Chiêu hạ nhiệt cho mẹ bầu ngày nắng nóng
Thân nhiệt của mẹ bầu luôn cao hơn bình thường, đặc biệt là vào mùa nắng nóng thì càng khiến các mẹ mệt mỏi, khó chịu hơn. Một số bí quyết sau sẽ giúp bạn hạ nhiệt.
Một trong những bất tiện gây khổ sở cho chị em bầu bí chính là cơ thể và tâm trạng luôn trong trạng thái chực chờ “bốc hỏa”. Nguyên nhân gây “nóng trong người” ởbà bầu chính là vì sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone và nội tiết tố trong cơ thể.
Nguyên do là vì lúc mang thai, cơ thể bà bầu phải hoạt động rất nhiều để thích ứng với sự phát triển của phôi thai và lá nhau. Chuyển hóa tăng nhanh hơn bình thường từ 10-25%, nghĩa là toàn bộ cơ thể gia tăng nhịp độ hoạt động của các cơ quan. Lượng máu tuần hoàn tăng từ 30-40%, cung lượng tim tăng gần đến mức tối đa. Để giảm huyết áp, động, tĩnh mạch ở đầu chi dãn ra nên bàn tay và bàn chân thai phụ luôn ấm hơn lúc bình thường.
Ngoài ra, hiện tượng tim đập nhanh, tuyến giáp phình to, hormone tuyến thúc tính cũng tác động làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng từ 0,3 đến 0,5 độ C. Chưa kể mồ hôi tiết ra nhanh hơn, hơi thở sâu hơn làm bà bầu bị hụt hơi khi vận động mạnh. Không những thế, cơ thể nặng nề, mệt mỏi còn tăng cảm giác nóng bức, khó chịu cho thai phụ. Nhiệt độ nóng bức của mùa hè càng khiến bà bầu thêm khốn khổ.
Sau đây là một số giải pháp cho các bà bầu:
Uống nhiều nước hơn
Để phòng tránh mệt mỏi và giảm nhiệt độ cho cơ thể trong thời tiết nắng nóng, bạn cần bổ sung thêm nhiều nước. Lượng nước nạp vào cơ thể không chỉ là 2 lít mà là 3 lít mỗi ngày.
Nguyên do là trong thời tiết nóng bức, cơ thể các mẹ bầu tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi khiến lượng nước tuần hoàn giảm đáng kể, có thể làm thai phụ bị mất nước, tim bé đập nhanh hơn và làm tăng nguy cơ sinh non. Do đó, mẹ bầu cần nạp đủ nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, nước để bổ sung cơ thể phải là nước lọc, sữa, nước từ trái cây, tránh những loại có chứa chất kích thích.
Tắm
Cách tốt nhất để thoát khỏi nóng nực là tắm để hạ nhiệt cho cơ thể. Ngoài tắm bạn còn có thể đi bơi, đây là môn thể thao không những giúp hạ nhiệt mà còn giúp mẹ bầu vận động nhẹ, dễ sinh nở hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên tắm ngay khi mới ra nắng về hoặc mới vận động xong, lúc cơ thể còn đẫm mồ hôi. Bạn cũng tuyệt đối không tắm nước quá lạnh vì khi thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tránh ánh mặt trời
Video đang HOT
Để không phải chịu những cơn nóng nực, tốt nhất mẹ bầu cần tránh xa ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng gay gắt từ 12-16h. Khi ra ngoài cần bảo vệ cơ thể và làn da bằng phụ trang chống nắng và không quên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút.
Bổ sung thực phẩm làm mát cơ thể
Để hạ nhiệt và làm mát cơ thể, bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm làm mát cơ thể như hoa quả (dưa chuột, dưa hấu, dừa, cam, chanh…), rau xanh (rau dền, rau má, diếp cá…) Đồng thời mẹ bầu cũng nên ăn những món dễ tiêu như cháo thập cẩm, cháo đỗ xanh, đỗ đen, cá hấp,…; tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, món cay nóng, món nướng, bánh kẹo, trái cây vị ngọt đậm như mít, vải, sầu riêng…
Chọn trang phục thoáng mát
Để hạn chế tình trạng “nóng trong người, mẹ bầu nên chú ý chọn trang phục có độ rộng vừa phải bằng các chất liệu vải mềm mát và thoáng như cotton, vải lanh, các trang phục có màu sắc dịu nhẹ, có thể chọn áo bầu không tay, không cổ để thêm phần mát mẻ.
Đời Sống Pháp Luật
Khi nào trẻ sốt cần đi khám bác sĩ?
Khi con trẻ bị sốt, các bậc cha mẹ thường rất lo lắng, thậm chí nhiều người lo lắng thái quá, cứ con sốt là lập tức đưa đến viện ngay. Vậy thực sự khi nào trẻ sốt mới cần đưa đi khám bác sĩ?
Theo tư vấn của Thạc sĩ - Bác sĩ Hồ Anh Tuấn, Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiều vi khuẩn và virus. Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể trên mức bình thường, thông thường được tính là 38 độ C trở lên khi đo ở trực tràng hoặc 37.5 độ C khi đo ở nách. Đây là phản ứng có lợi của hệ thống bảo vệ cơ thể với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, gọi là chất gây sốt. Sốt giúp cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh hơn và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh thường là virus và vi khuẩn.
Trẻ sốt có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không rõ ràng. Với trẻ càng nhỏ, các biểu hiện càng khó nhận ra. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phát hiện con đang sốt khi trẻ có các dấu hiệu sau: trẻ kích thích, li bì, ăn kém hơn, quấy khóc nhiều, cảm thấy ấm hoặc nóng, thở nhanh, co giật.
Ảnh mang tinh minh họa
Các vị phụ huynh nên đưa con tới bác sĩ với các trẻ có nguy cơ sau:
-Dưới 6 tháng tuổi
-Không kiểm soát được nhiệt độ (dù đã cho uống thuốc mà vẫn không hạ sốt)
-Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy ( mắt trũng, khóc không nước mắt)
-Đã được đi khám bác sĩ nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám cấp cứu khi trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu sau:
-Cha mẹ cảm thấy lo âu và không liên hệ được với bác sĩ
-Nghi ngờ bé bị mất nước
-Trẻ xuất hiện co giật
- Phát ban
-Xuất hiện thay đổi tri giác
-Trẻ thở nhanh, sâu, thở khó khăn
-Trẻ dưới 2 tháng tuổi
-Đau đầu liên tục
-Nôn nhiều
-Trẻ có bệnh mãn tính khác, đang điều trị thuốc kéo dài
Thạc sĩ - Bác sĩ Hồ Anh Tuấn cũng tư vấn rằng, việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn trẻ sốt rất quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt. Chăm sóc trẻ cần hướng tới 3 mục tiêu.
Mục tiêu 1: Theo dõi nhiệt độ và cho hạ nhiệt khi cần thiết
-Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, cho hạ nhiệt khi cần thiết để tạo cho trẻ có cảm giác dễ chịu. Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn thường được dùng cho trẻ sốt với liều lượng 10mg/kg/lần ( 4-6 tiếng/lần)
-Dù thời tiết là mùa đông, khi trẻ sốt, phụ huynh cũng nên nới lỏng quần áo cho trẻ.
-Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăm ấm không nên quá 10 phút/ giờ.
-Chỉ áp dụng nếu trẻ bị sốt cao, sốt ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
Mục tiêu 2: Bù nước đầy đủ cho trẻ
-Phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước: nước hoa quả, nước súp, oresol...
-Khi được cung cấp đủ nước, thông thường cứ cách 4 tiếng trẻ đi tiểu 1 lần.
Mục tiêu 3: Cha mẹ vẫn cần theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ
Cha mẹ vẫn cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như đã đề cập ở trên để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu cần thiết.
Vnmedia
Giải nhiệt ngày hè bằng thực phẩm Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó: 1. Rau - Rau diếp cá Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá...