm của gạo lan tỏa theo làn khói mờ ảo. Cái lạnh se se của mùa thu len lỏi trong không gian. Tôi vừa ngồi trò chuyện với cô chú chủ nhà, vừa nhấm nháp món bánh cuốn nóng hổi, chờ cơn mưa qua.
Mưa tạnh, tôi để xe lại trong quán, chỉ ôm theo cái máy ảnh, lang thang vào làng.
Điều đặc biệt nằm ở sự pha trộn giữa kiến trúc Việt cổ (những mái ngói cong, các cột trụ) và Pháp (thiết kế vòm).
Cơn mưa gột rửa sạch sẽ và mang một không gian tươi mới, mát mẻ. Vạn vật lấp lánh sau cơn mưa. Những hạt mưa muôn màu đọng trên cành lá mướt xanh, những ngôi nhà cũ kĩ nhuốm màu thời gian với những mảng tường rêu loang lổ vệt nước. Mưa ẩm, phố vắng, chỉ có mình tôi rảo bước trên những con đường lát đá. Một cảm giác thật yên bình, cũ kỹ.
Đường vào làng Cựu có hai lối vào, từ phía đường chính, qua xã Vân Từ và từ phía cánh đồng làng rẽ lối. Lần nào đến nơi này, tôi cũng chạy xe xuyên con đường qua những cánh đồng mướt xanh trong tiếng gió reo, lối cổng sau để vào làng. Bước qua cánh cổng đã nhuốm màu thời gian, làng Cựu yên bình bên dòng sông Nhuệ với những ngôi nhà đã có tuổi đời hơn 50 năm.
Video đang HOT
Nét độc đáo của ngôi làng là những ngõ nhỏ lát đá xanh, những tảng đá lớn, dày, mát lạnh, rất phù hợp với không gian cổ kính của làng
Làng Cựu là một biểu tượng của sự hưng thịnh, từng được biết đến bởi danh hiệu “làng thợ may đệ nhất Hà thành” và là sự kết hợp hài hòa giữa lối văn hóa Á – Âu trong khoảng thời gian đó. Những người con của làng trong thời kỳ Pháp thuộc đã nổi danh với những tiệm may đồ Tây được nhiều người ưa thịch. Rời làng lên phố lập nghiệp, tích cóp tiền của rồi trở về xây dựng những ngôi nhà khang trang trên mảnh đất quê hương. Những ngôi nhà ở làng Cựu mang nét pha trộn độc đáo giữa nét kiến trúc Gothic Pháp và kiến trúc Việt cổ. Nhà ba gian hai chái với sân vườn, những chạm trổ hoa văn tinh xảo trên mái nhà, trên các cột trụ gỗ lim, hình hoa sen, hình đắp nổi tinh tế cùng những hoa văn Pháp trên cửa sắt, cửa sổ, hòa hợp với nhau thành một tổng thể. Những bậc tam cấp bằng đá rong rêu, những khuôn cửa kẽo kẹt, những con ngõ nhỏ lát đá xanh…Từ con đường chính của làng, những con ngõ nhỏ dẫn lối đến với những ngôi nhà nhỏ trong ngõ.
Một thời hưng thịnh hiển hiện trên những ngôi nhà, cho dù đã nhuốm màu cũ kĩ, nhưng vẫn phảng phất đâu đây bóng dáng của một ngôi làng đã từng vàng son một thủa. Mỗi ngôi nhà mang một vẻ đẹp riêng, nét kiến trúc khiến những người yêu thích văn hóa, lịch sử và kiến trúc đều mê mẩn. Có không ít nhà thiết kế, họa sĩ và nhiếp ảnh gia đã tìm về nơi này. Họ dành cả buổi để đi lang thang trong từng con ngõ, vào từng căn nhà, chụp từng bức tường rêu, từng nét chạm trổ hoa văn cầu kỳ trên tưởng, đều khiến những người yêu thích kiến trúc kinh ngạc và thán phục.
Ngôi làng được xây từ những năm 1920 – 1940
Nhiều người vẫn còn sinh sống trong làng Cựu trong những ngôi nhà cổ gần trăm năm trước nhưng cũng có một vài biệt thự kiểu Pháp bỏ hoang, vắng chủ. Những người con của làng Cựu, nhiều hộ gia đình đã rời khỏi làng, lập nghiệp và sinh sống trên Hà Nội, để ngôi nhà lại, thi thoảng mới về. Mỗi căn nhà đều là nhân chứng cho một thời hưng thịnh của làng, nơi đã từng được gắn với cái tên “làng của người giàu” hay “làng Tây”.
Vẫn là phong cảnh làng quê Việt với cây đa, giếng nước, sân đình nhưng sự nửa Tây – nửa Ta, nửa tráng lệ – nửa bình dân, nửa cổ kính – nửa tân thời đã đem đến sự khác biệt cho ngôi làng này so với những ngôi làng cổ khác ở Hà Nội.
Thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt đã khiến nhiều kiến trúc xuống cấp. Những ngôi nhà đã bỏ hoang nay đã phủ đầy rêu phong, lá khô rụng đầy ắp sân vườn, những bức tường ố màu và cánh cổng im lìm, lúc nào cũng khép kín, cửa đóng then cài. Qua lỗ khóa hoen rỉ, căn nhà vắng hơi người im lìm, một màu xám buồn bã. Hoa cau, hoa bưởi, rụng trắng sân. Có lẽ chỉ khi được những tia nắng lấp lánh soi rọi, cả không gian cổ kính bừng sáng trong phút chốc. Bất giác, tôi thấy mình chìm trong không gian xưa cũ, nơi ngôi nhà vắng từng có người ở, nơi cuộc sống đã từng tấp nập bộn bề trong những ngôi nhà khang trang và đẹp đẽ của nơi này.
Tiếng chổi tre đưa tôi trở về với thực tại. Những con ngõ yên bình với một cuộc sống dịu dàng. Những tấp nập đời thường dừng lại nơi cánh cổng làng, để đưa những bước chân trở về với một thời xa xăm.
Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40km. Ngôi làng vẫn còn giữ được khoảng 20 nếp nhà đã xây dựng từ thời Pháp thuộc, cách nay gần 80 năm. Hầu hết những ai yêu thích kiến trúc cổ mới tìm về với làng, tìm về nét nguyên sơ của thế kỷ trước đang dần mai một theo thời gian. Đi trong Cổ Cựu, hãy dành thời gian đi bộ, thong thả ngắm nhìn, thong thả rảo bước trong từng con ngõ lát đá, ngắm từng ngôi nhà, ghé qua giếng làng và đình làng, lắng nghe hơi thở quá khứ và những câu chuyện một thời xa xôi. Thi thoảng, không gian làng lại có chút xáo động vì vài ba bạn trẻ, cuối tuần về thăm làng, chụp những tấm ảnh lưu niệm. Để rồi khi những ồn ã rời đi, sự tĩnh mịch, trầm tư và u hoài lại ùa về với từng con ngõ.
Tôi dành cả buổi chiều để chụp hình, rảo bước trong từng con ngõ nhỏ, trò chuyện với vài cụ bà trong xóm rồi trở về, mang theo những tấm hình và một chiều an yên.
5 địa danh quen thuộc bỗng hút giới trẻ TP.HCM check-in
Bảo tàng Mỹ thuật, Thảo Cầm Viên hay nhà thờ Tân Định không phải cái tên xa lạ. Thời gian gần đây, những địa danh này thường xuyên xuất hiện trong ảnh check-in của giới trẻ.
Ảnh: Quách Trường Sơn.
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, tọa lạc trên đường Phó Đức Chính, không chỉ là nơi lưu giữ, trưng bày những tác phẩm có giá trị mỹ thuật cao mà còn là điểm đến được giới trẻ yêu thích thời gian gần đây. Gam màu vàng chủ đạo của bảo tàng khiến không gian như bao trùm vẻ đẹp xưa cũ giữa lòng thành phố hiện đại.
Ảnh: Danglekhanhlinh.
Tòa nhà gồm ba tầng, thu hút du khách bởi những góc tường, khung cửa mang hơi thở của dòng chảy thời gian. Cầu thang được lát đá cẩm thạch, sàn nhà lát gạch bông với hoa văn phong phú. Những khung cửa lớn đón gió và tràn ngập ánh nắng là background thường xuất hiện trong ảnh check-in của du khách.
Ảnh: Tien_tttr.
Thảo Cầm Viên là một trong những công trình lịch sử lâu đời, mang tính biểu tượng khi nhắc tới TP.HCM. Nơi đây được coi là ngôi nhà của hàng nghìn động thực vật quý hiếm. Nếu là tín đồ yêu thích chụp ảnh, điểm đến này có thể là gợi ý dành cho bạn với nhiều góc sống ảo xịn xò từ vườn lan đến bức tường vàng cổ kính. Giá vé vào cổng là 50.000 đồng/người lớn.
Ảnh: Yenhann.1201.
Nhà thờ Tân Định, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng, là một trong những địa điểm tôn giáo thu hút du khách bốn phương. Nơi này nổi bật với màu hồng và sở hữu lối kiến trúc mang hướng Gothic, kết hợp phong cách trang trí Roman, Baroque. Nhà thờ mở cửa tất cả các ngày trong tuần, du khách không mất phí khi vào tham quan. CN Traveler đưa ra nhận định: "Nơi này có thể xem là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất Việt Nam".
Ảnh: Thảo Ly.
Hẻm Hào Sĩ Phường thu hút du khách tới check-in bởi không gian độc đáo, mang đậm nét kiến trúc của người Hoa. Dãy nhà san sát, màu sắc bắt mắt nhưng cũ kỹ là nét đặc trưng của con hẻm này. Địa điểm không chỉ là phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng mà còn được du khách nước ngoài ưu ái ghé thăm. Nếu đang tìm background phong cách vintage, con hẻm 100 tuổi này là điểm đến bạn không thể bỏ qua.
Ảnh: Tieumahihi.
Được ví như ốc đảo bình yên giữa lòng thành phố nhộn nhịp, chung cư là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa. Dạo quanh nơi này, bạn dễ dàng bắt gặp những tượng thần, bàn thờ... khá quen thuộc trong nét văn hóa người Hoa vẫn tồn tại đến bây giờ.
Ảnh: Lê Quân.
Cầu Mống mang kiến trúc cổ kính, có tuổi đời hơn 120 năm, nổi bật giữa trung tâm thành phố vốn hiện đại, náo nhiệt. Cây cầu nối quận 1 và quận 4 là điểm hẹn quen thuộc của giới trẻ Sài thành. Nơi đây không còn lưu thông xe cộ mà trở thành điểm sống ảo lý tưởng nhờ sắc xanh bạc hà, thiết kế lạ mắt cùng view nhìn ra Bitexco.
Một ngày ở làng cổ Cự Đà Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) mang trong mình những không gian văn hóa độc đáo. Nằm bên dòng sông Nhuệ, ngôi làng còn đó những cây đa cổ thụ, mái đình, cổng làng với các ngôi nhà cổ sẽ khiến bất kỳ ai tới đây cũng...