Chiêu lừa mới từ việc giao hàng mua bán online
Người đàn ông tự nhận là xe ôm tìm đến cửa hàng điện thoại của anh Tuấn xin gặp để chuyển gói đồ mỹ phẩm. Thấy ông ta đọc đúng số máy của mình, bị hại cả tin rút ví trả tiền.
Anh Tuấn (nhân viên một cửa hàng bán điện thoại trên phố Thái Hà, quận Đống Đa) kể, tối 25/6, đang ở cửa hàng cùng đồng nghiệp có người đàn ông trên 40 tuổi, nhận là xe ôm đến xin gặp anh.
Nhiều lần nhận hàng giúp vợ theo phương thức thanh toán qua online nên khi thấy người đàn ông lạ mặt đọc đúng số điện thoại, Tuấn đã chuẩn bị tiền để trả. Trước khi giao tiền, nam nhân viên gọi điện hỏi vợ nhưng không được.
Thấy thái độ nhiệt tình của người đưa hàng, Tuấn không chút nghi ngờ đưa 1,7 triệu đồng cho ông ta.
Anh Tuấn (đứng) điện thoại cho vợ không được, nên nhờ bạn trả tiền cho người đến ship hàng. Ảnh: Cắt từ clip.
Video đang HOT
Khi nhận điện thoại của vợ, anh Tuấn mới phát hiện mình bị lừa. Bóc gói hàng kiểm tra, bên trong có 2 lọ mỹ phẩm dán tem nhập khẩu, nhưng đều là sản phẩm không thương hiệu. “Tôi tìm giá loại mỹ phẩm này trên mạng nhưng không thấy”, anh Tuấn chia sẻ.
Theo bị hại, lúc anh gọi điện thoại cho vợ, kẻ lừa đảo cũng loay hoay bấm số gọi cho ai đó. “Nếu vợ tôi bắt máy, phát giác hành vi, rất có thể kẻ gian sẽ vờ điện trách móc đầu giao hàng đã ghi nhầm địa chỉ, số điện thoại khiến chuyển nhầm sản phẩm, rồi hắn cáo lỗi ra về”, anh Tuấn nhận định.
Cũng theo phán đoán của nhân viên này, người đàn ông tự nhận là xe ôm có thể đã tìm kiếm trên thông tin trên mạng xã hội các trường hợp anh em, vợ chồng nhờ chuyển hàng hàng đến cho nhau để nắm địa chỉ, số điện thoại thực hiện hành vi phạm pháp.
Nói về việc chia sẻ đoạn clip, anh Tuấn hi vọng những người hay giao dịch, mua bán qua mạng như gia đình anh cần cảnh giác, tránh bị lừa đảo.
Trao đổi với PV, một cảnh sát hình sự đánh giá, hành vi trên có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vị cán bộ này cho biết, cơ quan công an vừa tiếp nhận thông tin về một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản tinh vi. Kẻ gian có dấu hiệu sử dụng một phần mềm hoặc thiết bị nhại số điện thoại để gây án.
Có trong tay phần mềm này, chúng sẽ nhắn tin, gọi điện cho bất kể ai (nhắm tới người giàu có), song trên điện thoại người nhận cuộc gọi lại hiện lên số những người thân quen của họ (nhờ thiết bị nhại số). Vờ là người nhà, chúng lựa hỏi vay tiền để chiếm đoạt.
“Nếu nhận thấy cách trò chuyện, giọng nói người thân qua điện thoại có biểu hiệu nghi vấn, người dân cần hỏi kỹ các thông tin liên quan để tự kiểm tra. Khi kết thúc cuộc gọi, hãy dùng điện thoại của mình gọi lại cho người thân từ số điện lưu trong máy để xác thực”, cán bộ này khuyến cáo.
Theo Zing News
Lấy vợ giàu
Nhà nó đông anh em, bôn ba mỗi người mỗi nẻo, ai có thân người ấy lo, cũng do bố mất sớm. Vừa thi xong cấp ba còn chưa biết đỗ, trượt nó đã lên đây cùng anh trai chị dâu làm bốc vác, chở hàng từ nhà phân phối đến các đại lý.
Nó vốn khỏe mạnh lại lẻo mép nên chẳng mấy đã tán tỉnh được con nhà ông chủ mà nó hay đến giao hàng. Chỉ sau đó ít tháng cô tiểu thư con nhà giàu đã nôn ọe "mặt xanh nanh vàng" mách lại với bố mẹ. Thôi đành con dại cái mang, ngẫm con mình cũng mải chơi đua đòi nào có được học đến đầu đến đũa, chẳng thể đòi hỏi rể cao siêu hơn. Họ cũng cần một người đáng tin cậy ở rể nên chấp nhận đứa sức dài vai rộng, "vai u thịt bắp mồ hôi dầu" cho dễ sai vặt, về đây dạy nghề buôn bán lại hơn.
Còn nhà nó thì vừa nghe tiếng "đại gia", nhà cao cửa rộng đã mừng mừng, người ta sinh mỗi cô con gái, lại có cái cửa hiệu to đại tướng ở gần chợ tỉnh, cơ ngơi sau chẳng là của nó thì của ai. Nên ai cũng yên tâm nhất thằng ấy, nhất trí luôn, mang trầu cau lễ ngãi cho phải phép đến.
Dân hám của tưởng được phen vớ bẫm ai ngờ, họ là con buôn đầu không những có sỏi mà còn tinh vi hơn một máy vi tính công nghệ mới nhất, lúc nào cũng tham công tiếc việc, còn lâu mới qua mặt được, vả lại có làm thì mới có ăn... Nên rốt cuộc nó vẫn là tên bốc vác bình thường, như thằng ở trong nhà, đi đâu cũng phải xin phép, chẳng được quyết việc gì, nhà có việc cần về phải dấm dứ, lấy đà chán chê xem bố mẹ vợ có thu xếp được người thay thế trông coi kho không đã.
Thấy mọi người cứ nâng cao quan điểm nhạo "chó chui gầm chạn" mãi nó cũng tự ái, nghe đâu vợ chồng nó sắp bỏ nhau, vì chồng muốn ra ở riêng cho chủ động, vợ thì suy trước tính sau, nghe mẹ to nhỏ cũng hốt, giờ bỏ ra ngoài thì lấy gì mà ăn, nhà chồng nghèo, chồng thì nào biết tu chí, tạo việc cho còn chẳng chịu làm, chỉ thích làm tướng, hai đứa đều thất học, vợ quen sướng từ bé, trong khi con còn bé tí, khôn hồn phải biết nhịn.
Bởi bố vợ nó cứng cỏi tuyên bố thẳng: "Nếu anh ra ngoài ở thì thôi, việc nhà này không cần anh phải góp mặt, dưới xuôi có việc chúng tôi cũng không thể đến, coi như tuyệt giao". Nó nghe cũng chờn, bởi nói đi rồi nói lại nó cũng có giỏi giang đâu, chưa gì đã đòi làm ông chủ, tiền rủng rỉnh, tiêu tới tấp thì cũng hơi quá. Giờ từ chỗ đang có tất cả, ra ở trọ sẽ thiếu thốn đủ kiểu rồi nhục nhã, chẳng ai biết mình là ai. Nên nó nghe lời mẹ đẻ khuyên "hi sinh đời bố củng cố đời con", chấp nhận ở lại, quyết định tiếp tục đời sống của một cây tầm gửi. Với nó, cuộc đời giờ là một chuỗi những vòng luẩn quẩn, bế tắc, lực bất tòng tâm.
Theo VNE
Hãng Boeing kiểm tra vết nứt ở cánh Dreamliners 787 Tập đoàn Chế tạo máy bay Boeing Corp ngày 7-3 thông báo phát hiện thấy những vết nứt nhỏ trên bộ phận cánh của 42 máy bay dòng Dreamliners 787 đang trong quá trình sản xuất tại Nhật Bản. Đại diện của Boeing, ông Doug Alder cho biết, vết nứt được phát hiện trên các bộ phận cánh máy bay do Công ty...