Chiêu lừa mới của đối tượng giả danh cán bộ điều tra
Phòng CS kinh tế CATP Đà Nẵng ngày 27-8 cho biết, vừa tiếp nhận thông tin của một bị hại bị nhóm đối tượng lừa đảo công nghệ cao chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Để lừa được bị hại, các đối tượng liên tục dùng chiêu “chất vấn”, hù dọa khiến nạn nhân hoảng sợ, buộc mang hết tất cả số tiền dành dụm được giao cho chúng…
Phiếu chuyển số tiền 660 triệu đồng từ chị T. cho tài khoản Huỳnh Tấn Thanh và Tài khoản zalo của đối tượng giả mạo cán bộ VKS để lừa chị T.
Những cuộc gọi sặc mùi đe nẹt
Nạn nhân lần này là chị Ng. T. – nhân viên đang làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng. Đến trình báo sự việc với CQĐT ngày 22-8, chị T. cho hay bị đối tượng lừa đảo liên tục gọi điện thoại “chất vấn” sặc mùi dọa nạt. Chị T. kể, khoảng 9 giờ 30 ngày 21-8, chị đang làm việc với khách hàng tại TP Huế thì nhận được một cuộc điện thoại từ số máy lạ. Đầu dây bên kia, giọng người đàn ông tự giới thiệu là nhân viên bưu điện và cho biết chị có một bưu phẩm nhưng địa chỉ không rõ ràng nên 2 lần nhân viên tìm để phát không được. Người này hỏi: “Chị có muốn biết bưu phẩm là gì không?”, Chị T. còn chưa kịp trả lời thì người này nói ngay: “Là giấy triệu tập của TAND TP Hà Nội đó chị”. Tiếp đó, “nhân viên bưu điện này cho biết, “Trước 16 gờ 30 ngày 21-8, chị phải có mặt tại tòa án để làm việc vì chị bị tình nghi có mở một tài khoản ngân hàng tại Hà Nội để giao dịch ma túy và rửa tiền. Nếu chị không có mặt đúng thời gian triệu tập, chị T sẽ bị bắt giam khẩn cấp”.
Nghe bị dính vào pháp luật, chị T. tỏ ra mất bình tĩnh. Vừa phân bua giải thích mình vô tội và chị T. cho hay, do đột xuất nên không kịp ra Hà Nội để gặp mặt “cơ quan chức năng” trong chiều 21-8. Nghe vậy, đối tượng bảo chị có muốn nói chuyện với cán bộ điều tra để giải trình, cam đoan mình vô tội hay không. Chị T. vừa dứt tiếng đồng ý thì chị T. được kết nối cuộc gọi với một nam thanh niên. Người này tự xưng là Cảnh sát Hình sự của “Phòng điều tra Hà Nội”. Anh này hỏi chị có quen biết, mua bán ma túy với một người tên Thơ, một người tên Hòa hay không? Có vay tiền ngân hàng để mua bán ma túy hay không”… “Nếu tài khoản tại ngân hàng A. không phải là của chị, vậy chúng tôi sẽ phong tỏa để điều tra, chị có đồng ý hay không?” Khi chị T. trả lời đồng ý, đối tượng lại bảo sẽ kết nối cho chị nói chuyện với “cán bộ VKS” để thống nhất.
Sau đó, một đối tượng mạo xưng cán bộ VKS xưng tên là Dũng, đề nghị chị kết bạn zalo để gửi chị xem “Quyết định triệu tập”. Người này cho rằng có một bị can trong một vụ án ma túy lớn sắp đưa ra xét xử khai chị nằm trong đường dây tội phạm. Rồi đối tượng này lại “chất vấn”: Chị cho biết mình có bao nhiêu nhà, bao nhiêu đất? Chị có vàng, có sổ tiết kiệm hay không”… Trước những lời chất vấn dồn dập cộng thêm “Quyết định triệu tập” mà đối tượng gửi qua zalo có đóng dấu đỏ, rồi hình nền và hình đại diện trên zalo là những người mặc sắc phục ngành kiểm sát; hình nền đại diện của “cán bộ điều tra” là những người mang sắc phục Công an, chị T. thật thà “khai báo” mình không có nhà cửa, đang ở nhà thuê với mẹ già. Chị có 2 sổ tiết kiệm tại 2 ngân hàng với số tiền hơn 950 triệu đồng, hiện sổ đang cất tại nhà trọ ở Đà Nẵng…
Lúc đó, “cán bộ VKS” yêu cầu: “Để khẳng định sự trong sạch, chị phải hợp tác với các cơ quan pháp luật, rút hết tiền tiết kiệm gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Công an. Nếu sau 1 tuần điều tra, chúng tôi sẽ hoàn trả lại tiền, kèm theo lãi suất. Nếu chị bất hợp tác, chúng tôi sẽ tịch thu, sung vào công quỹ”.
Video đang HOT
Thủ đoạn lừa đảo tinh vi hơn
Khi thấy “cá” gần như đã cắn câu, vị “cán bộ VKS” yêu cầu chị T. lập tức bắt taxi từ Huế về nhà ở Đà Nẵng để lấy 2 cuốn sổ tiết kiệm, sau đó đi thuê một phòng khách sạn để “trao đổi công việc qua zalo, tránh kể cho người khác biết để giữ bí mật điều tra”. Trên đường từ Huế về Đà Nẵng, đối tượng yêu cầu chị T. giữ cuộc gọi liên tục, không được nhận cuộc gọi và nói chuyện với ai. Vì quá lo lắng, chị T. răm rắp thực hiện những yêu cầu phi lý.
Sau khi nghe chị T. đọc cho đối tượng nghe thông tin sổ tiết kiệm được mở ở ngân hàng nào, số tiền từng sổ bao nhiêu, đối tượng lệnh cho chị T. nhanh chóng rút tiền tiết kiệm để chuyển vào tài khoản ngân hàng của cơ quan điều tra đứng tên Huỳnh Tấn Thanh. Trong chiều 21-8, chị T. đã rút 2 sổ tiết kiệm đã gần đáo hạn tại 2 ngân hàng, chấp nhận mất lãi để chuyển theo yêu cầu của đối tượng. Tối cùng ngày, “cán bộ VKS” lại gọi điện, bảo chị T. chưa thành thật, còn che giấu một khoản tiền khác. Lúc này, chị T. mới sực nhớ trong tài khoản thanh toán của mình còn số tiền hơn 50 triệu đồng và hứa sáng 22-8 sẽ chuyển tiếp…
Sau cả ngày bị hành hạ bởi hàng loạt câu chất vấn, o ép của những “cán bộ điều tra”, khi lên giường ngủ, chị T. mới nghi ngờ mình bị lừa, không dám gọi điện chia sẻ với ai, vì sợ làm trái lời dặn “giữ bí mật” của “cơ quan điều tra”. Trằn trọc cả đêm không ngủ, đến 5 giờ ngày 22-8, chị T. vội tìm gặp một người quen kể lại. Vừa xem “Quyết định triệu tập” chị T. đưa ra, người quen của chị đã biết ngay chị bị lừa vì đã từng đọc qua báo chí cách đây chưa lâu. Sốt ruột, chị T. đi báo ngay Cơ quan Công an và cùng bạn đến các ngân hàng xin phong tỏa 2 khoản tiền mà chiều hôm trước chị T. đã gửi. Cũng còn chút may mắn là ngoài khoản tiền thứ nhất là 660 triệu đồng đã bị đối tượng lừa đảo rút hết, số tiền thứ 2 là 300 triệu đồng tại ngân hàng A. vẫn chưa thực hiện lệnh chuyển đi do chị T. làm thủ tục sau 4 giờ 30 chiều hôm trước. Ngay trong ngày 22-8, ngân hàng A đã giải quyết cho chị T. nhận lại số tiền trên.
Theo Đại úy Nguyễn Kao Cường- Đội phó Đội CSĐT tội phạm Công nghệ cao, Phòng Cảnh sát Kinh tế, các đối tượng thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tiền của chị T. đã dùng phần mềm giả lập số điện thoại của các cơ quan pháp luật để gọi cho chị T. như những vụ lừa đảo trước. Nhưng lần này, phần mềm của các đối tượng đã được “cải tiến” thêm một bước, chỉ hiển thị các chữ số, không kèm theo dấu ” ” như trước đây.
Tương tự hành vi lừa đảo này, mặc dù Cơ quan CA và báo chí đã thường xuyên thông tin, khuyến cáo về phương thức lừa đảo tương tự, nhưng vẫn có nhiều người mắc lừa, chuyển tiền cho đối tượng do tâm lý không vững và lo sợ dính líu đến pháp luật. Một lần nữa, cơ quan CA cảnh báo, người dân hết sức cảnh tỉnh, tránh những hệ lụy đáng tiếc!
Công Hạnh
Theo cadn.com.vn
Thiếu gia Cà Mau chiếm đoạt vốn ưu đãi nhà máy xử lý rác như thế nào?
Tô Công Lý bị cáo buộc lợi dụng chính sách hỗ trợ vốn theo Nghị định 04/2009 của Chính phủ để chiếm đoạt tiền của một số hạng mục xây dựng tại nhà máy xử lý rác thải.
Sáng 19/8, UBND phường 8, TP Cà Mau (Cà Mau), nhận thông báo do thượng tá Hoàng Văn Hà, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), xác nhận việc khởi tố bị can, bắt tạm giam Tô Công Lý (35 tuổi), Phó giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 179 Bộ luật Hình sự.
Người thân của ông Lý trú ở đường Nguyễn Tất Thành, TP Cà Mau, cũng nhận được thông báo trên. Hiện, ông Lý bị tạm giam tại Trại tạm giam B34 của Bộ Công an.
Tô Công Lý. Ảnh: N.T.
Theo thông tin ban đầu, ông Lý bị bắt vì liên quan đến các hạng mục xây dựng tại Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau do bị can này làm giám đốc. Nhà máy này khởi công ngày 2/4/2010, trên diện tích trên 25 ha ở phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, với tổng vốn đầu tư là 329 tỷ đồng.
Nhà máy xây dựng theo chính sách ưu đãi, Nhà nước hỗ trợ 50% vốn (40% ngân sách Trung ương, khoảng 120 tỷ và ngân sách tỉnh hỗ trợ 10%), còn lại của nhà đầu tư.
Lợi dụng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 04/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, ông Lý bị cáo buộc đã lập hồ sơ thanh toán, chiếm đoạt tiền Nhà nước tại một số hạng mục xây dựng không đúng.
Một cán bộ có trách nhiệm làm việc tại Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau cho biết khi công an làm việc với ông Lý, cơ quan điều tra tập trung làm rõ hồ sơ của một số hạng mục, gói thầu trong quá trình xây dựng nhà máy xử lý rác.
Tương tự, lãnh đạo doanh nghiệp tham gia giám sát các công trình tại nhà máy trong giai đoạn thi công cũng được cơ quan điều tra thẩm vấn về việc thi công đúng, đủ chất lượng, số lượng các hạng mục của Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.
"Liên quan đến các hạng mục tại nhà máy xử lý rác của ông Lý, vài hôm nữa tôi tiếp tục lên TP.HCM theo giấy triệu tập của Bộ Công an", vị lãnh đạo doanh nghiệp xin ẩn danh ở Cà Mau nói với Zing.vn.
Một góc Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau. Ảnh: Việt Tường.
Ông Đoàn Quốc Khởi, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, cho biết nhà máy xử lý rác thải của Công ty Công Lý xây dựng bằng vốn của doanh nghiệp (có cả vốn vay ngân hàng). Sau khi hoàn thành, công ty mới trình hồ sơ quyết toán để được hưởng ưu đãi theo Nghị định 04/2009 của Chính phủ.
"Nghị định 04/2009 quy định nhà đầu tư xử lý môi trường nếu chôn lấp rác dưới 10% thì được hỗ trợ 50% vốn. Vốn này không phải đưa trước cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp xây nhà máy xong thì làm hồ sơ quyết toán và tự chịu trách nhiệm", ông Khởi nói.
Sau khi các ngành chức năng của tỉnh Cà Mau xác định Công ty Công Lý chôn lấp rác dưới 10% thì doanh nghiệp được hưởng phần hỗ trợ theo Nghị định 04/2009.
"Trong Nghị định 04/2009, nếu doanh nghiệp sai phạm, sử dụng vốn không đúng mục đích thì sẽ bị thu hồi", lãnh đạo Sở Tài chính Cà Mau nói.
Tô Công Lý bị bắt tại TP.HCM vào chiều 17/8 về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra sau đó di lý vị thiếu gia này về miền Tây để chứng kiến việc khám xét trong đêm 17 đến rạng sáng 18/8, tại phường 8, TP Cà Mau.
Ông Lý là con trai trưởng của ông Tô Hoài Dân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Công Lý. Ông Dân là một đại gia có tiếng về điện gió ở Việt Nam.
Công ty Công Lý là chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Bạc Liêu, Điện gió Khai Long ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau và Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tham gia dự án Nhà máy điện gió Công Lý Sóc Trăng giai đoạn 1 (chủ đầu tư là Công ty cổ phần Super Wind Energy Công Lý Sóc Trăng) và giai đoạn 3 Nhà máy Điện gió Bạc Liêu (Công ty cổ phần Super Wind Energy Công Lý Bạc Liêu làm chủ đầu tư). Tổng vốn đầu tư các dự án này lên trên 24.700 tỷ đồng.
Theo Zing.vn
Đường đi của những bào thai giá 300 triệu đồng ở Quảng Ninh Chiều 15/8, trong căn phòng Hỏi cung - Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh, cán bộ điều tra đang làm việc với 2 người phụ nữ. Họ chính là các mắt xích quan trọng trong đường dây mang thai hộ vừa bị Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ. Căn phòng trọ mờ ám Tại phòng 501, chung cư...