“Chiêu độc” hoãn thi hành án của “nữ quái” siêu trộm
Chỉ trong vòng 3 năm, siêu trộm này đã 6 lần đứng trước vành móng ngựa về tội “Trộm cắp tài sản”. Tuy nhiên, lần nào Phàn cũng được cho hoãn thi hành án vì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khiến nhiều người ví von là “kỹ nghệ hoãn án”.
“Đánh chết cái nết không chừa”
Sinh ra trong một gia đình bình thường, thế nhưng Lê Thị Phàn (1982, trú phường Phú Hiệp, TP Huế, tỉnh TT-Huế) thay vì đi kiếm một công việc đàng hoàng chân chính để làm ăn thì lại theo nghề hai ngón. Với bản tính thích chơi lười lao động nên khi mới vào lớp 9, Phàn đã tự ý bỏ học để được tự do, thoải mái rong chơi theo ý thích của mình. Mới 17 tuổi, vẻ ngoài Phàn càng phổng phao, xinh đẹp. Và những lần trốn nhà đi qua đêm với đám bạn ngày càng nhiều hơn. Mặc cho bố mẹ, anh chị can ngăn, hàng ngày Phàn đàn đúm, giao du với những đối tượng bất hảo tại địa phương. Những cuộc chơi ngày càng nhiều, trong khi không biết làm ăn gì. Những lần hết tiền, bị bạn chơi cho ra ngoài cuộc, Phàn quyết định đi kiếm tiền bằng nhiều cách, mà trong đó có nghề “hai ngón” được Phàn áp dụng nhiều nhất. Nhắc đến Phàn thì người dân địa phương nơi đây đều xác nhận việc Phàn là cao thủ trong nghề “hai ngón”. Và tất nhiên khi Phàn có mặt ở đâu thì những người biết đến Phàn đều phải dè chừng, và tốt nhất là tránh xa nếu không muốn bị Phàn thực hành “sở trường” kiếm sống của mình.
Sau khi lấy chồng và có đứa con đầu tiên, cuộc sống vốn đã khó khăn thì giờ lại càng khó khăn hơn gấp bội bởi cả hai vợ chồng chẳng có nghề ngỗng gì, trong khi lại thêm một đứa con nhỏ. Nhưng thay vì chăm chỉ làm ăn như bao gia đình thuần nông khác, cô gái này lại tìm cách để có nguồn thu nhập từ nghề “hai ngón” của mình. Lần đầu tiên Phàn phải hầu tòa vì lẻn vào 2 ngôi nhà để trộm ĐTDĐ nhưng bị bắt quả tang. Lần đó Phàn đã bị TAND TP Huế xử phạt 9 tháng tù vì tội trộm cắp nhưng cho hoãn thi hành án vì còn nuôi con nhỏ. Thế nhưng hơn 1 tháng sau khi bản án được tuyên, cô gái này lại tiếp tục bị bắt quả tang đang trộm trong nhà dân và chẳng ít lâu sau đó đã bị tuyên phạt tiếp 12 tháng tù giam cho cùng tội danh này nhưng với tính tiết tăng nặng. Chỉ trong năm 2012, Phàn đã 2 lần ra tòa, bị tuyên 21 tháng tù nhưng đang nuôi con nhỏ nên được hoãn thi hành án. Ngựa quen đường cũ, những ngày tháng sau đó, cô gái có “niềm đam mê” trộm vặt này lại ra tòa để nhận thêm 12 tháng tù cũng vì “thó” đồ đạc của người khác, nâng tổng mức án phải thi hành lên đến 33 tháng. Tưởng rằng sau những lần bị bắt như vậy, Phàn sẽ hối cải mà quay trở về đường ngay nẻo thiện, nhưng ngược lại, lợi dụng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, Phàn lại liên tiếp lên kế hoạch liên tục có bầu để trốn thi hành án, và trong thời gian đó Phàn tiếp tục “hành nghề”.
Lần phạm tội gần đây nhất của Phàn là vào một ngày cuối tháng 5-2015, Phàn đến chợ đầu mối Phú Hậu (đường Nguyễn Gia Thiều, TP Huế) chờ ai sơ hở thì trộm. Phát hiện trong túi xách của một phụ nữ có chiếc ví vừa lấy tiền ra mua hàng, Phàn giở sở trường của mình rồi nhanh chóng tẩu thoát. Vừa ra trước cổng chợ, Phàn thuê xe ôm chở đến nhà thờ Phú Hậu. Trên đường đi, Phàn lục ví lấy 5 triệu đồng và 102USD rồi ném chiếc ví vào bụi tre ven đường. Người chạy xe ôm sau khi chở khách, trên đường quay lại chợ thì ghé bụi cây lượm chiếc ví mà Phàn vứt bỏ trước đó đã thấy qua gương chiếu hậu. Người dân nhìn thấy, nghi ngờ người chạy xe ôm là kẻ cắp nên trình báo CA. Qua xác minh, CQĐT xác định Phàn là đối tượng gây ra vụ trộm nói trên chứ không phải người chạy xe ôm. Tổng giá trị tài sản mà Phàn đã chiếm đoạt là 7,3 triệu đồng.
Chồng của Phàn giờ phải một mình nuôi con chờ vợ về. Ảnh: C.Thành
33 tuổi đã sinh 5 đứa con
Lúc đứng trước vành móng ngựa đôi mắt chan chứa những nét buồn, khuôn mặt trái xoan và nước da trắng, dáng người dong dỏng mặc dù đã là mẹ của nhiều đứa con ở cái tuổi xấp xỉ ba mươi, thế nhưng những chiêu trò để hành nghề và cả việc trốn án với thị thì quá ranh mãnh. Không dừng lại sau những lần bị bắt và bị phạt tù, Phàn vẫn soạn lại “kịch” cũ, liên tục ăn trộm và bị bắt quả tang đến cả chục lần, tòa liên tục lên lịch xử và liên tục tuyên xử phạt cô gái gan lỳ này với mức án ngày càng tăng nặng vì tái phạm. Trước đó, bị cáo từng 5 lần bị xét xử đều về tội “Trộm cắp tài sản” và đã “mang” 5 bản án. Cả 5 bản án này, Phàn chưa một ngày thi hành án do đang trong thời gian mang thai rồi nuôi con nhỏ liên tục.
Tại phiên tòa xét xử lần thứ 6 mới đây, HĐXX hỏi: “Bị cáo mang 5 bản án, mới 33 tuổi mà đã sinh 5 đứa con, phải chăng bị cáo lách luật, cố tình sinh con để hoãn thi hành án?”, thì Phàn bảo: “Không, bị cáo chỉ sinh con theo lẽ tự nhiên thôi!”. HĐXX tiếp tục phân tích, dù bị cáo có trốn tránh cách nào thì cũng không thoát khỏi chấp hành hình phạt đối với hành vi phạm tội mình đã gây ra. Việc quy định tạm hoãn chấp hành hình phạt tù là chính sách nhân đạo của Nhà nước. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt, người bị kết án đã lợi dụng chính sách này để kéo dài thời gian thi hành án, tiếp tục phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội. Do trong thời gian đang được hoãn thi hành vì phải nuôi con dưới 36 tháng tuổi, bị cáo liên tục gây án nên phạm vào trường hợp tái phạm nguy hiểm và có tính chất chuyên nghiệp, nên buộc cơ quan chức năng phải ra quyết định tạm giam đối với bị cáo (lúc Phàn bị bắt tạm giam, đứa con út chỉ mới 8 tháng tuổi).
Đến lúc này, Phàn vừa khóc lóc, vừa kể lể: “Cha mẹ già yếu, chồng đi phụ hồ nặng nhọc nhưng công việc và thu nhập bấp bênh, con lại quá đông, nghèo khổ không còn cách nào khác nên bị cáo mới phạm tội”. “Bị cáo nói như vậy là hoàn toàn không đúng. Trong xã hội có rất nhiều người nghèo khổ, nhưng họ không và không thể lấy điều đó làm lý do để phạm tội, vì như thế là vi phạm đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật. Là mẹ của 5 đứa con mà suốt ngày lại đi trộm cắp thì bị cáo làm sao giáo dục con mình? Con gái bị cáo mới 14 tuổi, đã phải vào Nam làm thuê mưu sinh. Làm mẹ lại không lo tu tỉnh làm ăn, bị cáo không thấy xấu hổ với con mình à? Liên tục đi ăn trộm, bị cáo không sợ sẽ là tấm gương xấu, không sợ các con theo vết xe đổ của mẹ hay sao?”. Nghe vậy, Phàn im lặng, nước mắt chảy dài. Có lẽ bây giờ người phụ nữ lầm lỗi này mới thấm thía chẳng thể nào trốn tránh hình phạt, mới “sợ” thời gian ngồi tù đằng đẵng. Trong lúc “ở ngoài” cha mẹ già yếu, chồng một nách mấy đứa con thơ dại.
Video đang HOT
Tuy Phàn đã cắt hộ khẩu khỏi gia đình cha mẹ nhưng khi nào ra tòa cũng khai là trú tại nhà cha mẹ. Hiện tại Phàn cũng không đăng ký tạm trú hoặc thường trú ở đâu cả, chỉ lang thang bất định mà ăn trộm nuôi thân, nuôi con. Tại một phiên tòa gần đây, khi kết thúc phiên tòa, Phàn “nghèo” đến nỗi không có tiền nộp án phí, Chánh án phải cho bị cáo ít tiền đi về nhà mẹ. Phàn liên tục đẻ con nhưng chẳng đến cơ sở y tế, không có giấy chứng sinh cũng chẳng làm giấy khai sinh. Tuy nhiên, trước những hành vi của Phàn, TAND TP Huế vừa qua đã tuyên phạt Lê Thị Phàn 2 năm 6 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Tổng hợp hình phạt các bản án trước, Phàn phải chấp hành 7 năm tù.
Trao đổi với người viết, Đại úy Vương Hưng Long – Phó trưởng CA phường Phú Hiệp cho biết: “Trường hợp này hết sức đặc biệt. Theo luật, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì được hoãn thi hành án. Cô gái này liên tục mang thai, nuôi con nhỏ và cũng liên tục phạm tội trong suốt thời gian được hoãn thi hành án. Hiện nay cô ta vẫn đang nuôi con nhỏ nên vẫn chưa bị bắt. Kẻ trộm vặt Phàn đã phải 8 lần ra tòa, nhận tổng cộng 7 năm tù. Để trốn án, người phụ nữ này đã nghĩ ra độc chiêu… mang bầu. Luật có quy định, trong trường hợp tái phạm nhiều lần hoặc phạm tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội thì khi con đủ 12 tháng tuổi là có thể buộc người mẹ phải thi hành án. Trong trường hợp này, có lẽ cơ quan chức năng sẽ phải áp dụng quy định này với Phàn!”.
Theo Phap luât Xa hôi
Băng siêu trộm chỉ nhập nhà giàu lấy tiền tỉ
Băng siêu trộm do Quách Văn Chiến cầm đầu chỉ trong thời gian ngắn đã thực hiện trót lọt 119 vụ trộm tài sản, với tổng trị giá trên 10 tỉ đồng.
Đại tá Dương Tứ Phương - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết từ giữa năm 2012 đến những tháng đầu năm 2013, tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long... liên tiếp xảy ra nhiều vụ trộm cắp dưới hình thức "trộm đột nhập".
Phá án từ camera
Điển hình là vụ mất trộm tại nhà ông Phạm Minh Tú (40 tuổi, Trưởng ban Quản lý dự án huyện Đông Hải, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) vào sáng 10/2/2013 (tức mùng 1 Tết Quý Tỵ). Sáng hôm đó, ông Tú khóa cửa nhà cẩn thận đi chúc tết hàng xóm nhưng khi về thì phát hiện đồ đạc trong nhà bị lục tung.
Công an khám nghiệm hiện trường nhà ông Tú khi xảy ra mất trộm.
Qua kiểm tra phát hiện mất tài sản gồm tiền, vàng... với tổng giá trị gần 1,5 tỉ đồng. Vụ việc được ông Tú báo Công an tỉnh Bạc Liêu.
Qua kiểm tra cho thấy ngôi nhà kín cổng cao tường, có thêm hệ thống camera an ninh và báo động tự động nhưng vẫn bị trộm đột nhập dễ dàng.
Qua camera ở nhà ông Tú, công an phát hiện 2 thanh niên đột nhập từ trên nóc nhà, khi vào nhà, hai người này đã đeo găng tay, khẩu trang, ngắt điện mới bắt đầu lục tung tủ, phá két sắt lấy tài sản. Do đó, việc nhận dạng, truy bắt hung thủ vô cùng khó khăn.
Ngày 6/3/2013, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu quyết định thành lập "Ban Chuyên án 313 chống trộm đột nhập", đồng thời báo cáo vụ việc lên cấp trên để có sự chỉ đạo thống nhất, tập trung.
Ngày 20/6/2013, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Tổng cục 6) Bộ Công an quyết định thành lập Ban Chỉ đạo điều tra các vụ đột nhập, trộm cắp tài sản tại các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Ban chuyên án đã tung hàng chục trinh sát đi khắp các tỉnh trong khu vực để thu thập thông tin, tài liệu về các băng, nhóm trộm cắp tài sản, nhất là các vụ trộm đột nhập vào nhà dân giàu có.
Với những thông tin, hình ảnh thu thập được, công an phát hiện Chiến có nhiều nghi vấn nên thu thập hình ảnh gửi về Viện Khoa học hình sự (C54) Bộ Công an giám định hình ảnh, đặc điểm nhận dạng của Chiến với đoạn camera thu được tại nhà ông Tú.
Ngày 2/7/2013, C54 kết luận người xuất hiện trong camera thu được tại nhà ông Tú là Chiến.
Tối cùng ngày, cơ quan CSĐT quyết định bắt khẩn cấp Chiến về hành vi trộm cắp tài sản. Do có tiền án, tiền sự nên Chiến có "kinh nghiệm" đối phó với công an. Với bản chất gian xảo, lì lợm, Chiến bất hợp tác, khai báo quanh co, chối tội.
Phải qua 18 ngày đêm đấu tranh quyết liệt, Chiến mới chịu khai nhận chính y là kẻ chủ mưu, cầm đầu băng trộm đột nhập vào nhà ông Tú.
Theo công an, mặc dù còn khá trẻ nhưng Chiến được xem là tên trộm tinh vi nhất miền Tây.
Ngày 1/6/2007, khi mới 15 tuổi, Chiến bị Công an TP.Sóc Trăng bắt giam về hành vi trộm cắp tài sản, sau đó bị phạt 6 năm tù.
Ngày 23/1/2012, vừa mãn hạn tù, Chiến lại tập hợp bạn tù để tiếp tục đi trộm tài sản. Ban đầu, Chiến cùng vợ là Huỳnh Ngọc Thúy (32 tuổi), cậu ruột là Trần Văn Giàu (38 tuổi) lập băng trộm.
Sau đó, còn quy tụ nhiều tên có bề dày tiền án, tiền sự để làm tay chân đắc lực như: Lê Nhựt Cường (34 tuổi), Huỳnh Chiến Thắng (40 tuổi), Võ Minh Thành (30 tuổi), Nguyễn Văn Lâm (30 tuổi), Lê Minh Sang (23 tuổi, cùng ngụ Sóc Trăng).
Đặc biệt, Chiến còn tập hợp nhiều phụ nữ tham gia đường dây để cảnh giới và cản địa khi bị chủ nhà hoặc công an phát hiện truy bắt như: Trần Thị Tiên (30 tuổi, vợ Cường), Trương Ngọc Diễm Thúy (24 tuổi), Bùi Thị Hoài Thương (31 tuổi), Trần Thị Diệu Hiền (26 tuổi, cùng ngụ Sóc Trăng).
Chiến khai với công an, mỗi phi vụ y đều đề ra kế hoạch tỉ mỉ và đột nhập chủ yếu vào ban ngày. Chiến thường điều từ 2 - 3 xe máy phân khối lớn, được đôn dên, xoáy nòng đi từ 4 - 6 tên, chuẩn bị sẵn kìm cộng lực, tuốc nơ vít, xà beng, găng tay, khẩu trang... chạy xe dọc các tuyến Quốc lộ 1A, các hương lộ để quan sát, tìm chọn nhà dân, quan chức giàu có đóng cửa đi vắng để hành sự.
Sau khi xác định được mục tiêu, bọn chúng thả từ 2 - 3 tên xuống xe dùng kìm cộng lực cắt cửa sắt, cửa sổ, leo lên nóc để chui vào nhà. Khi vào nhà nếu phát hiện két sắt thì dùng xà beng cạy, nếu không mang theo xà beng thì bọn chúng điện thoại cho đồng bọn đang ở ngoài canh đường đi mua xà beng mang đến.
Sau đó lục tìm tài sản nhỏ gọn, có giá trị lớn, dễ tiêu thụ như: tiền, vàng nữ trang, hột xoàn, USD, ĐTDĐ, máy vi tính xách tay... để lấy.
Theo đại tá Phương, băng trộm do Chiến cầm đầu gây án khá chuyên nghiệp, có nhiều thủ đoạn chống nhận dạng, xóa dấu vết, đặc biệt phá két sắt lấy tài sản rất nhanh, chỉ từ 10 - 15 phút.
Theo ban chuyên án, băng trộm do Chiến cầm đầu chỉ lựa chọn các nhà quan chức, hộ dân giàu có để trộm tài sản. Trong đó cũng có rất nhiều lần Chiến cùng đồng bọn bị gia chủ phát hiện nhưng đã nhanh chân tẩu thoát.
Ngày 18/9/2012, Chiến cùng đồng bọn đến nhà bà Trà Kim Trinh (ngụ P.8, TP.Bạc Liêu) thấy cửa khóa ngoài, Chiến đã trèo tường đột nhập vào nhà, cạy tủ lấy tài sản trị giá trên 150 triệu đồng. Khi Chiến cùng đồng bọn đang hành sự thì bà Trinh đột ngột về nhà.
Do được các đàn em cảnh giới, báo động nên Chiến nhanh chân bỏ trốn. Tương tự ngày 10/6/2012, Chiến cùng 3 đàn em đột nhập nhà ông Cao Hồng Hận (ngụ TP.Bạc Liêu). Khi Chiến đang cầm các chiến lợi phẩm trên tay thì bất thình lình ông Hận về nhà phát hiện tri hô nhưng Chiến cùng đồng bọn một lần nữa "cao chạy xa bay".
Ngựa quen đường cũ, ngày 23/10/2012, Chiến cùng đàn em tiếp tục bẻ cửa sắt đột nhập vào nhà bà Lý Thị Bồng (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) lấy trộm nhiều tài sản với tổng giá trị trên 2,1 tỉ đồng.../.
Theo Trần Thanh Phong
Theo_VOV
Xóa sổ các băng siêu trộm: Bóp "chỗ hiểm" nạn nhân để móc túi Với độc chiêu trên, hai băng móc túi của Mứt (tức Huỳnh Thị Ngọc Dung, 30 tuổi, ngụ Q.4) và Trang "Bắc Kỳ" (Tăng Thị Thùy Trang, 38 tuổi, tạm trú Q.4) gây ra hàng trăm vụ móc túi du khách ở khu phố Tây. Mứt (trái) và Trang "Bắc Kỳ" - Ảnh: Nguyên Bảo Tay bóp, tay móc Khoảng 1 - 2...