Chiêu moi tiền của “thánh cô”
Nhiều năm qua, người dân xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) rất bức xúc trước việc bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng và ông Huỳnh Khánh Nhiên xây điện, tổ chức lên đồng, cúng bái và hoạt động mê tín dị đoan để thu lợi bất chính.
Xây đền, tổ chức lễ
Theo điều tra của chúng tôi, năm 2006, bà Hằng tự ý xây dựng một ngôi điện uy nghi trong khuôn viên nhà mình ở ấp 3, xã Xuân Tây, rồi đưa về các loại Phật, thánh để tổ chức cúng bái, hầu đồng. Bà Hằng còn đặt ra những ngày lễ lớn tại ngôi điện của mình để huy động nhiều người tham gia. Theo đó, hằng năm bà tổ chức một loạt các lễ như: Lễ Tam, Tứ Phủ (20/3), Vía Ngài Quan thánh (23/10), Tất Niên cuối năm (26/12) và ngày “lễ trọng” mà bà gọi là Đại hội điện (9/7). Một đệ tử của bà Hằng cho biết trước ngày lễ một tháng, bà gọi điện thoại cho các đệ tử khắp nơi để báo lịch lễ và quyên góp tiền phục vụ cúng bái. Các đệ tử răm rắp tuân theo mệnh lệnh vì sợ “Quan thánh quở”. Ai có tiền thì gửi bưu điện, chuyển thẻ, còn nếu chưa thì bà Hằng cho nợ lại.
Người dân xã Xuân Tây cho biết, việc vợ chồng bà Hằng và ông Nhiên buôn thần bán thánh diễn ra lâu nay tại địa phương khiến nhiều người tan cửa nát nhà khi bỏ bê công việc làm ăn hoặc đồng áng bám theo mê tín, dị đoan.
Bà Hằng tự xưng “thánh” vẽ bùa giải căn và ban phép cho những người cả tin. (Ảnh trích từ video clip do Hiền Khang quay)
Núp bóng thần thánh để lừa
Quá trình thâm nhập, chúng tôi thu được những hình ảnh bà Hằng cùng chồng và các đệ tử mặc quần áo kiểu vua chúa, thêu rồng vẽ rắn khắp người. Sau khi thắp hương, toàn thân bà Hằng lắc lư co giật, miệng móm mém liên hồi. Theo một đệ tử, đó là dấu hiệu “ bề trên” đã nhập vào “thánh cô” .
Video đang HOT
Sau đó, bà Hằng nói: “Chuẩn bị ấn lệnh, ta xoay chuyển thời vận” rồi gọi tên từng người đang quỳ phía sau lên để phán. Theo đó, cứ thấy ai có vẻ giàu sang thì bà phán có “chân tướng đế vương”, cần phải ra căn, trình căn, giải căn. Giá của “căn” cũng tùy theo “mạng” của từng người và dao động từ 7 đến 10 triệu đồng. Như “thánh cô ” phán thì ai không ra căn phải chịu hậu quả khôn lường.
Sau khi phán xong, bà Hằng bước vào tiết mục quan trọng nhất là làm bùa phép. Hình ảnh quay được cho thấy bà mắt nhắm, miệng nói liên hồi, tay cầm bút lông viết lên giấy những nét chằng chịt. Viết xong bà bảo: “Đó là bùa giải căn bề trên ban đốt đi để uống mới hiệu nghiệm”.
Khi các “bề tôi” uống thuốc thánh, ông Nhiên ngồi bên đưa rượu và châm thuốc cho bà. Lúc này, “thánh cô” vừa huýt sáo, miệng ngậm rượu phun lên đầu những người đang quỳ bên cạnh rồi tay cầm nhang, rít thuốc thổi lên đầu họ. Mỗi người, bà Hằng đều làm cùng một động tác như nhau lấy giấy lau lên mặt mình “ban phép ” cho họ. Những “bề tôi” trân trọng nhận lấy hít lấy hít để rồi xoa lên đầu, cổ mình.
Kết thúc buổi lễ, toàn thân “thánh cô” lại giật giật mấy cái sau đó bà Hằng cùng tất cả mọi người quỳ lạy để chào “thánh” về trời.
(Còn nữa)
Theo Duy Đông – Hiền Khang ( Pháp luật TP.HCM)
Theo Dantri
Con bị gay, cha mẹ mang đến thầy cúng tra tấn
"Duy bị thầy cúng đè ra cạo gió khắp người, làm bùa phép rồi hỏi: Mày là ai. Khi nó trả lời con là Duy, người ta bắt đầu tra tấn rồi hỏi đi hỏi lại câu hỏi cũ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy kể lại câu chuyện của con trai.
Tại cuộc hội thảo về người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT): "Quy định pháp luật liên quan và quan điểm của cộng đồng" diễn ra tại Hà Nội sáng 10/5, những người trong cuộc đã chia sẻ nhiều câu chuyện đầy nước mắt về cuộc đời mình.
"Tôi đã giết nửa đời con"
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (quận 9, TP.HCM) kể rằng hai vợ chồng bà vô cùng hoảng loạn khi nghe con trai mình (Hoàng Khánh Duy) thú nhận là người đồng tính. Và cũng kể từ ngày "thú tội", Duy đã phải chịu đựng sự kỳ thị của chính những người thân trong gia đình.
"Ba nó gọi nó là đồ sâu bọ. Tôi thì quát lên rằng "đem chúng bay bắn hết đi" khi thấy bạn cùng giới của nó đến nhà chơi", bà Thủy nhớ lại. Chưa dừng lại ở đó, hai vợ chồng bà Thủy tìm đủ mọi cách để "chữa bệnh" cho Duy.
Đầu tiên, Duy được mẹ đem đến bệnh viện để thử máu xem có thiếu hóc môn nào không. Khi nhận được kết quả hoàn toàn bình thường, hai vợ chồng bà Thủy vẫn chưa bỏ cuộc. Vốn là người duy tâm, vợ chồng bà Thủy đưa Duy xuống tận Đồng Tháp gặp thầy cúng để đuổi "người nữ" ra khỏi cơ thể con trai.
"Duy bị thầy cúng đè ra cạo gió khắp người, làm bùa phép rồi hỏi: Mày là ai. Khi nó trả lời con là Duy, người ta bắt đầu tra tấn nó. Họ trói cả chân tay nó lại, chọc vào những chỗ hiểm trên cơ thể, bóp yếu hầu rồi hỏi đi hỏi lại câu hỏi cũ. Dù đau không thể chịu đựng được nhưng Duy vẫn hét lên: Con là gay. Con yêu con trai", bà Thủy chua xót kể.
Suốt 10 năm trời đằng đẵng bị gia đình kỳ thị, Duy đã một lần tự tử và hai lần phải vào trại tâm thần. Những ngày chăm sóc con tại bệnh viện thần kinh Trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai), bà Thủy biết đã đến lúc phải thay đổi định kiến của mình. Bà biết con mình không bị bệnh và không có tội.
"Tôi đã giết con mình nửa đời. Giờ nó phải uống thuốc thần kinh suốt phần đời còn lại. Tôi chỉ mong nó được tự do yêu thương, không bị xã hội kỳ thị, có công ăn việc làm để có thể tự chăm sóc bản thân khi chúng tôi chết đi", người mẹ nói trong nước mắt.
Lo tương lai con trẻ
Không đau lòng như câu chuyện của Duy nhưng Phạm Hải Yến và Hương (chuyển giới từ nữ thành nam) cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách khi về sống với nhau gần 2 năm nay. "Đôi bạn đời" này hiện đang quan tâm nhất chính là tương lai đứa con 4 tuổi của họ, cũng là con ruột của Hương.
Phạm Hải Yến và Hương.
"Con yêu hai mẹ lắm. Nếu hai mẹ cưới nhau con sẽ làm phù dâu", Yến thuật lại tự hào kể về con. Nhưng Yến luôn canh cánh về chuyện xã hội sẽ đối xử với con mình thế nào. " Chúng tôi đã phải chuyển nhà khi một lần nghe người hàng xóm cấm con mình chơi với "đứa trẻ đi ra từ ngôi nhà đó". Tôi không hiểu tại sao người ta lại lỡ đối xử với một đứa trẻ con như vậy. Cũng vì lý do đó, nhiều cặp đôi như chúng tôi muốn có con nhưng vẫn ngần ngừ chờ luật và chờ sự đón nhận của xã hội", Yến chia sẻ.
Trong khi đó, Hương chia sẻ cuộc sống hiện tại của họ hoàn toàn bình thường như bao gia đình khác và mong muốn được xã hội chấp nhận như một gia đình thực thụ. " Tôi lo khi con mình đi học sẽ bị bạn bè trêu ghẹo. Chúng tôi thì không sao, chỉ mong con được sống như những đứa trẻ bình thường trong những gia đình dị tính khác", Hương nói.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội) cho rằng rào cản lớn nhất hiện nay đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới là định kiến xã hội chứ không phải pháp luật. "Sự công khai của các bạn LGBT là có lợi cho xã hộivà tôi hy vọng tương lai không xa định kiến về LGBT sẽ được xóa bỏ", ông Thuyết nhấn mạnh.
Theo xahoi
Phát hiện dấu tích nghi là thành cổ thời Lê Đoàn khảo sát khai quật khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phát hiện những dấu tích đầu tiên, nghi là di tích thành cổ Sam Mứn tại xã Sam Mứn (Điện Biên). Từ ngày 25/12/2012 đến 16/3/2013, đoàn khảo sát khai quật khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao...