Chiêu lừa chạy viên chức của người đàn bà không nghề nghiệp
Ngoài nhận 100 triệu đồng chạy viên chức cho nữ giáo viên tiểu học, bà Tư còn lừa 5 nạn nhân khác số tiền gần một tỷ.
Ảnh minh họa
Theo bản án sơ thẩm ngày 11/5 của TAND Hà Nội, bà Phạm Thị Tư (54 tuổi) vốn không nghề nghiệp nhưng luôn khoe về khả năng “chạy” công chức, viên chức cho những người có nhu cầu, với giá từ 100 đến 170 triệu đồng.
Tháng 12/2013, Tư nói với một nữ giáo viên tiểu học quen biết rằng, có suất vào viên chức nhà nước, không phải thi tuyển, chi phí 100 triệu đồng. Do tin tưởng, chị này đưa tiền cho Tư và có giấy biên nhận.
Để hoàn tất hồ sơ, Tư làm giả quyết định của UBND huyện Thạch Thất về việc tuyển dụng và phân công nữ giáo viên tiểu học nhận công tác. Tháng 7/2014, Tư gọi cho chị này đến nhà đưa 2 quyết định trên và dặn chờ đi làm.
Video đang HOT
Vài ngày sau đó, bị cáo gọi chị này đến nhà làm hồ sơ gồm sơ yếu lý lịch, đơn xin chuyển công tác và quyết định công văn của UBND huyện Thạch Thất đồng ý thuyên chuyển công tác viên chức về huyện Quốc Oai.
Do không biết hồ sơ giả, UBND huyện Quốc Oai ra quyết định tiếp nhận và điều động viên chức đối với chị này về dạy tại trường tiểu học từ ngày 1/9/2014. Tuy nhiên, sau đó cơ quan điều tra phát hiện các quyết định thuyên chuyển cán bộ là giả mạo.
Tư không thừa nhận việc làm giả hồ sơ mà cho rằng người em cùng cha khác mẹ làm. Trong quá trình điều tra, người em này của Tư không thừa nhận việc làm giả và hiện xuất cảnh ra nước ngoài nên không đủ căn cứ kết luận.
Ngoài lừa đảo nữ giáo viên tiểu học trên, từ tháng 5/2013 đến khi bị bắt, Tư nhiều lần làm giả các quyết định, tài liệu, đóng dấu chiếm đoạt tiền của 5 người khác, tổng cộng 850 triệu đồng. Tòa đã tuyên phạt bà Tư tổng cộng 14 năm tù tội Lừa đảo và làm giả con dấu của cơ quan tổ chức.
Việt Dũng
Theo VNE
Cựu công an lừa hàng chục vụ xin vào ngành công an
Hết cho đồng bọn đóng vai lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Công an; phân công Dung làm giả các quyết định trúng tuyển vào ngành công an để lấy tiền của các bị hại.
Bị can Hết làm việc với cơ quan điều tra Ảnh chụp lại từ hồ sơ
Ngày 28.4, Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC 45) Công an Cần Thơ đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Văn Hết (49 tuổi), ngụ P.Cái Khế; Nguyễn Ngọc Nguyện (41 tuổi), ngụ P.An Hoà, cùng Q.Ninh Kiều; Dương Thanh Phong (26 tuổi), ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, cùng TP.Cần Thơ; Phạm Việt Hoài (26 tuổi), ngụ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; Hứa Thị Thùy Dung (27 tuổi), ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cùng về tội "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" và "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Theo hồ sơ vụ án, năm 1985, Hết tham gia lực lượng công an tại tỉnh Hậu Giang (cũ); đến năm 1999 thì xuất ngũ.
Năm 2006, Hết thành lập Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Tiến Đạt và làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc được một thời gian. Sau đó theo quy định, Giám đốc công ty làm dịch vụ bảo vệ phải có bằng cử nhân Luật trong khi Hết không có bằng cấp nên đã thuê ông Trương Minh Trí, ngụ đường Mậu Thân, P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều làm Giám đốc. Tuy nhiên, thực chất mọi hoạt động đều do Hết điều hành.
Trước nhu cầu nhiều người có nhu cầu xin vào ngành công an, Hết đã nảy sinh ý định lừa đảo. Để thực hiện hành vi lừa đảo, Hết luôn khoe là có mối quan hệ thân thiết với nhiều lãnh đạo cấp Vụ, Cục (Bộ công an) và lãnh đạo công an TP.Cần Thơ, nên có thể "giúp" xin vào ngành công an hoặc được tuyển thẳng vào học tại các trường nghiệp vụ công an trên địa bàn.
Để các bị hại tin tưởng, khi nhận hồ sơ "giúp", Hết sẵn sàng cho số điện thoại của các lãnh đạo Bộ, Công an TP.Cần Thơ để bị hại xác minh. Nhưng thực chất các số điện thoại trên là do Nguyện, Phong, Hoài đóng vai để tiếp nhận các cuộc gọi từ bị hại, sau đó sẽ nhận lời hứa hẹn "giúp đỡ" nhằm cùng thực hiện việc lừa đảo.
Ngoài ra, Hết còn phân công Hoài đóng giả cán bộ của Vụ tổ chức Bộ Công an đến tiếp xúc với gia đình các bị hại rồi đưa các mẫu khai lý lịch, giấy khám sức khỏe... hướng dẫn cách điền vào các biểu mẫu và trực tiếp nhận tiền để "giúp đỡ" từ gia đình các bị hại.
Sau khi nhận tiền xong, Hết phân công Dung làm giả các quyết định như thông báo việc tuyển dụng, trúng tuyển vào các trường sơ, trung cấp của lực lượng công an rồi dùng con dấu, chữ ký của lãnh đạo do Hết cung cấp để Dung ghép vào các quyết định trên rồi in ra bằng máy in màu để giao cho bị hại và nhận phần tiền còn lại.
Đến nay PC44 Công an Cần Thơ đã xác định, chỉ trong thời gian ngắn, từ tháng 7.2014 đến tháng 2.2015, Hết với vai trò chủ mưu đã cùng đồng bọn thực hiện trót lọt 30 vụ lừa đảo xin vào ngành công an hoặc liên quan đến việc xin học, xin phúc khảo điểm tại các trường nghiệp vụ công an để chiếm đoạt tổng số tiền gần 2,5 tỉ đồng.
Mai Trâm
Theo Thanhnien
Người đàn ông ra giá 200 triệu đồng đậu vào trường công an Không nghề nghiệp ổn định nhưng Tuấn luôn "nổ" có mối quan hệ rộng, "chạy" được việc thi đậu vào các trường ngành công an với giá 200 triệu đồng mỗi suất. Tuấn hứa lo giúp việc học, chạy việc làm để lừa lấy tiền nhiều người. Ảnh: C.A Công an huyện Châu Thành, tỉnh An Giang ngày 15/4 đã khỏi tố, bắt...