Chiêu độc giúp con nói không với lười ăn
Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy Mít ăn hết veo phần ăn của mình trong chưa đầy 15 phút mà không tỏ ra chán ghét món nào.
Với hầu hết các mẹ, chuyện ăn uống của con luôn là vấn đề muôn thuở. Nếu bé thích ăn uống và ăn hầu hết những gì mẹ nấu? Điều này thật tuyệt vời và đáng ghen tị, bởi không phải bé nào cũng “dễ tính” như vậy. Đối với những bé kén ăn, mẹ luôn phải đau đầu trước mỗi bữa ăn của con làm sao cho bé ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng. Có những bé chỉ chịu ăn thịt mà không màng đến rau, hay chỉ thích ăn ngọt mà không ưa đồ mặn v.v. Có thể nói, tôi hiểu được tình cảnh của các mẹ có con kén ăn là như thế nào, bởi đứa cháu tôi là một ví dụ. Mỗi bữa ăn của chị gái tôi với con là cả một cuộc vật lộn và đấu tranh không cân sức. Cháu tôi luôn luôn thắng và chị tôi toàn phải “ngậm ngùi” ăn hộ phần ăn mà con bỏ lại. Tôi tự nhủ phải tìm ra một cách nào đấy để không phải lâm vào tình trạng ấy khi bé nhà tôi lớn lên. Và may mắn thay, chị Dung, một đồng nghiệp của tôi đã giúp tôi học được những cách hữu hiệu để loại bỏ thói kén ăn của bé từ trong trứng nước.
Chị Dung có một bé gái năm nay đã được 4 tuổi, ở nhà thường gọi là Mít. Hôm đến nhà chị chơi, tôi ngạc nhiên khi chứng kiến Mít ăn hết veo phần ăn của mình trong vòng chưa đầy 15 phút mà không tỏ ra chán ghét món nào . Tôi mừng thầm vì nghĩ mình đã tìm được người có thể truyền đạt lại bí kíp giúp con mình học cách ăn sam sưa. Sau khi tôi dò hỏi, chị tâm sự rằng luyện cho Mít không quá khó, chỉ đơn giản với 7 cách sau, nếu em kiên trì sẽ thành công thôi:
1. Giúp con làm quen với nhiều loại thức ăn phong phú và đa dạng
Tập cho trẻ làm quen với nhiều loại đồ ăn khác nhau là cách tốt nhất để giúp bé không kén ăn. Các mẹ không nên cho trẻ ăn đi ăn lại một món khi thấy bé tỏ ra hứng thú với món ăn ấy. Để giúp bé quen dần, các mẹ có thể kết hợp món ăn bé thích với các loại thức ăn khác cho bé làm quen trước.
Giúp bé làm quen với các loại thức ăn đa dạng và phong phú (hình minh họa)
Chị Dung kể, hồi bé, Mít chỉ thích ăn chuối, vậy là chị phải kết hợp cho bé ăn chuối kèm với các loại hoa quả khác, và thậm chí là chuối và ca rốt, chuối và rau chân vịt. Dần dần, khi bé đã quen vị thì chị tách các món cho bé ăn riêng chứ không cho chuối vào nữa. Nhờ vậy Mít đã tập ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ khi bắt đầu ăn dặm.
2. Không nên bực mình trước phản ứng của con
Video đang HOT
Các mẹ đừng nên tỏ ra bực mình ngày khi bé phản ứng không tốt trước đồ ăn mà mẹ nấu. Hãy bỏ qua những cái nhíu mày hay vẻ mặt nhăn nhó ban đầu khi bé nếm món ăn đó lần đầu tiên. Mẹ hãy để cho bé có cơ hội để trải nghiệm hương vị từng chút một trước khi bé thấy thích thú với món ăn đó. Bé Mít cũng đã từng trải qua giai đoạn như vậy, mới đầu khi thử món cháo rau muống, bé tỏ ra không hợp tác và quay đi, nhưng sau 1 lúc kiên nhẫn của mẹ, bé lại tỏ ra ngon miệng và ăn hết bát cháo.
3. Hãy tin rằng bé thích món ăn mẹ chuẩn bị
Các mẹ đừng nên tự đoán trước rằng bé sẽ không thích món này hay món kia. Hãy tin rằng bé sẽ thích một món mới nào đó. Nếu mẹ cảm thấy món này có vị gì đó con không thích, đừng nên thể hiện điều đó cho bé thấy. Lúc nào mẹ cũng nên động viên và t vàạo cho bé cảm giác rằng món này sẽ rất ngon, như vậy bé mới muốn tự mình thử xem thế nào.
4. Đừng phục vụ riêng bữa ăn cho bé
Hẳn là nấu ăn cho các bé kén ăn rất khó, làm thế nào vừa đầy đủ dinh dưỡng lại khiến bé chịu ăn là vấn đề luôn làm các mẹ phải suy nghĩ. Mẹ Mít đã khuyên tôi rằng, đừng nên nấu riêng cho bé chỉ những món bé muốn. Ví dụ như, bé rất thích ăn thịt gà, vậy thì mẹ hãy chuẩn bị một món salad gà và rau quả, kèm thêm một vài món ăn khác mà cả gia đình có thể cùng thưởng thức.
5. Hãy làm cho việc ăn uống trở thành niềm vui
Một trong những cách đơn giản mà mẹ có thể thực hiện giúp con có niềm vui khi ăn uống là trang trí đĩa ăn cho bé thật đẹp mắt, tất nhiên là cả ngon miệng nữa. Mẹ có thể tạo ra một con thuyền chuối chứa đầy sữa chua, hay làm một vườn hoa bằng súp lơ xanh, cà rốt và dưa chuột. Bằng cách này, kể cả khi bé không thích món đó đi nữa thì việc nhìn thấy những con vật ngộ nghĩnh bằng thức ăn trước mắt sẽ khiến bé khó có thể từ chối.
Bé sẽ khó lòng từ chối đĩa thức ăn ngộ nghĩnh thế này (hình minh họa)
6. Hãy để bé giúp mẹ cùng chuẩn bị đồ ăn
Chắc hẳn bé sẽ muốn nếm thử những gì bé đã giúp mẹ chuẩn bị và khám phá xem thành quả mà bé bỏ công sức ra để làm có vỊ như thế nào. Bé Mít đã được mẹ cho vào bếp từ rất sớm, tất nhiên bé chỉ có thể làm những món đơn giản, ví dụ như phết bơ vào bánh mì chẳng hạn. Có thể bé sẽ làm cho căn bếp của bạn hơi lộn xộn và bừa bãi hơn, nhưng quan trọng là bé sẽ học được cách giúp mẹ, hiểu rằng làm đồ ăn khó đến thế nào và sẽ hợp tác hơn với mẹ trong mỗi bữa ăn. Điều này xứng đáng để đánh đổi đúng không các mẹ?
7. Hãy thử nấu nhiều kiểu khác nhau cho mỗi món ăn
Bé của mẹ có thể rất ghét ăn khoai tây nghiền nhưng lại thích khoai tây rán? Vậy thì mẹ đừng nên bỏ hẳn một loại thực phẩm nào đó ra khỏi thực đơn của bé chỉ vì bé không thích ăn chúng được nấu theo một cách cố định nào đó. Có rất nhiều cách mẹ có thể thử để chế biến một loại thực phẩm. Các mẹ hãy kiên nhẫn để giúp bé khám phá được sự ngon lành trong mỗi loại thức ăn khác nhau nhé.
Theo Khampha
Con lười ăn, lười uống sữa phải làm sao
Con trai tôi đã được hơn 10 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 8,8 kg. Bé rất lười ăn và không chịu bú sữa. Có cách nào để giúp bé ăn ngon và bú ngoan không ạ?
Ban ngày bé ngủ cũng rất ít. Nhờ bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bác sĩ. (Thu Thảo)
Ảnh minh họa: Workingberlinmum.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Cân nặng của bé trong giới hạn trung bình thấp. Bé lười ăn trước hết cần xem chế độ ăn có phù hợp không, tiếp đó khi cho bé ăn có gì gây tâm lý căng thăng sợ hãi cho con không (ví dụ thay đổi giờ ăn, thay đổi người trông trẻ...).
Ở tháng tuổi này, một ngày bé nhà bạn cần khoảng 700 ml sữa và ăn ba bữa bột. Về sữa, bạn cố gắng tận dụng cho bé bú mẹ, và có thể cho bé uống sữa công thức khi mẹ đi vắng hoặc khi mẹ không đủ sữa, đồng thời hàng ngày bạn có thể cho bé ăn thêm sữa chua (mỗi ngày khoảng 50 g).
Ngoài sữa, bạn cho bé ăn bổ sung với ba bữa bột một ngày, thay đổi thực phẩm trong ngày như bột thịt, bột trứng, bột cá với rau xanh và dầu mỡ. Hoa quả tươi bạn có thể cho bé ăn một đến hai lần sau khi ăn bột khoảng 30-60 phút.
Mỗi bữa ăn bạn cố gắng dỗ con ăn trong khoảng 30 phút, nếu quá thời gian trên bạn nên dừng và tập trung cho bé ăn vào bữa sau. Ngoài ra bạn có thể bổ sung một số vi chất như sắt, kẽm và lysin vì thiếu những chất này cũng là nguyên nhân gây biếng ăn.
Còn việc bé ngủ ít thì vào ban ngày khi bé ngủ bạn nên tạo môi trường yên tĩnh, tránh tiếng ồn dễ làm bé giật mình. Mùa đông phòng ngủ cần ấm áp. Nếu trời nóng bạn để phòng thoáng mát. Vỗ về khi ngủ để con có cảm giác bình yên đi vào giấc ngủ sâu.
Nếu bạn đã cho con ăn hợp lý theo lứa tuổi và chăm sóc bé tốt mà cháu vẫn không chịu ăn thì bạn nên cho con bạn đi khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Chúc bạn thành công.
Thạc sĩ - bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Theo VNE
Bệnh biếng ăn ám ảnh giới mẫu quốc tế Để có cơ thể 'chuẩn', các chân dài nhịn ăn trường kỳ khiến toàn thân suy nhược, thậm chí có nguy cơ mất mạng. Các số đo cơ thể và cân nặng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với giới người mẫu ở mọi thời kỳ. Những năm đầu thế kỷ 20, làng thời trang thế giới chứng kiến...