Chiêu hạ tải né Trạm cân Dầu Giây
Xe vượt tải chỉ cần thuê xe nhỏ chở bớt hàng qua trạm cân rồi bốc lên xe lại và ung dung chạy tiếp.
Hơn một năm trước, giới xe tải phải chạy vào các đường vòng để né Trạm cân Dầu Giây (Đồng Nai). Bây giờ, họ không cần phải né trạm nữa mà dùng chiêu mới để chạy qua trạm cân: hạ tải trước khi qua trạm.
Gần đến Trạm cân Dầu Giây, xe quá tải liền tấp vào các bãi hạ tải để xuống hàng cho vừa tải trọng được phép qua trạm cân. Số hàng vượt quá quy định được xe nhỏ trung chuyển đến bãi tập kết ở đầu bên kia trạm cân, chủ yếu tại khu vực hai cây xăng xã Đồi 61 và Nguyên Long. Sau khi chạy qua trạm cân, các xe tải chỉ việc đến bãi tập kết bốc hàng lên xe lại, thế là xong. Giá thuê xe trung chuyển để hạ tải chỉ vào khoảng 200.000 đồng/tấn hàng hóa, thấp hơn nhiều so với mức xử phạt từ 1 triệu đến 5 triệu đồng nếu bị phát hiện quá tải khi qua trạm cân. Cách đối phó này lâu nay vẫn diễn ra ngang nhiên mà không hề bị xử lý.
Bon bon qua Trạm cân Dầu Giây. Ảnh: VÕ TÙNG
Video đang HOT
Và bốc hàng lên lại ở bên kia trạm cân rồi chạy tiếp. Ảnh: VÕ TÙNG
Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc quốc lộ 1A đoạn từ giáo xứ Trà Cổ đến quán bar Lãng Mạn (thị trấn Trảng Bom) có khoảng năm điểm hạ tải. Nhưng rầm rộ nhất vẫn là hai địa điểm tại số 1755 ấp Quảng Hòa (do Nguyễn Thanh Hùng làm chủ) và tại số 2110 ấp Quảng Lộc do ông Nguyễn Thạch Ngọc làm chủ. Hai điểm hạ tải này cùng thuộc xã Quảng Tiến (Trảng Bom, Đồng Nai) hoạt động tấp nập sau khi trạm cân hoạt động trở lại. Xe tải nhỏ để chuyển hàng qua trạm do chính hai ông chủ này đầu tư và thuê người bốc xếp.
Ông Phan Mậu Khởi, Trạm trưởng Trạm Kiểm tra tải trọng xe Dầu Giây, nói: “Vấn đề này chúng tôi không những biết mà còn có kiến nghị đối với các cơ quan chức năng. Tại hội nghị tổng kết thí điểm do Cục Quản lý đường bộ tổ chức, chúng tôi cũng đã phản ánh chuyện này”.
Những người vận hành trạm cân bó tay đã đành, CSGT cũng tỏ ra bất lực trước chiêu mới của tài xế. Đại úy Trương Thành Thảo, Trạm phó Trạm CSGT Suối Tre (Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai), nói: “Chúng tôi chỉ có thể căn cứ vào xe quá tải và thực tế khi cân trọng tải để xử lý. Còn trạm cân không nằm trong địa bàn chúng tôi quản lý”.
Vậy cơ quan nào có trách nhiệm trong việc xử lý, ngăn chặn hiện tượng này?
Theo PLTP
Vụ Tài xế gây náo loạn Trạm cân Dầu Giây: Thiết bị thường xuyên hư hỏng
Vụ tài xế gây náo loạn tại Trạm cân Dầu Giây vào tối 2.12 cùng với thừa nhận của lãnh đạo trạm cân cho thấy thiết bị tại đây đang tồn tại nhiều bất cập.
Hệ thống thiết bị thường xuyên hư hỏng (trong ảnh: biển báo điện tử bị lỗi) - ảnh: Kim Cương
Khi đưa Trạm cân Dầu Giây hoạt động trở lại (tháng 3.2009 - PV), Nhà nước đã đầu tư hàng chục tỉ đồng hiện đại hóa, tự động hóa để tránh phát sinh tiêu cực. Thế nhưng, suốt thời gian đi vào hoạt động đến nay, thiết bị trạm cân luôn hư hỏng dẫn đến xe quá tải vô tư qua trạm, tiêu cực phát sinh...
Một tài xế lái xe tải đường dài thường xuyên chở quá tải truyền kinh nghiệm: "Trước đây khi trạm cân đi vào hoạt động, tôi phải thường xuyên nhờ các "cò" dẫn đường đi tắt qua các tuyến đường liên huyện (phải chi từ 300.000 - 500.000 đồng/chuyến) để "né" trạm. Sau đó, giới tài xế mách nhau dùng giấy bạc che biển số thì camera của trạm cân không đọc được. Dạo này, tôi còn nghe giới tài xế kháo nhau khi qua trạm phải "bò" thật chậm, nối đuôi với các xe trong khoảng cách 2-3m, thì thiết bị rất khó phát hiện quá tải".
Hệ thống cân lạc hậu
Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại trạm cân cho biết thiết bị tại đây thường xuyên hư hỏng và lỗi báo sai xảy ra như "cơm bữa". Do đó rất khó khăn cho CSGT khi buộc các xe vào cân tĩnh để kiểm tra. Cụ thể như hệ thống kiểm tra vi phạm thường xuyên hư hỏng hoặc báo thiếu số, báo chậm, báo sai trục. "Phổ biến nhất là trường hợp xe quá tải mà biển quang báo bị lỗi không đọc được. Hoặc có khi xe khách qua trạm cân nhưng thiết bị vẫn báo là xe tải quá tải trọng", một CSGT nói.
Ông Phan Mậu Khởi - Trưởng trạm cân Dầu Giây - cho biết: "Phía trước trạm cân đều có biển báo quy định các xe qua đây phải đi vận tốc 30 km/giờ. Thế nhưng, các xe quá tải không chấp hành mà chạy với tốc độ chậm hơn để "qua mặt" camera".
Trong khi đó, một lãnh đạo Phòng CSGT Công an Đồng Nai cho rằng không thể bắt và xử lý lỗi tài xế qua trạm với tốc độ chậm dưới 30 km/giờ được. Vì họ lấy lý do khi vào bàn cân, qua dãy phân cách cứng, đường vào bàn cân qua khúc cua, đường gồ ghề, phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn.
Trong một báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ, Công ty CP công nghệ tự động Tầm Nhìn (Q.10, TP.HCM - nhà thầu cung cấp thiết bị trạm cân) cho biết hệ thống thiết bị kiểm tra tải trọng xe là hệ thống cân tĩnh. Nhưng cân tĩnh này là hệ thống cân tận dụng lại. Cân tĩnh được thiết kế để cân toàn bộ tải trọng xe có chiều dài 14m, hệ thống cân này không đồng bộ với hệ thống cân động tốc độ cao, nên gây khó khăn trong việc định chuẩn cân động, tăng sai số của hệ thống cân động.
Theo Thanh Niên
Tài xế gây náo loạn Trạm cân Dầu Giây Bị xử lý xe quá tải, tài xế "không tâm phục khẩu phục", phản ứng bằng cách kêu xe ra "nằm" giữa quốc lộ (QL)1A, kéo theo nhiều tài xế khác tham gia, gây náo loạn Trạm cân Dầu Giây (huyện Trảng Bom, Đồng Nai). Khoảng 100 chiến sĩ của Công an H.Trảng Bom, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát 113 (Công an...