Chiêu giúp Úc “phản đòn” Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Theo SCMP, Úc có thể “đáp trả” Trung Quốc bằng động thái cho phép một số quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương tham gia vào “bong bóng xuyên biển Tasman” được thiết lập giữa Úc và New Zealand.

Chiêu giúp Úc phản đòn Trung Quốc - Hình 1

Căng thẳng Trung Quốc và Úc gần đây gia tăng sau khi Úc nhiều lần kêu gọi một cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19. Ảnh: Getty

Nhiều lời kêu gọi được đưa ra với Úc và New Zealand để cho phép các quốc gia láng giềng Thái Bình Dương của họ được tham gia “bong bóng xuyên biển Tasman” – được Úc và New Zealand thiết lập để kích hoạt hoạt động kinh tế sau khi cả 2 nước đã kiểm soát được dịch Covid-19.

“Bong bóng xuyên biển Tasman” sẽ cho phép người dân 2 nước tự do đi lại và vận chuyển hàng hóa cũng được trao đổi thoải mái hơn.

Dave Sharma, nghị sĩ Úc và là đồng minh thân cận với Thủ tướng Úc Scott Morrison, tuần trước cho rằng: “Bong bóng xuyên biển Tasman không thể đi được đủ xa. Chúng tôi trông cậy lẫn nhau vào những thời điểm khó khăn. Một bong bóng xuyên Thái Bình Dương sẽ giúp chúng ta đi xa hơn”.

Ông Sharma cũng cho biết Úc nên “giang tay” thêm một lần nữa với khu vực Thái Bình Dương như một biện pháp để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực này.

“Cuộc cạnh tranh chiến lược ở khu vực Thái Bình Dương vẫn tồn tại khi Trung Quốc và các nước khác đang tìm cách gây ảnh hưởng lớn hơn. Vì vậy, việc chúng ta tạo ảnh hưởng với chính các nước Thái Bình Dương lân cận là vô cùng quan trọng”, nghị sĩ Sharma nhấn mạnh.

Thái Bình Dương là một khu vực quan trọng của cả Úc và Trung Quốc, nhất là khi căng thẳng giữa 2 nước ngày càng gia tăng, bắt nguồn từ việc Canberra liên tục kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc.

Alexandre Dayant, một nhà nghiên cứu tại Viện Lowy (Úc), là người theo dõi sát sao việc viện trợ cho các nước Thái Bình Dương của cả Trung Quốc và Úc. Theo Dayant, cả 2 nước vẫn chưa thực sự “bạo chi”.

“Trung Quốc làm rất tốt trong việc cung cấp đồ bảo hộ y tế nhưng ngoài việc này ra, Bắc Kinh vẫn chưa có thêm điểm nhấn đáng kể nào. Úc cũng tương tự. Chúng tôi vẫn kỳ vọng Úc sẽ nhanh tay hơn “giúp đỡ” về tiền mặt hoặc các khoản vay nhưng điều đó đến giờ vẫn chưa xảy ra”, Dayant cho biết.

Theo nghiên cứu của Dayant về các đợt viện trợ vừa tới với khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc đã chi khoảng 1,2 triệu USD cùng với nhiều đồ bảo hộ y tế và máy thở.

“Tôi tin đây là cách mà Bắc Kinh đang cố để thay đổi tình thế. Ban đầu, Trung Quốc được coi là nguồn gốc của đại dịch Covid-19 nhưng giờ đây quốc gia này lại như thể đang làm việc chăm chỉ để trở thành nguồn giúp đỡ và giải quyết vấn đề”, Dayant chia sẻ.

Nhà nghiên cứu tại Viện Lowy nói thêm rằng tình hình ở Thái Bình Dương hiện tại có thể là “thời cơ tốt nhất để giành được sự ủng hộ hoàn toàn”.

Video đang HOT

“Các quốc gia Thái Bình Dương hiểu rất rõ vị trí của họ. Họ sẽ chấp nhận viện trợ của Trung Quốc, Úc, New Zealand hay bất cứ đối tác truyền thống nào khác”, Dayant cho hay.

Bất chấp những lo ngại về chính sách đối ngoại, Úc và New Zealand cho đến nay đều tuyên bố rõ “bong bóng xuyên Thái Bình Dương” sẽ chỉ được cân nhắc cho tới khi “bong bóng xuyên biển Tasman” cho thấy hiệu quả và an toàn.

Michael Rose, một nhà nghiên cứu tại Trường chính sách công Crawford, thuộc Đại học quốc gia Úc, hoài nghi về khả năng Trung Quốc và Úc bị cuốn vào một cuộc đấu giằng co ảnh hưởng tại Thái Bình Dương.

“Chúng ta không nên quên rằng bong bóng Thái Bình Dương nếu được thiết lập cũng chỉ là tạm thời khi dịch Covid-19 còn diễn biến bất thường. Dù Trung Quốc không là quốc gia trong bong bóng xuyên Thái Bình Dương, hợp tác với Bắc Kinh sẽ phù hợp hơn là đối đầu”, Rose nhận định.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Úc gần đây rơi vào trạng thái căng thẳng khi Canberra nhiều lần kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19.

Dù Úc khẳng định việc điều tra về Covid-19 chỉ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phục vụ khoa học nhưng Trung Quốc lại cho hành động của Úc là “chiêu trò chính trị” và “mánh khóe nhỏ mọn”.

Sau khi cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp lớn của Úc, Trung Quốc hôm 18/5 tiếp tục “chơi lớn” khi áp mức thuế hơn 80% với lúa mạch nhập khẩu từ Úc, kéo dài trong 5 năm. Nhiều người cho rằng đây rất có thể là khởi đầu của một cuộc trả đũa kinh tế 135 tỷ USD.

Mỹ - Úc dùng chiến thuật "cớm tốt cớm xấu", dồn ép TQ về nguồn gốc dịch Covid-19?

Một liên minh giữa Mỹ và Úc được hình thành và đang dồn ép Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến nguồn gốc của Covid-19 cùng cách xử lý dịch bệnh.

Trong khi Mỹ thể hiện sự gay gắt bằng những cáo buộc và chỉ trích nhằm vào Trung Quốc, thì Úc lại sử dụng một cách thức tiếp cận ôn hòa hơn nhưng cũng không kém phần hiệu quả, theo các chuyên gia phân tích.

Mỹ - Úc dùng chiến thuật cớm tốt cớm xấu, dồn ép TQ về nguồn gốc dịch Covid-19? - Hình 1

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã dừng hỗ trợ tài chính cho WHO và liên tục cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin về dịch Covid-19. Trong những ngày gần đây, những lời lẽ từ phía Mỹ ngày càng gay gắt khi ông Trump và Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định có bằng chứng cho thấy Covid-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán.

Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần phải "chịu trách nhiệm" về đại dịch và đang lên các phương án trừng phạt, bất chấp việc Bắc Kinh liên tục phủ nhận các cáo buộc và khẳng định minh bạch trong chia sẻ thông tin.

"Tôi nghĩ họ đã phạm một sai lầm rất khủng khiếp và không muốn thừa nhận điều này. Quan điểm của tôi là họ đã phạm sai lầm. Họ cố che đậy, cố lừa dối. Nó giống như một đám lửa. Thực sự giống như họ đang cố gắng dập lửa nhưng không thể", Tổng thống Mỹ Donald Trump thẳng thừng đổ lỗi cho Trung Quốc hôm 3.5.

Hôm 7.5, ông Trump nói rằng, Covid-19 là thảm họa tồi tệ nhất tấn công nước Mỹ kể từ sau trận Trân Châu Cảng và vụ khủng bố ngày 11.9. Tổng thống Mỹ dường như muốn nhấn mạnh vào thiệt hại do dịch bệnh gây ra và việc ông tung đòn trừng phạt đối với Trung Quốc trong thời gian sắp tới là hoàn toàn hợp lý.

Mỹ - Úc dùng chiến thuật cớm tốt cớm xấu, dồn ép TQ về nguồn gốc dịch Covid-19? - Hình 2

Thủ tướng Úc Scott Morrison và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi gặp mặt (ảnh: Reuters)

Ngược lại với Mỹ, Úc lại thể hiện một thái độ ôn hòa hơn nhưng cũng không kém phần "phiền phức" khi kiên trì kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19 tại Vũ Hán. Úc cũng lên tiếng yêu cầu WHO tiến hành cải cách nội bộ để ngừng việc "thiên vị" Trung Quốc.

Theo giới phân tích, Mỹ và Úc đang phối hợp khá ăn ý trong chiến thuật "cớm tốt cớm xấu". Mục đích cuối cùng vẫn là dồn ép, buộc Trung Quốc thừa nhận trách nhiệm đối với đại dịch và xây dựng liên minh, tiếp tục gây sức ép cho Bắc Kinh trong giai đoạn sau của dịch bệnh.

"Cớm tốt cớm xấu" là một chiến thuật tâm lý thường dùng trong đàm phán hoặc thẩm vấn ở các nước phương Tây. Theo đó, hai người trong một nhóm sẽ sử dụng phương pháp trái ngược nhau. Một người gay gắt, cứng rắn, thậm chí đe dọa "đụng tay đụng chân" để gây căng thẳng, trong khi người kia lại dùng lời lẽ mềm mỏng thuyết phục, và có thể còn tỏ ra thông cảm khiến đối tượng cần đàm phán hoặc thẩm vấn dễ lung lay.

Kết quả đạt được là thay vì phản ứng gay gắt, không chấp nhận điều tra về nguồn gốc của Covid-19 như ở thời điểm ban đầu, những ngày gần đây, Trung Quốc dường như đã "dịu giọng" hơn, thể hiện bằng việc Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng ủng hộ điều tra nguồn gốc virus nhưng "tiến hành tại một thời điểm thích hợp".

"Trung Quốc sẽ liên lạc chặt chẽ với WHO trên tinh thần cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm. Trung Quốc sẽ hỗ trợ Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành điều tra về nguồn gốc của Covid-19", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Oánh, phát biểu hôm 7.5.

Mỹ - Úc dùng chiến thuật cớm tốt cớm xấu, dồn ép TQ về nguồn gốc dịch Covid-19? - Hình 3

Trung Quốc mới đây đã bất ngờ tuyên bố ủng hộ điều tra về nguồn gốc Covid-19 (ảnh: Reuters)

Khi mới bắt đầu kêu gọi điều tra về nguồn gốc Covid-19, Úc vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Cảnh Sảng, khi đó cho rằng, hành động của Úc là "chiêu trò chính trị". Đại sứ Trung Quốc tại Úc - ông Jingye Cheng, cũng cảnh báo hậu quả kinh tế nếu Úc tiếp tục kêu gọi điều tra về Covid-19.

Theo một số chuyên gia, thế hệ những nhà ngoại giao mới của Bắc Kinh dường như đang theo đuổi chiến lược ngoại giao kiểu "chiến binh sói". Họ trở nên gay gắt hơn trong lời lẽ và thiếu sự bình tĩnh khi ứng xử với các tình huống nhạy cảm.

"Trung Quốc đang có một thương hiệu ngoại giao mới. Những thế hệ các nhà ngoại giao trẻ tuổi của nước này dường như cạnh tranh lẫn nhau để trở nên "cực đoan" hơn. Họ sẵn sàng đe dọa hay thậm chí là xúc phạm những quốc gia nơi họ được điều tới", Francois Godement, cố vấn cấp cao cho viện Montaigne có trụ sở tại Paris (Pháp), nhận xét.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc còn tiếp tục leo thang trong bối cảnh Washington không ngừng chỉ trích Bắc Kinh lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp để "bắt nạt" các nước khu vực Đông Nam Á về vấn đề chủ quyền Biển Đông.

Tại Đông Nam Á, lãnh đạo một số nước như Thái Lan, Philippines và Indonesia, đã gửi lời cảm ơn Trung Quốc về những hỗ trợ trong dịch Covid-19. Tuy nhiên, không quốc gia nào ở khu vực này lên tiếng ủng hộ quan điểm Bắc Kinh trong cuộc chiến ngôn từ với Mỹ - Úc.

Mỹ - Úc dùng chiến thuật cớm tốt cớm xấu, dồn ép TQ về nguồn gốc dịch Covid-19? - Hình 4

Đại sứ Trung Quốc tại Úc đe dọa hậu quả kinh tế nếu Úc kêu gọi điều tra về dịch bệnh nhưng phản tác dụng (ảnh: Daily Mail)

Ngoại trưởng Úc Marise Payne nhấn mạnh rằng, Canberra sẽ luôn kiên định với lập trường của mình trong việc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của Covid-19.

Thực tế, ngay từ thời điểm khi Mỹ mới bắt đầu đưa ra những cáo buộc nhằm vào Trung Quốc và WHO, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã bày tỏ "sự thông cảm", trong khi lãnh đạo một số nước châu Âu khác cho rằng, đó không phải thời điểm thích hợp cho những chỉ trích hay cắt giảm viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới.

Kinh tế Úc phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đại sứ Jingye Cheng có những lời lẽ thiếu tôn trọng khi ngầm đe họa hậu quả về kinh tế dường như đã gây phản tác dụng, khiến người dân Úc trở nên đoàn kết hơn và cho rằng Bắc Kinh đang sắm vai "kẻ bắt nạt".

Michael Fullilove - Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách Lowy (Úc), cáo buộc đại sứ Cheng của Trung Quốc đang thể hiện phong cách ngoại giao "cửa trên", kiểu "chiến binh sói" với Úc.

Trong khi đó, Thủ tướng Úc Scott Morrison vẫn luôn tỏ ra bình tĩnh. Ông Scott Morrison không đi sâu vào những cáo buộc, tranh cãi hay chỉ trích nhằm vào Bắc Kinh.

Những bài phát biểu của Thủ tướng Úc chủ yếu tập trung vào việc kêu gọi Trung Quốc hãy minh bạch và việc tổ chức điều tra về nguồn gốc của Covid-19 là hoàn toàn hợp lý, mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Riêng điều này thôi cũng đủ khiến Trung Quốc "đau đầu".

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
20:55:22 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024

Tin mới nhất

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

16:29:06 20/11/2024
Theo SCMP, Úc có thể đáp trả Trung Quốc bằng động thái cho phép một số quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương tham gia vào bong bóng xuyên biển Tasman được thiết lập giữa Úc và New Zealand.

WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới

16:27:38 20/11/2024
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã phản đối cách WHO ứng phó đại dịch COVID-19 và khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi tổ chức này.

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

G20 và nhiệm kỳ chống đói nghèo

15:28:14 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà nước Chủ tịch đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

15:22:01 20/11/2024
Lúc đầu, các nhà khoa học tự hỏi liệu con cá heo có đang cố gắng giao tiếp với một người chèo thuyền địa phương hay không, họ cũng ghi lại âm thanh vào ban đêm để xem có người dân nào ở đó hay không.

Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

14:32:27 20/11/2024
Trước đó trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cam kết sẽ xóa bỏ Bộ giáo dục liên bang khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông nói: Tôi luôn nói như vậy. Tôi rất muốn quay lại để làm điều này. Cuối cùng, chúng ta sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục liê...

Lầu Năm Góc: Không có dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

14:27:08 20/11/2024
Đồng thời, động thái này không làm thay đổi lập trường hạt nhân hiện tại của Washington, vốn được thiết lập dựa trên các yếu tố chiến lược dài hạn.

Mỹ rút tàu sân bay duy nhất khỏi Trung Đông dù chiến sự chưa ngớt

14:22:27 20/11/2024
Một quan chức Mỹ ngày 19/11 xác nhận với tờ Business Insider rằng tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ ở Trung Đông, USS Abraham Lincoln, đã rời khỏi khu vực này sau nhiều tháng hoạt động.

Argentina rút quân khỏi UNIFIL: Hồi chuông cảnh báo cho hòa bình tại Trung Đông

14:20:40 20/11/2024
Trong bối cảnh này, Israel đã bày tỏ quan ngại rằng UNIFIL chưa ngăn chặn hiệu quả các hoạt động quân sự của Hezbollah và nhiều lần kiến nghị lực lượng này rút khỏi khu vực.

Ông Trump cùng tỷ phú Elon Musk tham dự sự kiện của SpaceX

14:14:54 20/11/2024
Người phát ngôn của SpaceX, ông Dan Huot cho biết, không phải tất cả các tiêu chí để đón tên lửa trở lại đều được đáp ứng nên hãng này đã không ra lệnh cho Starship quay trở lại địa điểm phóng.

Mỹ: Triều Tiên chưa đạt được công nghệ tái nhập khí quyển cho ICBM

14:13:02 20/11/2024
Đô đốc Paparo mô tả quan hệ đối tác Nga-Triều Tiên mang tính giao dịch và cộng sinh, đồng thời nhận định Bình Nhưỡng có thể nhận được công nghệ tàu ngầm và công nghệ động lực học.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Thương mại

14:10:35 20/11/2024
Với vai trò CEO và chủ tịch của tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, Lutnick sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi các mức thuế mà ông Trump đề xuất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.