Chiêu mộ giang hồ, xã hội đen làm “mạng tổng” cá độ
Do các website đánh bạc hầu hết đều đặt máy chủ tại nước ngoài nên dù nhiều đường dây cờ bạc lớn đã bị triệt phá, hàng nghìn trang web đánh bạc đã bị ngăn chặn song các đối tượng tổ chức vẫn tìm mọi cách thức để các con bạc có thể truy cập trở lại.
Mỗi ngày, “đốt” hàng chục triệu USD
Trong dịp World Cup 2014, ước tính mỗi ngày lượng tiền tham gia đánh bạc tại Việt Nam là hàng chục triệu USD. Lực lượng công an toàn quốc triệt phá hàng trăm ổ nhóm tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ trên internet, trong đó có 9 đường dây lớn.
Bắt vụ cá độ ở Hải Dương (ảnh 1). Tang vật và trang web cá độ (ảnh 2,3). Bắt giữ đối tượng trong ổ cờ bạc 5.000 tỷ đồng của “ông trùm” Dương Bá Liệu ở Thanh Hóa (ảnh 4)
Thông tin trên được Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (CSPCTP) – Bộ Công an công bố sáng 22/8, tại buổi sơ kết thực hiện kế hoạch PCTP đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên internet.
Chuyển hơn 1.000 tài khoản cho Cục Chống rửa tiền
Theo Tổng cục CSPCTP, trong thời gian diễn ra World Cup, cơ quan chức năng đã chặn thành công 1.450 trang web, địa chỉ IP của các máy chủ đánh bạc, cá độ bóng đá; giám sát, lưu trữ nhật ký của 2.520.000 lượt truy cập vào các web đánh bạc, đồng thời chuyển hướng truy cập này tới các trang web cảnh báo.
Phá ổ nhóm cá độ lớn ở Hải Dương. Ảnh: Công an cung cấp
Đáng chú ý, Cục CSPCTP Công nghệ cao (C50) – Bộ Công an đã chuyển cho Cục chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam danh sách gần 100 tài khoản trung gian nhận tiền của các tổ chức đánh bạc và trên 1.000 tài khoản tham gia đánh bạc để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn từ xa, cũng như cảnh cáo các chủ tài khoản. Sau 20 ngày thực hiện cao điểm của các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, lượng người tham gia đánh bạc giảm 60% và lượng tiền giao dịch cờ bạc giảm 50% so với thời điểm trước thềm World Cup.
Song song với các biện pháp phòng ngừa, C50 và Cục Cảnh sát Hình sự (CSHS) Bộ Công an phối hợp với công an một số địa phương triệt phá 9 chuyên án, bóc gỡ các đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc lớn. Điển hình như chuyên án 689B đấu tranh với các đối tượng đánh bạc và tổ chức đánh bạc qua hệ thống M88 (www.m88.com).
Trang web này có hàng chục nghìn tài khoản của con bạc người Việt Nam với số tiền đánh bạc lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Hay như chuyên án XĐ 414, C50 và Công an Thanh Hóa đã xóa sổ đường dây cá độ liên tỉnh, bắt 14 đối tượng, thu hơn 300 triệu đồng, 3 súng, nhiều dao kiếm. Từ tháng 4 – 7/2014, đường dây này đã tham gia đánh bạc với tổng số tiền giao dịch thể hiện qua mạng hơn 5.000 tỷ đồng.
Chiêu mộ giang hồ, xã hội đen làm “mạng tổng”
Trung tướng Trần Trọng Lượng cung cấp thêm thông tin, do các website đánh bạc hầu hết đều đặt máy chủ tại nước ngoài nên dù nhiều đường dây cờ bạc lớn đã bị triệt phá, hàng nghìn trang web đánh bạc đã bị ngăn chặn song các đối tượng tổ chức vẫn tìm mọi cách thức để các con bạc có thể truy cập trở lại.
Tang vật thu giữ trong một số chuyên án cá độ
Qua công tác điều tra, cảnh sát làm rõ các đối tượng tổ chức sử dụng hai hình thức thanh toán tiền cá độ với con bạc, đó là hình thức thế chấp và tín chấp. “Thế chấp” có nghĩa sau khi đăng ký tài khoản đánh bạc trên mạng, con bạc phải có chuyển trước tiền vào các tài khoản trung gian ở Việt Nam cho đối tượng tổ chức, sau đó tiền thật sẽ được quy ra tiền ảo để đánh bạc.
Video đang HOT
“Tín chấp” là các nhà cái ở nước ngoài sử dụng các đầu mạng tổng trong nước, phần lớn là các đối tượng lưu manh hình sự, giới giang hồ, xã hội đen để quản lý, tổ chức phân mạng cho các “đại lý”.
Trung bình, mỗi con bạc được “đại lý” cấp cho một mạng con với khoản tiền từ 3.000 – 10.000 USD để đánh bạc và thanh toán sau khoảng 1 tuần.
Cũng trong sáng 22/8, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát PCTP tổ chức trao thưởng cho 38 đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh triệt phá các đường dây cá độ mùa World Cup.
“Mức độ nguy hiểm của hình thức này là con bạc không cần bỏ tiền ra mà vẫn có thể đánh bạc với số tiền ứng trước. Đối với những con bạc bị thua, không có tiền trả sẽ bị các “đại lý” dùng các biện pháp ép trả nợ như bắt giữ người trái pháp luật, buộc gán nhà cửa, tài sản hoặc thuê xã hội đen đòi nợ…
Ngoài ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp gây ra cho nền kinh tế đất nước, tệ nạn đánh bạc là tiền đề, nguyên nhân của nhiều loại tội phạm nguy hiểm như cướp, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, giết người, cố ý gây thương tích….” – Trung tướng Trần Trọng Lượng nói.
Cũng theo tướng Lượng, các con bạc tham gia cá độ bóng đá không chỉ là các đối tượng có tiền án, tiền sự mà còn có cả học sinh, sinh viên, cán bộ công chức nhà nước phạm tội về kinh tế, lấy tiền của nhà nước để đánh bạc.
Đủ chiêu đối phó, tẩu tán tiền
Đánh giá về tội phạm đánh bạc trên internet, Trung tướng Trần Trọng Lượng xác định loại tội phạm này có quy mô, tính chất, mức độ nguy hiểm vượt xa các hình thức đánh bạc khác về số đối tượng, lượng tiền, phạm vi địa lý cũng như tần suất thực hiện hành vi phạm tội.
Các đối tượng trong và ngoài nước câu kết chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng và đa dạng trong hình thức che giấu hành vi, che giấu giao dịch, nguồn tiền.
Ví dụ, các đối tượng thường thuê người Việt Nam, dùng CMND của người chết, hoặc dùng giấy tờ giả để mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trong nước.
“Như trong chuyên án 714B – đấu tranh với các đối tượng tổ chức đánh bạc trên trang fun88.com, các tài khoản trong mạng lượng chuyển tiền qua lại cho nhau với quy luật phức tạp, không rõ đâu là tài khoản chính, chủ chốt của đường dây.
Qua thực tế điều tra cho thấy, sau khi phát hiện, cơ quan công an triệt phá các web cá độ, một mặt các đối tượng tìm cách tất toán tài khoản ngân hàng; tiền được rút ra mua ngoại tệ, vàng hoặc chuyển khoản cho các đối tượng ở vùng biên… Mặt khác, khóa tài khoản thành viên, lên diễn đàn có nội dung cá cược hoặc trực tiếp vào các trang web để trao đổi, thảo luận về cách đối phó khi bị cơ quan công an triệu tập” – Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng CSHS, bổ sung thông tin.
Bộ Công an chỉ đạo “soi” những tài khoản, giao dịch đáng ngờ
Nhận định tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua internet tiếp tục diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, luôn thay đổi theo sự phát triển công nghệ, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cục chống rửa tiền để phát hiện các tài khoản có giao dịch đáng ngờ.
Tập trung triệt phá các đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá lớn, nhất là những đường dây đánh bạc theo hình thức tín chấp, hoạt động kiểu xã hội đen, đưa ra xử lý nghiêm trước pháp luật.
Theo VNE
Đào 7 tấn vàng kêu lỗ: Chây ỳ, gian dối thì đóng cửa!
Besra tỏ thái độ không hợp tác, thiếu thiện chí, bất chấp pháp luật, đã nhiều lần cam kết thực hiện trả nợ thuế nhưng không thực hiện theo đúng lời hứa.
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết về trường hợp 2 công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu (Quảng Nam) - Tập đoàn Besra mặc dù đã được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế hủy quyết định truy thu 250 tỷ đồng tiền thuế xuất khẩu vàng song vẫn tiếp tục đề đê nghi miên thuê, phi cac loai vơi sô tiên hơn 300 ty đông ma cac công ty nay nơ đọng trong nhưng năm qua.
Thiếu tôn trọng, vi phạm pháp luật Việt Nam
PV: - Mới đây, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế đã hủy quyết định truy thu 250 tỷ đồng tiền thuế xuất khẩu vàng đối với hai Công ty Vàng Phước Sơn và Bồng Miêu (Quảng Nam) song thay vì khôi phuc san xuât kinh doanh va đong cac khoan thuê, phi khac phai nôp cho chinh quyên đia phương đơn vi nay lai tiếp tục "chây ỳ", thông bao tam ngưng hoat đông san xuât, đê nghi miên thuê, phi cac loai vơi sô tiên hơn 300 ty đông ma cac công ty nay nơ đọng trong nhưng năm qua.
Ông bình luận như thế nào về những ưu đãi cho doanh nghiệp này? Việc ưu đãi như trên đối với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản đã có tiền lệ hay chưa?
GS TS Đặng Đình Đào:- Tôi cho rằng, việc Cục thuế Quảng Nam tiến hành cưỡng chế, phong tỏa tài khoản ngân hàng và vô hiệu hóa hóa đơn với hai công ty vàng Bồng Miêu và Phước Sơn thuộc Tập đoàn Besra là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Điều đáng tiếc lẽ ra Tập đoàn này phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm nộp các khoản nợ thuế hàng trăm tỷ đồng và các khoản nợ khác nhưng ngược lại họ lại chây ỳ và thông báo ngừng hoạt động 2 mỏ vàng trên.
Đây không phải là "con bài" lần đầu của Tập đoàn Besra cho dừng hoạt động của công ty với hơn 1000 cán bộ, công nhân, có thời điểm lên đến 1.500 người, các lần trước khi thì do thiếu vật tư thuốc nổ, khi thì do bị công nhân đòi nợ, bao vây nhà máy và giờ lại do cưỡng chế thu hồi nợ thuế của Cục thuế Quảng Nam.
Được biết, đối với các doanh nghiệp này đã được Việt Nam mà cụ thể là chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Nam, cơ quan thuế Quảng Nam đã quá ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn này ngay từ ngày đầu đi vào hoạt động khai thác vàng ở đây.
Tôi cũng đã có dịp vào điều tra khảo sát về sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở 5 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, trong đó có huyện Phước Sơn cũng được biết về hoạt động của Công ty này. Những năm 2010-2012 đã có những đóng góp nhất định cho kinh tế địa phương nhưng hiện nay tình hình thực tế lại trái ngược, Tập đoàn Besra lại có những hành động thiếu tôn trọng và vi phạm pháp luật Việt Nam, chây ỳ nộp thuế, nợ tiền BHXH, nợ tiền của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Trong khi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra khá thuận lợi, ổn định, có năm khai thác đến 2 tấn vàng và 100% vàng là xuất khẩu, được biết giá trị 1 tấn vàng trên cả 800 tỷ đồng.
Đến nay, tập đoàn này còn nợ đọng thuế, phí trên 300 tỷ đồng và hàng trăm tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân khác. Đã thế phía Besra còn tỏ thái độ không hợp tác, thiếu thiện chí và bất chấp pháp luật, họ đã nhiều lần cam kết thực hiện trả nợ thuế nhưng không thực hiện theo đúng lời hứa của mình, tập đoàn còn vi phạm các quy định về kê khai thuế nhằm gian lận thuế... Ngay cả khi Cục thuế Quảng Nam "nhiều lần gửi thông báo các khoản nợ, mời lãnh đạo doanh nghiệp lên làm việc, yêu cầu giải trình thì đều không nhận được phản hồi từ Besra".
Besra đã khai thác được 6,9 tấn vàng trong thời gian vừa qua
Đây là cách hành xử của một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hiếm thấy ở Việt Nam và không thể chấp nhận được, các hành động chây ỳ, coi thường pháp luật Việt Nam.
Thực tế, ở nước ta có khoảng 9.093 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đến thời điểm 31/12/2013) hoạt động, đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp này đóng góp tới 30,5% tổng ngân sách nhà nước của toàn khu vực doanh nghiệp.
Trường hợp như công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu của Tập đoàn Besra là có lẽ do chính chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài quá ưu đãi, các địa phương lại "trải thảm đỏ" mời vào, thiếu chọn lọc, hơn nữa các cơ quan của Việt Nam lại thiếu phối hợp và thiếu cương quyết trong xử lý, để Besra được đà lợi dụng chính sách, chây ỳ và ăn vạ...
Vàng là tài nguyên khoáng sản quý hiếm, không tái tạo, không thể để các doanh nghiệp muốn làm gì thì làm mà phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam, trường hợp của các công ty thuộc tập đoàn Besra không thể là ngoại lệ.
PV: - Trong khi đó, cũng tại Quảng Nam, đại diện Cục thuế cho biết doanh nghiệp trong nước nợ chỉ vài chục triệu đồng là tiến hành cưỡng chế. Vậy điều trên phải được lý giải như thế nào, phải chăng các doanh nghiệp nước ngoài đang được hưởng ưu đãi quá lớn so với doanh nghiệp trong nước, điều này càng khiến các doanh nghiệp nước ngoài đã lợi càng lợi còn doanh nghiệp trong nước ngày càng khốn khó, thưa ông?
GS TS Đặng Đình Đào: - Rõ ràng hiện nay, nếu trường hợp của Công ty Vàng Phước Sơn và Bồng Miêu khi đang làm ăn thuận lợi, khai thác tăng đều trong 20 năm, năm 2013 lượng vàng khai thác là 2 tấn, xuất khẩu 100%, lại chây ỳ nộp thuế và các khoản nợ đọng khác...
Những đòi hỏi từ phía Besra là vô lý, chính sách ưu đãi đối với các công ty thuộc Tập đoàn Besra không còn gì hơn được nữa. Nếu chúng ta lại chấp nhận đòi hỏi của doanh nghiệp này thì dẫn đến hệ lụy tiêu cực: Tập đoàn Besra sẽ cứ tiếp tục vi phạm và coi thường pháp luật hiện nay, lại cứ tiếp tục thông báo cho dừng hoạt động sản xuất...; không tôn trọng các hợp đồng cam kết đối với người lao động; tạo ra sự không bình đẳng trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, làm méo mó và mất đi tính hiệu lực của pháp luật Việt Nam dưới con mắt của người nước ngoài khi vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Vì thực tế doanh nghiệp trong nước chỉ nợ vài chục triệu đồng là tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ tài sản, thanh lý tài sản để trả nợ, đẩy họ vào khốn khổ và đi đến phá sản. Trong khi doanh nghiệp Besra chây ỳ nộp thuế liên tục lên cả trên 300 tỷ đồng chưa đủ sao? Hay là trường hợp ngoại lệ?
Không thể cứ tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, những doanh nghiệp nào làm ăn không có hiệu quả, chây ỳ nộp thuế kéo dài, làm ăn không theo đúng quy tắc thị trường thì cứ để họ ra đi theo đúng quy luật đào thải của thị trường và pháp luật hiện hành.
Xác định trách nhiệm các bên liên quan
PV: - Trong khi tài nguyên quý giá của quốc gia là vàng đang bị doanh nghiệp này khai thác tăng đều đặn trong 20 năm. Theo quan điểm của ông, việc ưu đãi chính sách thuế cho Besra như vừa qua, Việt Nam có thể thu được lợi ích gì hay đơn giản chỉ là làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia?
GS TS Đặng Đình Đào: - Những gì mà chúng ta đã ưu đãi về chính sách thuế cho Besra thời gian qua cho thấy Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái, ưu đãi cho doanh nghiệp này.
Đáp lại, tập đoàn Besra tiếp tục chây ỳ về nợ thuế và có "những chiêu", những đòi hỏi hoàn toàn trái ngược với pháp luật và mang tính chống đối, gian lận kinh doanh của một doanh nghiệp nước ngoài hiếm thấy ở Việt Nam. Rõ ràng sẽ tạo tiền lệ không tốt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước ta.
Sự ưu đãi và thiện chí chỉ có một bên nên người thua thiệt ở đây trước hết chính là Việt Nam, cụ thể là làm thất thu cho ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương hàng trăm tỷ đồng, người lao động rơi vào cảnh không có việc làm, nợ đọng lương và bảo hiểm xã hội, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá, chính sách xóa đói giảm nghèo, sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đây bị phá vỡ.
Hệ lụy theo đó làm xói mòn cả niềm tin vào hệ thống pháp luật của Việt Nam và cách xử lý của các cơ quan chức năng. Từ đây nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về tính phối hợp, tính cương quyết trong giải quyết nợ đọng thuế đối với tập đoàn Besra của các cơ quan chức năng, cơ quan thuế, hải quan, công an và chính quyền các cấp?
Cả việc hủy truy thu đến 250 tỷ đồng tiền thuế xuất khẩu làm thất thu ngân sách nhà nước, ai là người chịu trách nhiệm? Hay vì sao Công ty vẫn bán được hàng hóa và không kê doanh số bán trong khi đã có lệnh cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng...?
PV: - Những gì mà công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu làm theo ông đã đến lúc cần phải thu hôi giây phep, đong cưa mo vang va tim nha đâu tư khác co năng lưc va co nghia vu thuê thay thế hay chưa?
GS TS Đặng Đình Đào: - Thực tế những gì mà Công ty Phước Sơn và Bồng Miêu đã và đang làm hiện nay, theo tôi đã đến lúc cần phải có biện pháp xử lý cương quyết theo pháp luật, có tính đến cả phương án thu hồi giấy phép và đóng cửa mỏ vàng nếu thấy có lợi cho sự phát triển bền vững, lâu dài của địa phương.
Để có giải pháp cuối cùng với đầy đủ cơ sở pháp lý, các cơ quan chức năng phải khẩn trương xem xét và đánh giá toàn diện về hoạt động của Công ty Vàng Phước Sơn và Bồng Miêu, xác định trách nhiệm của các bên có liên quan đến đâu để có phương án xử lý phù hợp với pháp luật hiện hành.
Không thể vì thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chúng ta phải chấp nhận mọi giá, chịu thua thiệt như trường hợp đối với Tập đoàn Besra đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng tài nguyên khoáng sản quý hiếm ở nước ta, trong khi họ làm ăn tăng trưởng đều đặn, có xu hướng mở rộng quy mô nhưng liên tục kêu lỗ và không chịu nộp thuế ... Chúng ta đã có nhiều bài học về "chiêu" chuyển giá, kêu thua lỗ liên tục, xin miễn giảm thuế của một số doanh nghiệp FDI ở các địa phương trong thời gian vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Nguyên Thảo (thực hiện)
Đất Việt
Đánh sập đường dây cá độ bóng đá gần 200 tỷ đồng Ít nhất 6 đối tượng cầm đầu trong đường dây cá độ bóng đá qua mạng internet với số tiền ăn thua lên đến hàng trăm tỷ đồng vừa bị Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao phía Nam (C50B) bắt giữ. Một đối tượng trong đường dây cá độ bóng đá với số tiền ăn thua hàng trăm tỷ đang...