Chiêu lừa vé số trúng thưởng
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra nhiều vụ lừa đổi vé số trúng thưởng. Nạn nhân là những người nghèo khó sống bằng nghề bán vé số dạo.
Bà Nguyễn Thị Xinh (ngụ P.Tân Phong, TP Biên Hòa), bán vé số dạo, cho biết trong tuần qua khi bà đang bán vé số ở khu vực xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), có một người đàn ông hơn 30 tuổi đi xe máy tay ga bịt mặt hỏi đổi một vé trúng thưởng của Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang trúng giải năm, trị giá 1 triệu đồng.
“Sau khi đổi cho người đàn ông đó bằng 10 tờ vé số mới chưa xổ trị giá 100.000 đồng và 900.000 đồng tiền mặt, tôi chuyển vé trúng thưởng lên đại lý vé số ở TP Biên Hòa, đại lý cũng không phát hiện. Khi đại lý chuyển đến Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang thì mới bị phát hiện vé trúng thưởng bị dán khống nên trả về, chúng tôi mới té ngửa” – bà Xinh nói.
Ông Hai Minh (bìa phải) dù đã lớn tuổi phải đi bán vé số vẫn bị kẻ lừa đảo nhắm đến – Ảnh: Hà Mi
Ông Nguyễn Văn Mong, trưởng Công an P.Trảng Dài (TP Biên Hòa), cho hay trong tháng 10, người bán vé số dạo có đến trình báo bị lừa vé số trúng thưởng. Do bị lừa ở địa bàn khác nên công an phường hướng dẫn họ đến công an ở địa bàn xảy ra lừa đảo để trình báo. Ông Mong cho biết sẽ rà soát các thông tin trên để cảnh giác với người dân về các thủ đoạn lừa đảo.
Một nạn nhân khác là Đinh Bá Nam (14 tuổi, ngụ P.Tân Phong) cho hay gần đây đã bị một đối tượng khoảng 30 tuổi lừa mất 100 tờ vé số bằng thủ đoạn cắt dán như trên. Khi Nam đi bán vé số trên đường Đồng Khởi, TP Biên Hòa đã đổi 10 tờ vé số trúng thưởng giải tám trị giá mỗi tờ 100.000 đồng. Do không có tiền đổi, người đàn ông nọ nói lấy 100 tờ vé số mới chưa xổ trị giá 1 triệu đồng. Nam nói: “Đổi vừa xong tôi phát hiện có một tờ rách bị tróc số, kiểm tra thêm chín tờ khác mới biết bị lừa, vừa ngước lên thì người đàn ông phóng xe chạy mất”.
Còn ông Hai Minh (ngụ xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) nhớ lại: “Tôi đang đi bán thì một thanh niên hỏi mượn giấy dò. Người này nói trúng hai tờ kêu tôi đổi 400.000 đồng. Tôi chỉ còn hơn 200.000 đồng nên phải đưa thêm vé số chưa xổ. Ai ngờ về đại lý phát hiện là vé số cạo sửa”. Do bị lừa mất vốn nên hằng ngày ông Minh phải còng lưng trả góp cho đại lý để tiếp tục đi bán vé số mưu sinh.
Video đang HOT
Vé số do bà Xinh đổi được Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang xác nhận là… dán – Ảnh: Hà Mi
Chị Hạnh, bán vé số nhiều năm ở P.Quyết Thắng (TP Biên Hòa), cho biết: “Các đối tượng lừa đảo thường nhắm vào giải thưởng nhỏ, đổi vài tờ lấy tiền hoặc lấy vé số mới chưa xổ. Không chỉ cạo sửa số mà người lừa đảo còn sửa ngày tháng năm nên sơ hở là bị lừa ngay”. Theo chị Hạnh, chị từng là nạn nhân của một vụ sửa ngày tháng năm trên vé của Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM. Đối tượng cầm vé đổi giải tám trị giá thưởng 100.000 đồng để đổi 10 tờ vé số mới. Sau khi đổi, chị đưa đại lý mới bị phát hiện số trúng thì đúng nhưng hình ảnh trên vé số không đúng và ngày tháng năm đã bị sửa. “Từ khi bị mất tiền oan, tôi luôn lưu mẫu vé số của từng ngày xổ số để tránh bị lừa” – chị Hạnh tâm sự.
Một đại lý vé số ở địa bàn tỉnh Đồng Nai cho biết đã có hàng chục người bán vé số dạo trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Nhiều người nghèo chọn nghề bán vé số dạo làm nghề mưu sinh đã phải điêu đứng trước thủ đoạn này. Có người bị lừa đã trắng tay, vay mượn người thân, “đồng nghiệp” hoặc năn nỉ đại lý tạo điều kiện để tiếp tục được đi… bán vé số. Bà Xinh nói sau bị lừa gia đình bà điêu đứng: “Ngày nào tôi cũng khóc. Tôi phải vay mượn tiền để trả cho đại lý và tiếp tục bán vé số chứ không biết làm gì để sống nữa”.
Theo 24h
Cảnh giác với màn kịch: Nhặt được iPhone, bán rẻ
Màn kịch: "Người nông thôn, nhặt được chiếc điện thoại iPhone, không biết sử dụng nên bán rẻ", đã khiến khối nạn nhân "sập bẫy".
Việc một số doanh nghiệp trong nước nhập khẩu các sản phẩm điện thoại nhái
iPhone 4 và 4S để bán tại Việt Nam đã gián tiếp tiếp tay cho kẻ gian
có phương tiện lừa đảo rất hiệu quả.
Kịch bản phổ biến của trò lừa này là nhằm vào những người nhẹ dạ và ham của rẻ, ít có kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm điện thoại cao cấp như iPhone. Kẻ lừa đảo thường vào vai người lao động như buôn đồng nát, bán vé số, bông tăm, kẹo cao su hoặc công nhân, dọn nhà giúp việc... ở quê ra thành phố, tình cờ nhặt được chiếc điện thoại xịn (iPhone 4 hoặc 4S) nhưng không biết cách tắt máy, nhưng thực chất là hàng iPhone nhái của Trung Quốc, giá chỉ vài trăm ngàn đồng.
Nạn nhân được chọn để lừa thường là người chưa quen thuộc với các dòng điện thoại đắt tiền như iPhone, có thể là khách uống cafe, người bán hàng, người có tuổi... Kẻ lừa đảo thường tiếp cận nạn nhân bằng cách nhờ tắt giúp nguồn vì máy cứ đổ chuông liên tục, hoặc nhờ định giá chiếc điện thoại này vì vừa nhặt được, gia đình nghèo lại đang có người ốm nên muốn bán khoảng 1-2 triệu để có chút tiền trang trải thuốc men...
Do bị lừa bởi vẻ nhà quê, thật thà chất phác cùng hoàn cảnh kể lể khó khăn của các "nữ quái lừa" này, nhiều người cả tin đã mất oan hàng triệu đồng. Kẻ lừa đảo ra vẻ lấm lét sợ sệt, dấm dúi đưa iPhone 4 cho nạn nhân xem qua rồi cầm lại ngay vì "sợ bị người mất máy tìm thấy, đòi lại mất".
Chiếc iPhone 4S rởm còn được cố tình làm trầy xước trông cho giống hàng thật đã qua sử dụng.
Nạn nhân do thiếu hiểu biết nên dễ tin là điện thoại iPhone 4 thật, nghĩ mình gặp may vì mua được chiếc điện thoại xịn với giá rẻ nên cũng muốn mua nhanh bán nhanh, chẳng kịp kiểm tra kỹ, có khi còn cho thêm kẻ lừa đảo một đôi trăm ngàn vì thương hoàn cảnh khó khăn. Chỉ sau khi kẻ lừa đảo đã biến mất, nạn nhân khi xem kỹ máy hoặc nhờ người khác kiểm tra mới biết mình bị lừa.
Sau khi xuất hiện ở TP.HCM, Tây Ninh và các tỉnh lân cận hồi đầu tháng 8, trò lừa này đã nhanh chóng lan ra cả miền Trung và xuất hiện ngày càng nhiều ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc như ở Phủ Lý (Hà Nam), Sóc Sơn hay ở cả các quận trung tâm Thủ Đô. Có trường hợp kẻ lừa bán iPhone rởm còn chọn vị trí ở cột ATM, nạn nhân sẵn tài khoản còn tiền và hám rẻ nên rút ra mua luôn.
Xuất hiện nhiều vì dễ lừa, khó bắt
Kẻ lừa đảo cũng thường chọn những phố, ngõ vắng người để dễ "diễn kịch". Mới đây nhất, lúc 12h trưa 18/9, chị H, nhân viên quán Pi-Cafe trong ngõ 34A Trần Phú cũng được một "chị buôn đồng nát" lạ mặt đạp xe đến thập thò bắt chuyện hỏi han, rồi gạ bán chiếc điện thoại iPhone 4S nhặt được của người đi đường đánh rơi.
Thấy chị H. có vẻ cắn câu, "ả buôn đồng nát" chốt giá thêm bằng kịch bản "ban nãy chị vừa nhờ một cậu ở cửa hàng điện thoại tháo hộ sim ra rồi. Họ trả chị 2,2 triệu nhưng chị chưa muốn bán vì nghĩ cái điện thoại này đắt tiền hơn nhiều".
Trong lúc đang "chốt giá" 2,5 triệu cho chiếc iPhone 4S và chị H. loay hoay tìm cách xoay món tiền gần bằng cả tháng lương để mua vì nghĩ gặp được món hời, rất may chị chủ quán về đến nơi. Sau khi cầm xem thử thấy nhẹ hơn so với những chiếc iPhone 4 khác, chị chủ liền gọi điện cho chồng để tham khảo và được trả lời rằng chắc chắn là trò lừa đảo. Ngay khi vừa thấy chị chủ quán gọi điện, biết khó lừa nổi, ả "buôn đồng nát" xin cầm lại máy rồi lấy xe đạp đi thẳng.
Trong trường hợp người được mời mua biết chắc là máy iPhone rởm thì cũng chỉ có thể từ chối không mua hoặc cảnh cáo vài câu, vì kẻ lừa đảo vào vai người lao động thật thà, tình cờ nhặt được điện thoại iPhone nên không biết hàng thật hàng nhái thế nào, nếu người xem muốn mua thì họ bán. Kể cả nếu nạn nhân báo công an thì cũng chỉ tịch thu máy điện thoại là đồ nhặt được chứ chưa đủ cơ sở để bắt giữ thủ phạm, trừ trường hợp theo dõi và ghi lại được đầy đủ quá trình lừa đảo (chẳng hạn như bán được chiếc này xong lại rút ra chiếc khác đi bán tiếp).
Chân dung một "nữ quái lừa" trong vai đi bán bông tăm ở phố Nguyễn Chí Thanh
(Hà Nội), đã bán cho nạn nhân là người rút tiền ở cột ATM một chiếc iPhone 4
hàng nhái với giá 2 triệu đồng.
Chiêu trò lừa đảo này thực ra chỉ là "bình mới, rượu cũ", còn việc sử dụng điện thoại iPhone 4 để đánh vào tâm lý hám rẻ thì từ lâu cũng đã có những trò lừa tương tự, chẳng hạn như nhặt được dây chuyền vàng, nhẫn vàng, đồng hồ Rolex... ngoài đường, rồi gạ người đi đường mua lại.
Phổ biến hơn cả là trò lừa bán kính râm xịn ở Hà Nội và các vùng lân cận, thường là một gã bặm trợn đi bộ hoặc dắt xe đạp tay cầm kính râm kiểu đắt tiền như Rayban, kính Kơn (kính Mỹ), mời mua kính xịn đang dùng, vì cần tiền nên bán rẻ nhưng thực chất chỉ là hàng nhái. Kể cả người mua biết không phải hàng xịn, trả bừa 50-100 ngàn cho qua chuyện thì vẫn bị hớ, vì theo các dân buôn kính, loại kính nhái này bán theo... cân, giá thành mỗi chiếc chỉ vào khoảng 10-20 ngàn đồng.
Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - Bộ Công an khuyến cáo:
Người tiêu dùng cần phải cảnh giác với các thủ đoạn lừa bán iPhone rộ lên thời gian qua. Trên địa bàn TPHCM, Tây Ninh..., gần đây xuất hiện một số đối tượng lừa đảo với chiêu thức tinh vi, nhiều người đã bị chúng cho sập bẫy với thủ đoạn lừa bán iPhone xịn giá rẻ.
Theo cơ quan công an, các đối tượng này (chủ yếu là phụ nữ, giả bán vé số, ở quê đến TP...) tìm cách tiếp cận người đi đường, khách uống cà phê..., đưa ra một chiếc iPhone rồi bảo rằng vừa nhặt được và nhờ tắt nguồn. Sau đó, họ bảo không biết sử dụng và ngỏ ý muốn bán với giá chỉ 1,5-3 triệu đồng. Nhiều người tưởng thật, cho rằng mình gặp may liền móc tiền trả để lấy "iPhone". Sau khi mua về, máy luôn gặp trục trặc, mang tới tiệm kiểm tra thì họ mới phát hiện đó là iPhone Trung Quốc hoặc tân trang, giá chỉ bằng phân nửa số tiền họ đã bỏ ra.
Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm cho biết sau khi mua "iPhone", nhiều người còn cho thêm người "nhặt được của rơi" vài trăm ngàn đồng. Theo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, để không trở thành nạn nhân của những đối tượng lừa đảo này, người dân nên cảnh giác khi mua bán ngoài đường, nơi công cộng, nhất là đừng ham cái bẫy giá rẻ mà bọn lừa đảo giăng ra.
Theo ANTD
Chủ cửa hàng mỹ phẩm mắc lừa "tây ba-lô" Lợi dụng khi chủ cửa hàng đang lúi húi chọn đồ theo yêu cầu của mình, các đối tượng nhanh chóng ra tay cuỗm đồ rồi chuồn êm. Cửa hàng mỹ phẩm nơi xảy ra sự việc Thời gian gần đây trên địa bàn TP. Vinh, Nghệ An xuất hiện một kiểu lừa đảo mới khá tinh vi. Theo thông tin có được,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu và mua bán vũ khí thô sơ quy mô lớn

Hai lái xe ô tô bị bắt tạm giam sau gần 1 năm tông chết người đi đường

Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây khai thác cát trái phép quy mô lớn

Bị tung clip đánh người dã man trên đường, đối tượng ra đầu thú

Triệu tập tài xế xe tải cầm dao chặn xe, doạ chém tài xế khác trên quốc lộ

Nhân viên kế toán Chi cục thi hành án dân sự lãnh 18 năm tù về tội lừa đảo

Xử lý nghiêm các hình thức quảng cáo cờ bạc trực tuyến

Ra tay giết hàng xóm do mâu thuẫn cá nhân

Cảnh giác mắc bẫy lừa đảo khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ số lạ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Người đàn ông chặn đường đâm tử vong một phụ nữ

Khởi tố bị can giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi gây tai nạn giao thông

Lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương để thu hồi tài sản vụ Vạn Thịnh Phát
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 20: Quân từ chối gặp mặt do mẹ sắp đặt
Phim việt
9 phút trước
Cây xanh ngã đổ đè xe máy, thiếu nữ 16 tuổi tử vong
Tin nổi bật
11 phút trước
Sốc với nhan sắc thật của Nhã Phương
Sao việt
19 phút trước
Việt Nam có 'nữ hoàng của các loại trái cây', mỗi ngày một quả bổ ngang tổ yến
Sức khỏe
36 phút trước
Còn ai nhớ Kevin-Prince Boateng
Sao thể thao
37 phút trước
Scholes trút giận lên Onana
Lạ vui
38 phút trước
Nữ ca sĩ 25 tuổi đột ngột qua đời, lời nhắn cuối cùng vỏn vẹn 3 chữ gây xót xa
Sao châu á
51 phút trước
7 nhóm thực phẩm nên ăn làm đẹp da
Làm đẹp
1 giờ trước
Hé lộ ảnh hậu trường toé máu của Kay Trần trong phim kinh dị "Dưới đáy hồ"
Hậu trường phim
1 giờ trước
Bé Sóc như một duyên mệnh mà ông Trời đã ban cho vợ chồng ca sĩ Tùng Dương
Nhạc việt
2 giờ trước