Chiêu ‘hạ hỏa’ cơn nóng giận của chồng chỉ trong vài phút
Không cần dùng một lời nào, có những người vợ cứ khi mắc lỗi là lựa cơ hội, lao đến ôm chồng rất chặt và chọc cười đến bao giờ chồng bảo “thôi được rồi” và ôm vợ thì mới thôi.
Bát đũa còn có lúc xô nhau, vợ chồng sao tránh được những lúc bất hòa. Và chuyện bạn có những lời nói nặng nề hay cử chỉ làm tổn thương chồng và gây nên những xung đột, bất hòa xem ra là điều không thể tránh.
Tuy nhiên, nếu “thủ phạm” gây nên những mâu thuẫn, bất hòa này cứ một mực không chịu xin lỗi chồng để làm lành thì khi đó vấn đề thực sự trở nên rắc rối.
Bạn biết đấy, cũng giống như bạn, dù cho chồng bạn có thừa nhận rằng vợ chồng có thể có lúc quá lời hay hành động thiếu suy nghĩ nhưng khi vợ gây ra lỗi này trong thâm tâm người chồng vẫn chờ đợi người bạn đời của mình một thái độ ân hận, hối lỗi.
Thực tế là, có những ông chồng chỉ vì câu lỡ lời của vợ trong lúc nóng giận mà đã châm ngòi cuộc chiến tranh lạnh, tá túc ở cơ quan đến hàng tuần liền.
Cái tội của vợ ở đây không phải là câu lỡ lời kia mà chính là thái độ quanh co bóp méo sự việc để “thoát tội”.
Song ngược lại, cũng có ông chồng bị vợ giận đổ cả ca bia lên cổ, những tưởng sẽ được phen tan đàn xẻ nghé ấy thế mà khi nghe cô vợ ôm chân thủ thỉ “em xin lỗi chồng vì đã cả giận mất khôn. Em rất buồn vì đã làm anh đau lòng” thì bực bội như bay biến đâu cả, chồng trách cứ vợ thêm vài câu, vợ gật đầu nhận lỗi, thế là hòa cả làng.
Vẫn biết quyền năng của hai từ “Xin lỗi” thực lớn. Nó có thể làm tan biến mọi giông tố trong lòng người bạn đời.
Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhất là những lúc còn đang đầy mình tự ái, kiêu căng thì việc nghiêm trang cất câu: “Em xin lỗi anh” xem ra là điều quá khó.
Vậy phải làm sao? Nếu bạn thấy cách xin lỗi chồng trực diện là quá khó thì hãy thử một vài cách biến tấu trong việc nhận lỗi.
Video đang HOT
Có những người vợ cứ khi mắc lỗi là lựa cơ hội, lao đến ôm chồng rất chặt. Ảnh minh họa
Xin lỗi kiểu… “đá qua” cho chồng
Khi bạn lỡ nặng lời bảo chồng là “đồ lắm lời” khi anh ấy cứ liên mồm kêu ca nhà bẩn, đồ đạc lôi thôi, bạn sau khi cất lời: “Em xin lỗi” thì tìm cách đá qua cho chồng vô vàn những lý do gây nên sự lỡ lời của bạn kiểu như: “Nhưng anh cũng nói đi nói lại nhiều lần quá”, “Anh cũng dùng những câu nặng nề quá”, “hôm nay em đi làm cả ngày mệt quá nên lúc đó anh nói vậy em không còn bình tĩnh được nữa”…
Cái ý ngầm “lỗi quá lời của em một phần là do anh” có thể sẽ khiến bạn hả hê và do đó sẽ giúp bạn dễ dàng cất câu xin lỗi trước chồng hơn.
Xin lỗi kiểu thanh minh
Nếu bạn trót nói dối chồng là phải làm thêm giờ ở cơ quan để đi đàn đúm cà phê với mấy cô bạn cùng cơ quan và bị chồng lật tẩy ngay khi bước chân về đến nhà, bạn có thể nhận lỗi này một cách tếu táo kiểu như: “Em xin lỗi vì đã dối anh. Nhưng mà vì em nghĩ em chỉ về muộn có hơn một tiếng, bố con ăn mầm đá chút có khi lại ngon hơn”…
Có người lại dùng những món quà nhỏ như cà vạt, áo, quần… để tặng chồng sau khi có lỗi. Thậm chí, một bữa cơm ngon, một tách cà phê đúng lúc hay sự chu đáo trong việc chuẩn bị đồ cho chồng đi làm, là quần áo, lau cặp cho chồng cũng có thể được xem như một lời xin lỗi của kẻ vừa gây lỗi.
Có rất nhiều cách để người ta thể hiện sự hối lỗi của mình trước người bạn đời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý cách thuyết phục nhất là hành động bạn chủ động đến trước người bạn đời và chân thành nói lời : “Em xin lỗi”.
Không một câu trách móc, không một lời thanh minh và dù cho người bạn đời có thái độ phản kháng hay lên án bạn như thế nào thì bạn cũng hãy chấp nhận như một hậu quả tất yếu từ sai lầm của mình.
Thậm chí, bạn có thể nhắc lại câu xin lỗi chồng này một vài lần nếu thấy chồng vẫn còn đang lên án lỗi của bạn.
Và khi nói lời xin lỗi, bạn cũng hãy nên nói rõ ràng và chính xác. Chẳng hạn, bạn hãy nói “Anh bỏ qua cho em hành động xô mâm bát lúc trưa nhé” thay vì những lời diễn đạt chung chung kiểu như: “Thôi có gì thì bỏ qua cho vợ nhé”, “đừng chấp vợ mấy việc lặt vặt ấy nhé”…
Theo Kiều Như/Phununet
Hạnh phúc của đàn bà là thước đo sự tử tế đàn ông
Người ta thường bảo: "Hãy nói cho tôi biết những người bạn thân của bạn tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào?" Vậy với một người đàn ông, chúng ta cũng có thể nói: "Hãy cho tôi biết vợ của bạn, tôi sẽ biết bạn là người chồng như thế nào!".
Đúng thế, đàn ông ra ngoài nhiều người thường khoa môi múa mép mình là người đàn ông tuyệt vời thế nọ thế kia, hết lòng vì vợ, hết lòng vì con, chăm con, chiều vợ... Những khi ấy chỉ cần bảo:Hãy cho tôi biết vợ anh, tôi sẽ hiểu những điều anh nói có đúng hay không?
Một người đàn ông tử tế là một người biết làm cho người đàn bà của mình hạnh phúc, là người đàn ông có thể không thể tuyệt vời nhất thế gian nhưng có thể khiến người phụ nữ của mình là người đàn bà hạnh phúc và khiến những người đàn bà khác ngưỡng mộ. Với đàn ông, thì đừng tin những lời đàn ông nói mà hay nhìn những thứ anh ta làm. Vì đàn bà hạnh phúc khi nào cũng là người đàn bà xinh đẹp.
(Ảnh minh họa)
Bạn cứ thử nhìn những người đàn bà hạnh phúc xem điều đó có đúng không nhé! Người đàn bà hạnh phúc thì cả nụ cười, ánh mắt, thần thái của họ cũng đều khiến người khác cảm nhận được sự vui tươi, ấm áp, và một con tim đủ đầy đấy... Mà đàn bà thường hạnh phúc vì những điều gì? Vì tiền ư? Có thể. Vì nhà lầu, xe hơi ư? Cũng có thể? Nhưng là có thể thôi, còn đa phần đàn bà hạnh phúc vì đàn ông, vì được yêu, được chiều, được thương từ một người đàn ông mà thôi...
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này. Có hai anh đàn ông nhà ở cạnh nhau, cũng có gọi là thân thiết. Có một điều khác nhau giữa đàn bà và đàn ông về những người bạn mà họ chơi là thế này: đàn bà đã không thích, không hợp một người đàn bà nào đó thì đừng hòng mà thân mà chơi. Nhưng đàn ông thì lại ngược lại, họ lại có thể chơi và thân thiết với những người đàn ông thậm chí hoàn toàn trái ngược với mình.
Chai hai anh chồng kia mới chơi được với nhau mặc dù tính cách của họ hoàn toàn trái ngược nhau. Còn hai người vợ, có thể tính cách đàn bà mỗi người một kiểu không ai giống ai hoàn toàn nhưng cơ bản vẫn là hết lòng vì chồng, vì gia đình. Nhưng hình dáng họ thì khác nhau hoàn toàn.
Người đàn ông bên này giản dị, hiền lành, điềm đạm và vô cùng đảm đang. Có thể, vợ ngồi trên nhà thêu thùa, hoặc làm việc gì đó của chị ấy. Còn anh sẵn sàng hí húi dưới bếp để rửa bát cho chị ấy, nấu ăn cho chị ấy... Với một tâm thế hoàn toàn thoải mái chứ không hề khó chịu gì. Có lần tôi xuống chơi, hỏi anh đang làm gì dưới bếp đấy. Anh bảo: Anh đang rửa bát, em với chị cứ ngồi chơi đi nhé! Còn chị cười, rất tươi: Anh ấy rửa bát cẩn thận hơn chị. Không bị thiệt hại nhiều. Anh ấy chẳng khi nào nề hà việc nhà hay con cái bao giờ. Chị lại cười. Cái nụ cười cứ khiến cho khuôn mặt ngày càng ưa nhìn và trẻ trung của chị trở nên rạng ngời hơn.
Ngược lại, cô gái hàng xóm ấy khi nào cũng tất tả, nhìn người, nhìn mặt mũi khi nào cũng cau khó, khó chịu, chân chưa đặt xuống đất đã cất bước lên rồi... Nếu cô ấy có cười người ta cũng nghĩ thật ra cô ấy cũng chẳng vui gì. Vì nụ cười ấy cũng chẳng được tươi tắn. Nó cứ méo xẹo, khó coi kiểu gì ấy. Bởi vì cô ấy sở hữu một anh chồng như thế này: đẹp trai, phong nhã, trắng trẻo, và rất dẻo mồm. Anh ta ra ngoài gái theo hàng dài. Cái mã ngoài sáng láng ấy khi đi bên cô vợ thật chẳng xứng đôi vừa lứa chút nào cả. Có lẽ cũng chính vì thế mà anh ta ngoại tình.
Tất nhiên là cô vợ chả bắt được tận tay. Vì ai biết được ma ăn cỗ. Nhưng cái chuyện ấy thì hàng xóm ai cũng ngầm biết cả. Anh ta chỉ có đi làm, đi chơi, đi nhậu, đi gái, rồi về nhà ngủ. Với anh ta, cô vợ được làm vợ anh ta đã là hạnh phúc lắm rồi. Còn đòi hỏi gì nữa kia chứ.
Hai người đàn bà, với hai người đàn ông ở cạnh nhau như thế, hẳn là một bức tranh quá ư đối lập. Có phải vì sở hữu hai người đàn ông như thế mà nhan sắc của hai người đàn bà ấy cũng hoàn toàn trái ngược nhau hay không? Người đàn bà nhiều tuổi hơn nhưng khi nào cũng tươi tắn, khi nào cũng trẻ trung và dễ mến. Còn một người đàn bà mang tất cả những thứ ấm ức, những nỗi tủi hờn, tức giận trong cuộc hôn nhân của mình mà trưng bày cả lên cái nhan sắc và hình hài mình như thế. Vậy, đàn ông hẳn không thể nào đứng ngoài sự xấu đẹp của đàn bà được rồi.
(Ảnh minh họa)
Một hôm, hai nhà cũng ngồi chơi ngoài cổng buổi chiều muộn. Anh chồng chăm chỉ bên này, đang đánh vật chạy theo để cho cô con gái nhỏ ăn cháo. Mà con bé bướng bỉnh nhất định không chịu ăn. Nhiều lúc còn hét toáng lên, nhổ cả cháo ra. Nhưng anh vẫn kiên trì dỗ dành. Trong khi đó, chị vợ đang ngồi nói chuyện với mấy chị hàng xóm. Thỉnh thoảng đưa mắt nhìn chồng và con đang đánh vật nhau với bát cháo mỉm cười. Anh chồng đẹp trai hàng xóm thấy thế cười, chẹp miệng nửa đùa nửa thật: Anh này, tối sang em em cho anh cái này! Anh chồng nhà bên dừng cho con ăn hỏi: Chú cho anh cái gì mà quan trọng thế?
Anh chồng trẻ cười cười nháy mắt: Cho anh bí kíp dạy vợ ngoan!
Anh chồng hiền cười không nói gì. Nghe thấy anh hàng xóm nói kháy chồng mình. Chị vợ cười quay sang vợ anh chồng trẻ lẻo mép mỉm cười vỗ nhẹ nhẹ bảo: Này cô, tối sang chị cũng cho cô cái này: Đó là bí kíp dạy chồng ngoan!
Anh chồng trẻ nghe xong im luôn.
Như vậy có thể nói, đàn ông ngoan nhìn đàn ông hư thì rõ là đàn ông hư. Nhưng đàn ông hư nhìn đàn ông ngoan thì rõ là anh ta cũng chỉ là một gã chồng hư theo kiểu khác trong mắt anh chồng hư mà thôi. Cho nên trong mắt đàn ông, một gã đàn ông ngoan cũng chẳng khác gì một ngã đàn ông hư cả. Nghĩa là họ đều có thể nói với nhau rằng: Thằng này à, nó chẳng ra cái gì cả! Hay:Thằng ấy à, nó có gì hay ho đâu?
Hay nhiều ông chồng còn tự ngụy biện bằng một câu chuyện về một người đàn ông ăn mày. Ông ta không hút thuốc, không đi bar, không gái gú, không ngoại tình, và cũng chẳng thích nhậu nhẹt... Anh ta muốn dẫn ông ăn mày này về nhà giới thiệu với vợ anh ta về hình ảnh một người đàn ông mẫu mực rút cuộc thì có thể làm được cái quái gì trong cuộc đời này. Mà ngày nào vợ anh ta cũng cằn nhằn đòi hỏi anh ta phải sống mẫu mực như thế. Cho nên, nếu để biết một người đàn ông hư hay ngoan thì điều chắc chắn là chẳng thể nào có được một câu trả lời chính xác từ miệng một người đàn ông khác. Vì quan niệm ngoan hay hư của họ vô cùng cảm tính và cá nhân.
Nhưng hãy nhìn vào vợ của anh ta, nhìn vào nhan sắc, vào ánh mắt, vào nụ cười, vào thần thái của người đàn bà đó. Thì chắc chắn người ta sẽ biết anh ta là người chồng như thế nào. Và hãy nhìn vào sự quyến luyến, âu yếm của những đứa con, để biết anh ta là người cha như thế nào? Đó chính là sự đánh giá chính xác nhất về một người đàn ông. Đừng nghe đàn ông nói, hãy nhìn những gì đàn ông làm. Và nhìn vào đâu? Hãy nhìn vào người đàn bà và những đứa con bên họ
Theo Daothy/Eva
Thì ra thật đơn giản để giữ cho gia đình luôn hòa thuận... "Bởi vì chúng tôi thường hay mắc sai lầm". Có 2 gia đình cùng sống trong 1 ngôi làng, nhưng cách sống của họ khác nhau hoàn toàn. Gia đình họ Vương hay cãi cọ với nhau và sống trong nghèo khổ. Trong khi đó gia đình họ Lý luôn hòa thuận và mọi người trong nhà ai cũng có khuôn mặt tươi...