Chiêu lừa xin việc ‘giăng bẫy’ sinh viên ngày cận Tết
Lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết và tâm lý nôn nóng mau chóng kiếm tiền dịp Tết, nhiều chiêu lừa việc làm tinh vi đã được giăng khiến không ít sinh viên “sập bẫy”.
Tranh thủ những ngày nghỉ trước Tết, nhiều sinh viên (SV) các tỉnh chấp nhận ở lại thành phố làm thêm kiếm ít tiền mua sắm Tết. Tuy nhiên, cũng chính vì nôn nóng mong có việc, không ít bạn trẻ rơi vào “bẫy lừa” tinh vi của các công ty “ma” mà không hề hay biết.
Chiêu lừa “cổ điển” nhưng vẫn “đắt hàng”
Vũ Lan Oanh (SV trường Đại học Sư Phạm), bùi ngùi kể lần đầu tiên nhẹ dạ cả tin khi đang học lớp 12. Một lần đọc được tin vắn từ tờ báo rao vặt về công việc phát quà khuyến mại tại các siêu thị hay các trung tâm mua sắm, Oanh tìm đến trung tâm việc làm trên đường Bưởi (Tây Hồ, HN) để đăng ký. Tiếp Oanh là một nhân viên nữ xinh đẹp, sau khi đặt ra một vài câu hỏi thông thường, cô nhân viên cho biết: “Em đã đạt tiêu chuẩn tuyển chọn. Ngày mai em có thể đi làm luôn”.
Dù cách Tết chỉ khoảng 1 tuần, không ít sinh viên vẫn mê mải tìm việc làm thêm dịp Tết.
Tuy nhiên, khi đi nhận việc, Oanh phải đóng một khoản tiền là 180.000 đồng để công ty cấp quần áo đồng phục và làm thẻ đeo trước ngực đồng thời đây cũng là tiền tham gia khóa huyấn luyện trước khi nhận việc chính thức – theo lời giải thích từ phía đơn vị tuyển dụng lao động. Oanh chấp nhận nộp số tiền ấy vì nghĩ rằng với mức lương 2 triệu đồng/tháng thì “lệ phí” đó cũng hợp lý.
Chưa kịp mừng vì xin được việc làm, Oanh đã tá hỏa khi biết công việc của mình thực chất là… phát tờ rơi và tin rao vặt tới từng địa chỉ nhà.
“Công việc o ép về thời gian, đôi khi phải đi tới khuya mới về. Hơn nữa, nhiều nhà ở những địa điểm rất xa, ở hai đầu của thành phố, mình không có xe máy đi lại, phải lạch cạch xe đạp”. Nhận thấy đây là “nhiệm vụ bất khả thi”, công việc quá cơ cực nên chỉ sau chưa đầy 1 tuần, Oanh đã phải bỏ dở giữa chừng và không lấy lại được 180.000 đồng cũng như không nhận được tiền công ngày nào do “phá bỏ hợp đồng”.
Kết thúc xong môn thi cuối cùng, Trần Văn Hiếu (sinh viên HV Kĩ thuật Quân sự) đã nhanh chóng tìm đến một công ty trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) để đăng ký công việc trực điện thoại theo thông tin quảng cáo trên những tờ rơi dán ở trước cổng trường trước đó. Sau khi hướng dẫn làm hợp đồng khá nghiêm túc, Hiếu được công ty này yêu cầu nộp 400.000 đồng tiền bảo đảm (nếu sau 2 tháng không bỏ việc thì được hoàn tiền lại).
Công việc của Hiếu 1 tuần làm 3 buổi, mỗi buổi 3 tiếng với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng.”Công việc yêu cầu là 1 tháng phải có được 3 hợp đồng cho công ty, tức phải lừa được 3 người khác vào “tròng” giống mình. Điều buồn nhất là ở công ty này toàn sinh viên đi lừa sinh viên, bạn bè, quen biết đi lừa nhau” – Hiếu buồn bã kể lại.
“Làm được 2 tuần, mình đành bỏ việc, cũng chẳng buồn quay lại đòi tiền vì biết “bắc thang lên hỏi ông giời… coi như 400.000 đồng cho một bài học đắt giá”, Hiếu nói.
Những chiêu lừa tuy như trên tuy không mới nhưng được các công ty, trung tâm “ma” giăng bẫy một cách khéo léo và tài tình khiến nhiều sinh viên năm nhất và ngay cả những bạn mới ra trường dễ dàng “sa lưới”.
Ông Nguyễn Toàn Phong – Phó GĐ Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (Sở LĐ&TBXH Hà Nội, cho biết: Theo quy định của pháp luật, người lao động (NLĐ) không phải đặt cọc hay thế chấp bất cứ khoản phí nào. Tuy nhiên, do cả tin, muốn mau chóng có việc, nhận thức về luật lao động còn hạn chế, nên sinh viên không tìm hiểu kỹ thông tin, dễ bị mắc lừa.
Còn ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên (TP HCM) nhấn mạnh: các bạn SV lưu ý, nếu thấy những công việc dù lương cao nhưng không có cam kết, hơn nữa, lại phải thu tiền thì không nên tham gia.
1001 chiêu lừa sinh viên
Video đang HOT
“Nhiều cá nhân hay doanh nghiệp lợi dụng thiếu hiểu biết của NLĐ để “chèn ép” gây mất quyền lợi của người tham gia lao động”, ông Nguyễn Toàn Phong (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội – Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) đánh giá.
Một chiêu thức gian dối phổ biến bóc lột sức lao động của SV, theo ông Phong đó là việc quay vòng lao động bằng cách thử việc. “Lẽ ra công lao động là 100.000 đồng/ngày, nhưng thử việc chỉ được khoảng 70.000 đồng, không hưởng thêm bất cứ chế độ gì trong khi người sử dụng lao động có thể tận dụng thời gian thử việc, thử hết người này rồi thay người khác. Dù NLĐ làm tốt tới đâu, họ cũng tìm mọi lý do để bắt thôi việc, trốn tránh trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ”. Tuy nhiên, cũng theo nhận xét của ông Phong: Cách này cũng bất lợi cho phía người sử dụng lao động vì mất thời gian đào tạo và giới thiệu việc làm mỗi lần thay người mới.
Lao động tìm việc làm đổ dồn về Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội
Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội còn xảy ra trường hợp cho thuê lao động. Người lao động (NLĐ) vào công ty A nhưng công ty A lại chuyển NLĐ sang làm đơn vị B, mà mức lương bên B khá bèo bọt, công sức không tương xứng với lao động mà NLĐ bỏ ra, chế độ hà khắc hơn nhiều. Trường hợp này xảy ra phần lớn ở các khu công nghiệp Hà Nội. Do không đòi hỏi cao về trình độ nên công nhân hầu hết đều được lấy nguồn lao động từ các tỉnh thành lân cận, vì Trung tâm giới thiệu việc làm cũng chỉ đáp ứng được 10 – 20% yêu cầu.
Ông Phong nhận xét: Các quảng cáo rao vặt thuê người làm lương cao, càng hấp dẫn càng phải cân nhắc và cẩn trọng. Bởi lẽ, theo mặt bằng lương đối với lao động phổ thông mới đi làm chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng, nếu có tay nghề hơn sẽ hưởng lương trên dưới 3 triệu, dân kỹ thuật có thể lương cao hơn. “Vì thế, nếu đọc được tin quảng cáo tuyển dụng nói lương rất cao, thậm chí 5-7 triệu, trong khi bản thân lại chưa có nghiệp vụ, kinh nghiệm NLĐ phải xem xét kỹ trước khi ký hợp đồng”.
Ngoài ra, không ít SV đã và đang gặp phải một số thủ đoạn “móc tiền” gián tiếp thông qua công nghệ (dịch vụ tổng đài, SMS). Mẫu 1: lấy tiền qua dịch vụ tổng đài, ví dụ như tin nhắn gửi đến từ Tổng đài thông tin lao động việc làm 1900xxxxxx. Mẫu 2: lấy tiền qua SMS theo kiểu thông báo kết quả tuyển dụng như: “Chào bạn, Phòng hành chính nhân sự Công ty X đã xét duyệt CV của bạn và bạn đã đạt yêu cầu. Tuy nhiên theo quy định của công ty có yêu cầu nhỏ đối với bạn: Đó là bạn soạn tin nhắn theo mẫu ABC 1234 và gửi đến số xxx…”. Khi bạn nhắn tin SMS để được xét duyệt CV, nghiễm nhiên bạn đã mất một khoản tiền kha khá trong tài khoản thẻ.
Tìm trung tâm giới thiệu việc làm uy tín ở đâu?
Năm 2007, Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội đã thí điểm tổ chức có 3 phiên việc làm, năm 2008 tăng lên con số 12 phiên tương đương mỗi tháng 1 phiên, tháng 9/2009 đến hết năm 2010, mỗi tháng tăng cường lên 2 phiên. Dự kiến năm 2011 nâng tần suất lên 3 phiên một tháng, chưa kể các phiên việc làm lưu động sẽ tăng 10 phiên thay vì 5 phiên như năm cũ.
Nhu cầu tìm việc của SV cũng như NLĐ ngày càng tăng cao vào mỗi dịp Tết đến, đặc biệt chỉ tiêu tuyển dụng năm nay cũng gấp đôi so với Tết năm ngoái. Tại TP HCM, tính tới thời điểm hiện tại, Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố đã nhận tuyển dụng của 380 đơn vị, trong khi chỉ tiêu đề ra chỉ 350 và đã giới thiệu được cho 2.800 người có nhu cầu tìm việc ngày Tết.
Còn tại Hà Nội, cách đây từ hơn 1 tháng, mỗi phiên giao dịch việc làm của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội – Bộ LĐTB&XH Hà Nội có tối đa 80 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, lượng NLĐ đi dự thi dao động từ 2.500 – 4.000 người/phiên.
Đánh giá khái quát về thực trạng lao động năm nay, ông Phong cho biết: Tỷ lệ mất việc làm tăng đột biến do chính sách của Nhà nước, nhiều nhà máy phải di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành Hà Nội. Đây là một khác biệt cơ bản so với năm 2010.
Ngay từ những ngày đầu tiên đi làm sau khi nghỉ Tết Dương lịch, ngày 4/1, dù không phải phiên chợ, 1.000 công nhân của Công ty Dệt 8/3 đã đăng kí hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và tìm kiếm việc làm. Tiếp đó, ngày 10/1 đón thêm 100 NLĐ của May Thăng Long và trong ngày 20/1 có thêm 5 người của phân xưởng 8/3 tiếp tục lên đăng kí. Trong khi đó, cả năm 2010, Trung tâm chỉ có trên 3.000 người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Với nhu cầu tìm việc cao như vậy, đây cũng là thời điểm “mùa vụ” đối với các trung tâm môi giới, họ tận dụng cơ hội lừa SV dưới nhiều hình thức. Mặc dù, theo đánh giá của ông Phong (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội): Sau năm 2007, tình trạng lừa lọc SV đã ít hẳn đi. Lý do nhờ nhà nước tăng cường thực hiện đồng bộ 4 biện pháp trong đề án phát triển cung – cầu của thị trường lao động thủ đô, tăng cường vai trò quản lý nhà nước, thường xuyên có các ban ngành đi kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động các trung tâm môi giới việc làm có dấu hiệu trái luật, đóng cửa nhiều đơn vị vi phạm, thêm vào đó, sự hoạt động tích cực của các trung tâm giới thiệu việc làm chính thức và uy tín, có nhiều thông tin đến tay người lao động.
Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Trọng Hoàng (Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố), tốt nhất là SV không nên tìm việc ở những trung tâm môi giới, bởi nơi đây không có cơ sở pháp lý, rất phức tạp.
Những người lao động có nhu cầu tìm việc nên đến các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín, các sàn giao dịch việc làm chất lượng.
Anh Hoàng khuyên: Tại TP HCM, nếu có nhu cầu tìm việc, SV, các bạn trẻ có thể liên hệ tại trung tâm hỗ trợ sinh viên hoặc đoàn hội SV của các trường hoặc lên trực tiếp tại hỗ trợ trung tâm Thành phố hoặc việc làm thanh niên.
“Các bạn SV khi đến các trung tâm xin việc, trước tiên, nên hiểu công việc mình sẽ làm là gì. Sau nữa, cần trao đổi cụ thể với doanh nghiệp việc làm, mức lương ra sao và phải chắc chắn về thời gian các bạn có thể bỏ ra để làm việc, tránh tình trạng bỏ giữa chừng, cắt hợp đồng dẫn tới việc mất quyền lợi lẽ ra cần được hưởng”, ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên (TP HCM) nhấn mạnh.
Còn ông Nguyễn Toàn Phong, Phó GĐ Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội thành thật khuyên các bạn SV, những NLĐ có nhu cầu nên tìm đến các phiên giao dịch việc làm chính thức có uy tín như 144 Trần Phú, 285 Trung Kính hay ngõ 33, phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hà Nội.
“Nếu so với năm 2010, bắt đầu năm 2011, trung bình cả 2 sàn (144 Trần Phú và 285 Trung Kính) 1 tháng có 6 phiên, tính ra tuần nào cũng có phiên giao dịch việc làm. Thông tin việc làm chính thức tới NLĐ được cập nhật thường xuyên, thông qua thông tin đại chúng, các tờ rơi, áp phích và trực tiếp tại sàn giao dịch, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của NLĐ” – Ông Phong tự tin khẳng định.
Trong quá trình trao đổi, trò chuyện với SV, từ phản ánh của nhiều “nạn nhân” bị lừa, anh Nguyễn Trọng Hoàng (Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố HCM) nhắn nhủ một số điều “nằm lòng”: Thứ nhất, SV phải suy nghĩ kỹ trước khi tham gia đăng kí việc làm tại các trung tâm gia sư bởi “trước khi đi làm, bạn phải mất % lệ phí, nếu không có lớp dạy cũng không lấy được tiền”. Thứ hai, SV nên cẩn trọng với bán hàng đa cấp, bởi “họ đưa ra thuyết phục rất cao, ngay bạn bè thân cận, bạn cùng phòng, cùng lớp hay cùng quê cũng có thể lôi kéo nhau “vào tròng”. Thứ ba, cảnh giác với những lời rao việc làm trên mạng như “cần người bán hàng gấp”, “làm việc lương cao”, những công việc “hot” dễ dụ dỗ SV vì lương hấp dẫn, kiếm việc nhanh.
Theo VTC
Độc chiêu lừa 'kiều nữ' về 'động'
Nghề rước "kiều nữ" về làm tại các "động sung sướng" được các má mì truyền tai để hành nghề. Bi kịch cuối cùng lại rơi vào những cô gái nhẹ dạ, cả tin, trót lỡ sa chân vào cạm bẫy.
Mưu ma, chước quỷ
Đến động Voi, nhiều người đều biết đến những cái tên nổi cộm như: "Sáu Sò", "Lan Trắng" và "Lộc Vinh"... theo giới "buôn phấn, bán hương" đánh giá là "đệ nhất cao thủ" trong nghề chăn dắt gái. Đến nỗi, bọn họ còn kháo nhau rằng, nếu "kiều nữ" nào đen đủi chỉ cần gặp các "cao thủ" này một lần là "sập bẫy".
Trước nhu cầu cần "tuyển" các cô gái trẻ đẹp về phục vụ cho động Voi. Các tú, ông tú bà về đến tận các thôn bản xa xôi ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình... để gạ gẫm, dụ dỗ. Đối tượng mà bọn chăn dắt gái quan tâm hàng đầu là những gia đình có hoàn cảnh thật đặc biệt éo le, vì có thế các tay cò gái mới dễ bề đánh bẫy được "con mồi".
Một thiếu nữ của huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn, Nghệ An bị lừa bán vào động mại dâm.
Câu chuyện đám chăn dắt gái vẫn được lưu truyền ở động Voi, cách đây một năm tên Cung leo đèo, lội suối lên thôn Châu Thành, xã Đồng Văn Tân Kỳ (Nghệ An) dụ gái. Sau mấy ngày lặn lội tìm hiểu các gia đình có hoàn cảnh thật đặc biệt giống như cán bộ huyện đi tra sổ hộ nghèo để ủng hộ những gia đình khó khăn. Khi tia được "con mồi" là em Vi Thị Q. xóm Châu Thành, Cung liền hỏi một số thông tin về gia đình và tìm đến nhà em. Khi thấy Q. ở nhà một mình, Cung gặp và giới thiệu là đến đây tìm người giúp việc vặt.
Khi mẹ và bà biết chuyện định không cho đi, nhưng Cung bảo với mẹ cho Q. đi làm tháng 800.000 đồng, chứ hái măng đến cả năm có được từng ấy tiền thôi. Để tạo niềm tin, Cung còn cho gia đình số điện thoại của mình, cho ứng trước tiền.
Táng tận hơn, trên đường về cò Cung còn nhanh tay "ra đòn" dùng Q để nhử các "con mồi" khác là đám bạn học cũng khó khăn, vất vả như gia đình mình.
Thấy vừa có bạn cùng làm với mình lại giúp đỡ được bạn nên Q đã thực thà gọi về cho Vi Thị Hương (SN 1994, cùng thôn), bảo bạn có thích đi làm như mình không? Tưởng Q làm ăn ổn, nên Hương. đã rủ Vi Thị Huyền (SN 1996, đang học lớp 6) bán xe đạp 80.000 đồng cho người trong làng, rồi cùng bạn bắt xe xuống Vinh đi làm thuê.
Mãi khi bị "sập bẫy" vào động mại dâm, các em mới ngớ hoảng hồn và tìm mọi cách trốn thoát, nhưng động Voi là chỗ "đi dễ khó về".
Đâu chỉ có thế, ngay trên địa bàn xã Kỳ Phong, Kỳ Anh, một "điểm nóng" của động Voi, những kẻ chăn dắt dùng ngay con gái của mình ra chiêu tàn độc lừa ngay bạn học cùng lớp chỉ vì bạn ấy bị mẹ đánh đập.
Những cuộc đào tẩu bất thành
Như đã thành thông lệ, cứ bắt đầu trời nhá nhem, khách làng chơi lại đến động Voi mỗi lúc thêm một đông. Đặc biệt là cánh lái xe đường dài thường hay dừng lại đây ăn nghỉ, vì tiện đường qua lại. Phần khác đám thanh niên lêu lổng cũng bắt đầu một đêm "thả phanh" phóng xe vù vù đi "vờn bướm, bắt ong" chốn này.
Nhiều thiếu nữ rơi vào cạm bẫy của các má mì.
Ngồi thu mình trong quán đợi khách, Thu Nga - "kiều nữ" vừa mới bị bà chủ tẩn cho một trận nhừ tử, vì can tội dám bỏ về nhà vẫn chưa kịp hoàn hồn mà cứ "ấp a, ấp úng", bảo gì nghe nấy không một chút phản ứng.
Thấy lạ tôi vội lân la làm quen, thì nàng bảo: "Em vừa bị bà chủ "yêu" cho một trận nhớ đời vì tội muốn chuồn. Anh thấy có tức cười không, em có nợ nần gì người ta mà cứ thản nhiên hành hạ em như vậy?".
Rồi Nga kể: Vừa bị lừa gạt vào đây khoảng hơn một tháng trời. Vậy mà ban đầu chủ nhà còn ngon ngọt dụ dỗ nhưng khi thấy em không "tuân", lập tức cả nhà xông vào đánh đập tàn nhẫn, thậm chí đánh ngày chưa đủ, chủ quay sang đánh đêm. Sau đó sai mấy đứa cũng bị sa chân vào động Voi làm gái như em thay phiên nhau động viên khuyên bảo. Nghe lời thì sống, không thì chỉ có con đường bỏ xác lại. Thôi "một liều, ba bảy cũng liều" sau mình bỏ về cũng chưa muộn.
Và chấp nhận đứng đường mời gọi khách mua dâm ở động Voi
Tuy nhiên, các "kiều nữ" đâu hay đó là "chiêu thức" của chủ nhà "vẽ" ra để trói chân họ. "Đã là con đĩ thì còn mơ chi ngày trở về nữa. Có chăng ngày về "hoa tàn, nhụy héo còn gì là xuân". Bọn em vào đây làm sao có cơ hội ra được?". Nói rồi hai hàng nước mắt của Nga rơm rớm trào tuôn, dù không nức nở nhưng trông thật thê thảm, buồn thương.
Nga nói: Như em còn may, có đứa chủ còn không cho ăn mà đẩy đi "biệt phái" vào tận Quảng Bình, vì tội không tuân lời chủ. Nghe mà phát khiếp.
Đâu chỉ mình Nga, "kiều nữ" Hồng ở quán kế bên kể, ngày trước khi vào đây em cũng đã từng bỏ trốn vài lần nhưng lần nào cũng bị chủ phát hiện và đánh cho đến phát điên nên giờ quen rồi, có đuổi cũng không về nữa, vì về quê có ai coi trọng mình đâu. Cách đây mới hôm, em còn gặp cả người cùng xóm định bỏ chạy thì anh ta níu lại hàn huyên. Giờ xấu hổ lắm". Theo Hồng, 10 cô vào đây thì có đến 9 cô đã từng bỏ trốn nhưng đều bất thành.
Giang Uyên
Theo Bưu điện Việt Nam
'Méo mặt' vì hoa cài, quả cấy dịp Tết Càng về thời điểm cuối năm, thị trường hoa tươi, hoa cảnh, cây cảnh càng sôi động, giá bán "leo thang" từng ngày. Đây cũng là dịp NTD dễ bị lạc vào ma trận hàng giả, mất tiền nhưng chỉ biết "ngậm quả đắng" vì những chiêu lừa tinh vi "hoa cài, quả cắm". "Ngậm quả đắng" với hoa cài, quả cắm Những...