Chiêu lừa hiểm của con buôn nội tạng
Một bệnh viện có tiếng ở Ấn Độ hồi đầu tuần này cho biết, họ bị những kẻ buôn nội tạng lừa lấy thận của nạn nhân. Đã có 5 đối tượng bị bắt vì tội ác này.
Cảnh sát Ấn Độ hôm 2/6 đã phá mánh lấy nội tạng trái phép của một nhóm người hoạt động tại Indraprastha Apollo, một trong những bệnh viện tư hàng đầu ở thủ đô nước này. Sau đó, nhà chức trách đã bắt 5 đối tượng, gồm hai trợ lý của một bác sĩ.
Ảnh minh họa
Những kẻ buôn nội tạng được cho là lừa người nghèo bán thận với giá 300.000 rupee (khoảng 4.480USD) sau đó bán lại trên chợ đen để kiếm lợi khổng lồ, Reuters đưa tin.
Các đối tượng này sử dụng thẻ căn cước giả để lừa bệnh viện, rằng nạn nhân là người thân của người nhận thận. Luật Ấn Độ cho phép người thân cho nhau nội tạng.
Video đang HOT
Bệnh viện Indraprastha Apollo thừa nhận không chủ tâm lấy nội tạng của nạn nhân và hứa hợp tác với cảnh sát để điều tra. “Bệnh viện chỉ là nạn nhân của một hoạt động được tổ chức có bài bản. Chúng tôi kêu gọi cảnh sát có hành động nghiêm khắc chống những kẻ có liên quan”.
Reuters cho hay, thông báo của bệnh viện cho biết, hai trong số 5 nghi phạm bị bắt là trợ lý của một bác sĩ ở bệnh viện, nhưng không phải nhân viên của viện.
Việc thiếu nội tạng cấy ghép khiến giao dịch các bộ phận cơ thể trên chợ đen bùng phát mạnh ở Ấn Độ. Tại quốc gia này, mua bán nội tạng là trái phép và việc hiến tạng phải được một ủy ban cấy ghép đặc biệt tại từng bệnh viện phê chuẩn.
Theo FIR, nhiều nạn nhân là người nghèo trên khắp Ấn Độ, gồm cả bang miền đông Tây Bengal và bang miền nam Tamil Nadu, đã tới New Delhi để bán thận. Con buôn nội tạng sau đó làm giả giấy tờ để họ được viện Appollo chấp nhận.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu nạn nhân. Tới giờ cảnh sát đã nhận diện được 5 trường hợp. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan tới việc tại sao ủy ban cấy ghép của bệnh viện không nhận ra giấy tờ giả. Tuy nhiên, bệnh viện cho hay, mọi thứ đòi hỏi pháp lý đều được tuân thủ.
Theo_VietNamNet
Ba Lan khiến Bulgaria như ngồi trên đống lửa
Theo Đài phát thanh Gdansk ngày 30/5, năm chiếc tiêm kích MiG29 của Ba Lan đã phải hạ cánh khẩn xuống sân bay dân sự Gdansk do phát sinh sự cố.
Các máy bay trên bay từ Căn cứ không quân chiến thuật số 23 ở Minsk Mazowiecki, theo hướng Krulevo-Malborska. Tổng cộng, nhóm này gồm 6 máy bay chiến đấu.
Một chiếc trong số đó gặp trục trặc phải hạ cánh xuống sân bay quân sự gần Malbork. 5 chiếc còn lại buộc phải hạ cánh xuống sân bay dân sự Lech Walesa (Rebiechowo) ở Gdansk, Đài Gdansk dẫn nguồn tin từ Không quân Ba Lan cho biết.
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan.
Việc tiêm kích MiG-29 của Ba Lan bất ngờ phát sinh sự cố không chỉ khiến Warszawa lo lắng mà thông tin này đang khiến Bulgaria như ngồi trên đống lửa. Được biết, hồi tháng 8/2015, sau hết hợp đồng nâng cấp với Nga, Bulgaria đã ký hợp đồng với Ba Lan để nâng cấp toàn bộ phi đội gần 20 chiếc MiG-29.
Tuy nhiên, ngay khi bản hợp đồng này được 2 bên ký kết, Nga đã cảnh báo tiêm kích MiG-29 này có thể sẽ không an toàn khi được nâng cấp bởi Ba Lan.
Khi trao đổi với Ria Novosti, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác Kĩ thuật - Quân sự Liên bang Nga, ông Anatoly Punchuk cho biết, phía Nga sẽ không thể đảm bảo tính an toàn cho chiến đấu cơ MiG-29 hiện phục vụ trong Không quân Bulgary nếu Ba Lan nâng cấp chúng.
Không quân Ba Lan nhận những chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đầu tiên từ Liên Xô giai đoạn 1989-1990 (số lượng 12). Đến năm 1995-1996, họ mua tiếp 10 chiếc cũ từ Cộng hòa Czech và tới năm 2004 là mua 22 MiG-29 từ kho lưu trữ Cộng hòa Liên bang Đức. Tính đến 2008, Ba Lan là quốc gia lớn nhất ở NATO sử dụng MiG-29.
Ba Lan chủ yếu sử dụng hai phiên bản MiG-29 gồm: tiêm kích đánh chặn MiG-29 9.12A và máy bay huấn luyện MiG-29UB 9.51A. Chúng đều thuộc thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29 lừng danh do Liên Xô sản xuất. Ba Lan dự định sử dụng MiG-29 tới giai đoạn 2020-2025 mới cho nghỉ hưu.
Dù là một mẫu tiêm kích Liên Xô và không phù hợp với chuẩn NATO nhưng Ba Lan lại thường xuyên dùng MiG-29 tham dự các hoạt động tập trận chung với chiến đấu cơ tối tân của NATO.
Tiêm kích đánh chặn MiG-29 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33 cho tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương 2.400km/h), bán kính chiến đấu 700km, trần bay hơn 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s. Hệ thống hỏa lực thế hệ đầu MiG-29 chỉ mang tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60, R-27 và R-73 cùng bom hàng không không điều khiển.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Chỉ huy phiến quân IS ở chảo lửa Fallujah thiệt mạng Quân đội Iraq được liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu hỗ trợ đã tiêu diệt 70 tên phiến quân IS, trong đó có một kẻ chỉ huy ở chảo lửa Fallujah. Quân đội Iraq được liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu hỗ trợ đã tiêu diệt 70 tên phiến quân IS, trong đó có một kẻ chỉ huy ở...