Chiêu độc của bà trùm ma túy đất Cảng từ 20 năm trước
Cùng thời với Dung “hà”, nhưng Hà “pa tê” không tổ chức đánh bạc và bảo kê các sòng bài mà nổi danh chăn dắt gái mại dâm và buôn “hàng trắng”.
Vừa mãn hạn tù sau bản án chung thân, Nguyễn Thị Hà, tức Hà “pa tê” (SN 1960, ở Chợ Đôn, phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) lại bị bắt giữ với 2 bánh heroin và lượng lớn ma túy đá…
Từ chiêu lừa bán trinh…cắn đầu ngón tay
Sinh ra và lớn lên bên cạnh bến tàu, bến xe, ngay từ bé Hà “pa tê” đã va chạm đủ thành phần xã hội. Mặc dù chỉ là phụ nữ nhưng đi đến đâu, Hà “pa tê” đều được đám lưu manh cung kính.
Hà “pa tê” và đồng bọn Hoàng Mạnh Hùng.
Lúc bấy giờ cánh lái tàu, lái xe ở bến sông cầu Niệm, bến xe Niệm Nghĩa ai nấy đều tiền bạc rủng rỉnh. Mỗi buổi chiều tàu hoặc xe khách cập bến, họ lại tỏa đi ăn chơi bù lại những ngày tháng đằng đẵng trên sông, trên đường. Và sau những chầu nhậu nhẹt thì chẳng mấy người không tìm cho mình một em út để…vui vẻ.
Hà “pa tê” đã không bỏ qua cơ hội kiếm tiền bằng cách hình thành một đường dây mua bán dâm. Thị cho đàn em về các vùng miền quê hẻo lánh lừa gạt, dụ dỗ những cô gái nhẹ dạ đưa ra thành phố rồi ép bán dâm.
Mỗi lần có khách mua dâm, Hà “pa tê” bố trí nơi ăn, chốn nghỉ rất đàng hoàng, thậm chí bác tài nào có nhu cầu mang theo “hàng xách tay” lên tầu, lên xe đi rong ruổi cả tháng cũng sẽ được đáp ứng.
Không chỉ đã biết cung cấp “hàng xách tay”, Hà “pa tê” khi đó đã biết tập hợp một nhóm gái bán dâm chuyên nghiệp, kể cả “quá date” đưa về nhà trọ nuôi ăn ở và “lên đời” cho các em. Theo đó, tất cả “hàng” của Hà “pa tê” cung cấp đều có chung đặc điểm là ăn mặc giản dị, thường ít nói và tỏ vẻ bẽn lẽn. Sau đó, Hà giới thiệu với thượng đế rằng “hàng” của mình 100% chân quê, con nhà lành…
Nhờ chiêu thức này Hà “pa tê” sống được với số lượng khách khá đông và đều đặn với giá đi khách cao ngất ngưởng.
Một chiêu độc nữa của Hà “pa tê” đã sử dụng từ hơn 20 năm trước, đó là lừa… bán trinh. Thị đào tạo cho gái bán dâm chuyên nghiệp kỹ năng cắn đầu ngón tay lấy máu giả làm trinh tiết. Nhiều khách làng chơi đến lúc phát hiện ra thì đã muộn, đành phải ngậm đắng nuốt cay…
Video đang HOT
..đến “độc chiêu” buôn hàng trắng
Nhiều trinh sát phòng chống ma túy ở Hải Phòng đến bây giờ vẫn còn ngán ngẩm khi nhắc đến Hà “pa tê” bởi những thủ đoạn tinh vi và tàn độc của thị.
Tang vật thu giữ được của Hà “pa tê”
Hà “pa tê” khai nhận, trong thời gian làm nghề chăn dắt gái bán dâm, có nhiều chân rết và quen biết khá nhiều dân ăn chơi, trong đó đa phần là con nghiện. Tìm hiểu ra, thị biết được tiền lãi từ việc mua bán ma túy rất cao, gấp nhiều lần so với việc kinh doanh “hàng tươi sống” nên nảy sinh lòng tham. Biết ý định này của Hà “pa tê”, đàn em là con nghiện ủng hộ, giới thiệu các đầu mối cung cấp và hứa sẽ đưa khách đến mua “hàng” ủng hộ bà chị…
Xác định giá phải trả cho công việc buôn bán ma túy là quá cao, thậm chí bằng cả mạng sống nên Hà “pa tê” rất thận trọng. Thị đã xây dựng nhà mình thành boong-ke không để bất cứ ai có thể lọt vào. Cẩn thận hơn, Hà còn nuôi cả một đàn chó dữ sẵn sàng tấn công bất cứ người lạ nào nếu được thả ra. Để đảm bảo sự tin tưởng, Hà “pa tê” hạn chế sử dụng người ngoài mà lôi kéo cả chồng, con mình vào cuộc.
Không chỉ sử dụng các phương tiện, công cụ để “bảo vệ” công việc làm ăn phi pháp của mình, Hà “pa tê” chính là một trong những người đầu tiên sử dụng thủ đoạn liên tục…chửa, đẻ để trốn án. Kết quả trong vòng chưa đầy 10 năm, Hà “pa tê” qua 2 đời chồng và có 5 đứa con.
Không chỉ tổ chức buôn bán nhỏ lẻ, Hà “pa tê” còn đánh những chuyến “hàng” lớn từ các tỉnh Tây Bắc về Hải Phòng tiêu thụ, cung cấp cho nhiều địa phương khác.
Năm 1999, trong một phi vụ làm ăn, trước khi cùng hệ thống chân rết bị bắt giữ Hà đã kịp…mang thai để che đậy tội ác. Hà “pa tê” chỉ phải chịu án chung thân vì đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ.
Tuy nhiên, sự nhân đạo của pháp luật cùng đứa con nhỏ ra đời sẽ cứu mạng, giúp Hà “pa tê” nhận ra tội lỗi. Song, với Hà “pa tê” đó lại là sự thất bại.
Sau hơn 15 năm chịu án, đầu năm 2014, Hà “pa tê” ra tù trong cảnh tay trắng khi chồng con bỏ rơi, bao tài sản đều tiêu tan. Ngay lập tức Hà “pa tê” lập lại các đường dây cũ, hình thành một đường dây chuyên vận chuyển heroin từ các tỉnh Tây Bắc qua cửa khẩu Móng Cái sang Trung Quốc. Sau đó từ Trung Quốc, Hà “pa tê” mua ma túy đá chuyển ngược về Việt Nam tiêu thụ.
Cùng cầm đầu còn có Hoàng Mạnh Hùng (SN 1962, ở khu 3 phường Hải Hòa, TP.Móng Cái, Quảng Ninh), có 2 tiền án. Hà “pa tê” chỉ đạo đường dây hoạt động phạm tội tinh vi, liên tục thay đổi địa bàn, phương tiện vận chuyển, địa điểm giao nhận ma túy; quy tụ nhiều đối tượng có tiền án tiền sự với nhiều thủ đoạn chống đối công an.
Đến trưa 11/6, tại thôn Bạch Mai, xã Đồng Thái, huyện An Dương, sau một thời gian dài theo dõi, phòng cảnh sát ĐTTP về ma túy (PC47) – Công an Hải Phòng đã bất ngờ ập vào bắt quả tang Hùng cùng Hà “pa tê” đang mua bán trái phép ma túy.
Tang vật thu giữ gồm 2 bánh heroin (658,59 gr), 11,79 gr ma túy đá và nhiều tang vật liên quan.
Q.Minh
Theo_VietNamNet
Toyota Sports 800 1962 "siêu xe" một thời của danh ca Chế Linh
Những năm trước 1975, nhiều người Sài Gòn còn nhớ ca sĩ Chế Linh khi anh di chuyển trên chiếc xe Toyota mui trần, tô điểm thêm vẻ lãng tử vốn có.
Những năm trước 1975, nhiều người Sài Gòn còn nhớ ca sĩ Chế Linh khi anh di chuyển trên chiếc xe Toyota mui trần, tô điểm thêm vẻ lãng tử vốn có.
Với người này hoặc người khác, chiếc T oyota Sports 800 đời 1962 chỉ là mớ "phế liệu" 53 tuổi, còn với ông Thanh Phát chiếc xe cũ kỹ này như người bạn quý mà có trả giá cao mấy ông cũng không gật đầu.
Chưa nhiều tuổi bằng chủ, nhưng để so sánh với tuổi đời của chiếc xe bốn bánh mà mỗi năm các hãng cho ra mắt không biết bao nhiêu mẫu thì con số 53 năm này cũng quá già. Tuy vậy, dù già, dù cũ nhưng chiếc xe Toyota Sports 800 đời 1962 của ông Thanh Phát vẫn "gân", vẫn chạy tốt.
Ông Thanh Phát trên chiếc Toyota Sports 800 đời 1962.
Không phải là người chủ đầu tiên của chiếc xe, bởi chủ nhân đầu tiên của chiếc xe này chính là ca sĩ Chế Linh, nhưng trong hơn 30 năm qua, dầu gặp nhiều biến cố, khó khăn, ông Phát luôn tự nhủ mình sẽ là người sở hữu cuối cùng.
Có rất nhiều lời đề nghị, năn nỉ từ người quen thân, bạn bè, nghệ sĩ... muốn mua lại chiếc xe nhưng ông Phát đều lắc đầu từ chối. Với ông: "Xe nào tôi cũng đi rồi, từ 4 chỗ, 7 chỗ, thể thao hay sedan... cũng từng mua rồi bán. Nhưng cho đến bây giờ, tôi chỉ có chiếc xe này. Xe như người bạn của tôi vậy nên không thể đổi cho ai được".
Ông Phát lý giải mọi chuyện bằng chữ "duyên". Những năm trước 1975, nhiều người Sài Gòn còn nhớ ca sĩ Chế Linh khi anh di chuyển trên chiếc xe Toyota mui trần, tô điểm thêm vẻ lãng tử vốn có. "Tôi nghĩ giống như tình yêu sét đánh, lần đầu thấy chiếc xe chạy trên đường tôi đã mê đắm.
Toàn bộ chi tiết máy, động cơ đều được giữ nguyên bản.
Mãi đến năm 1980, nghe nói chiếc xe lưu lạc ở Biên Hòa, tôi phải chạy lên chạy xuống không biết bao nhiêu lần mới thuyết phục được chủ xe nhượng lại cho mình", ông Phát chia sẻ. Người ta thường có nhà, rồi mua xe... Riêng ông Phát, thời điểm đó để có thể theo đuổi giấc mơ rước xế cổ về nhà, ông phải bán một căn nhà. "Không thể phủ nhận thời điểm đó số tiền bán căn nhà rất lớn, nhưng nếu nó có thể làm mình hạnh phúc thì việc gì tôi phải tiếc.
Từ hồi trung học tôi đã mê chiếc xe đó rồi nên không bỏ được. Mà công việc của tôi là người chụp ảnh, đi lại khắp nơi. Quanh năm chủ yếu trên xe, nên có nhà cũng đâu ở mấy. Nhiều khi chiếc xe giống căn nhà hơn nên tôi chẳng do dự", ông Phát tâm sự.
Nội thất xe đi cùng năm tháng với chữ L tượng trưng cho chữ Linh của ca sĩ Chế Linh.
Nhiều người nếu theo dõi cuộc đua xe đạp tranh cúp truyền hình hẳn sẽ nhớ chiếc xe hơi màu vàng thường chở đạo diễn Phạm Khắc đi theo đoàn đua. Đó là chiếc sport 800 có logo số 8 phía trên nắp ca pô của ông Phát. "Từ lần đầu tiên diễn ra giải đến lần thứ 18, xe của tôi luôn hộ tống các tay đua xe đạp đi khắp từ Nam ra bắc. Nhìn chiếc xe nhỏ nhỏ, "già cả" vậy thôi nhưng leo các đèo Ngoạn Mục, Hải Vân... ào ào và chưa bị hỏng vặt phải tụt lại phía sau bao giờ".
Sở hữu xe từ năm 1980 đến nay là gần 34 năm nhưng toàn bộ chi tiết máy, đường chỉ, chiếc micro nhỏ, logo in nổi chữ L mềm mại tượng trưng cho chữ Linh của ca sĩ Chế Linh đều được giữ nguyên vẹn như thuở ban đầu. "Cũng có lẽ là xe nguyên bản nên tôi không cần bảo dưỡng gì nhiều mà bao nhiêu năm xe vẫn chạy tốt".
Chủ nhân đầu tiên của chiếc Toyota Sports 800 đời 1962 này là danh ca Chế Linh.
Mỗi lần lái xe ra đường ông Phát rất dễ bị nhận diện bởi chiếc xe. "Chỉ cần nhìn xe là họ biết chủ nhân rồi. Cứ mỗi lần đi đâu, gặp lại bạn bè đồng nghiệp cũ họ chỉ hỏi thăm chiếc xe còn không, hoặc đề nghị cho mượn để quay phim... mà quên mất ông chủ", ông Phát cười chia sẻ.
Thậm chí, cái biệt danh "Phát" mà bạn bè hay gọi ông cũng bắt đầu từ con số 8 gắn trên xe. "Với tôi đấy là con số may mắn, và là tên của vợ tôi. Đôi khi, rong ruổi trên đường, có nhớ vợ thì đã có cô "vợ hai" là chiếc Toyota Sports 800 đời 1962 song hành rồi, cũng đỡ".
Theo_Kiến Thức
Sinh con bằng buồng trứng đã cắt 14 năm trước Một bà mẹ Congo vừa sinh con bằng cách dùng phần mô trứng đã bị cắt và giữ đông lạnh từ khi cô còn là một đứa trẻ. Bà mẹ 28 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu tế bào hình liềm, một tình trạng rối loạn máu do gene, khi mới 5 tuổi. Sau khi chuyển sang Bỉ sinh sống năm...