Chiêu chặt chém du khách có một không hai
Sau khi chuyện khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị lên án và tẩy chay vì lối phục vụ “chặt chém” quá quắt khiến du khách bức xúc tột độ, rất nhiều người đi du lịch đã chia sẻ những câu chuyện bị “chặt chém”, “hành hạ” khó tin của mình ở các địa điểm du lịch khắp mọi miền đất nước.
Nhức nhối nhất: Đồ ăn, khách sạn
Một thành viên trên diễn đàn tttvnol chia sẻ câu chuyện đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) của mình như sau: “Tôi mua dừa tươi, đã mặc cả rất kỹ. Họ nói 100.000 đồng/quả, tôi mặc cả xuống còn 30.000 đồng/quả và họ đồng ý bán. Khi thanh toán tiền cho 2 quả dừa, họ nói 130.000 đồng khiến tôi tưởng họ nhầm, Nhưng không phải, vì họ nói tôi mới mặc cả cho quả thứ nhất, quả thứ hai chưa đả động gì đến. Tôi hoảng quá, không mua nữa thì họ chửi đến phát ngại, mà mua thì ấm ức không chịu nổi”.
Như thấy mình trong câu chuyện này, các thành viên khác cũng ào ào tuôn ra những chuyện bức xúc mình từng gặp phải.
Có du khách cho biết còn bị “thịt” ở Sầm Sơn theo cách rất chi là bất ngờ, như kiểu đánh úp khách: “Biết là khu này hay chặt chém, chúng tôi đã mặc cả rất kỹ giá của từng món ăn rồi ghi ra giấy, bắt chủ quán ký vào, sau đó mới ngồi xuống ghế.
Ăn uống xong đứng dậy thanh toán, cả hội gần chục người choáng nặng khi em nhân viên cho biết nhà hàng thu thêm 20.000 đồng tiền ghế ngồi/khách 20.000 đồng tiền gia vị, chanh ớt cho cả nhóm 100.000 đồng tiền phục vụ 50.000 đồng tiền vệ sinh, dọn dẹp rác rưởi, vv… Chúng tôi đôi co một hồi thì họ bảo quy định ở đây là thế. Vì không muốn lằng nhằng, cãi nhau mất vui, chúng tôi đành ngậm ngùi thanh toán, trong lòng bức xúc khôn tả”.
Du khách chật kín bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa – (Ảnh: Internet)
Một khách du lịch đi Sầm Sơn bức xúc thuật lại: “Tôi đặt 2 triệu để chắc chắn là có phòng, với giá phòng toàn 500.000 đồng, cao gấp đôi giá ở Hà Nội. Đến sát ngày đi, khách sạn gọi điện hỏi đoàn chúng tôi ăn gì nhưng cả đoàn đã thống nhất sẽ ăn tự do, đến nơi thấy gì ngon, thích thì ăn. Chủ khách sạn cho biết quy định của là đã thuê phòng là phải ăn đồ ăn của khách sạn.
Video đang HOT
Thấy quy định quá vô lý, chúng tôi không đồng ý thì bà ấy cho biết sẽ không cho thuê nữa vì như thế là không tuân thủ quy định khách sạn. Cuối cùng vì đã quá sát ngày nên tất cả muối mặt chịu đựng, nếu không thì không còn chỗ mà ở”.
Từ các địa điểm du lịch nổi tiếng ở như Hạ Long, Cát Bà, Chùa Hương, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu đến các khu vực nổi tiếng “vừa vừa” trong cả nước đều từng khiến du khách hoảng hốt vì mức độ “chặt chém”, nhất là vào cao điểm mùa du lịch, và đặc biệt xảy ra nhiều ở các khu du lịch miền Bắc và miền Trung.
Một du khách từng đi Vũng Tàu khốn khổ kể lại: “Vợ chồng tôi đặt phòng trước rồi, 900.000 đồng/đêm. Cả hai hí hửng đến thì khách sạn thông báo không còn phòng vì có người gọi hủy phòng. Vợ chồng tôi cãi nhau với chủ khách sạn thì họ không những không giải thích mà đuổi ra luôn. Trời thì mưa, cả hai phải vật vờ đi tìm khách sạn, nhớ lại vẫn không thể nào chấp nhận nổi cách phục vụ như thế”.
Chưa kể sau đó, hai vợ chồng du khách này chỉ ăn “cơm bình dân” với các món bình thường như cơm trắng, tôm nhỏ (4 con), canh rau nhưng bị “móc ví” mất 800 ngàn!
Nhiều khách du lịch đi chơi cuối cùng mua thêm cái bực vào thân vì khách sạn quảng cáo là 3 sao, giá cũng 3 sao nhưng thực tế thì chất lượng chưa nổi 1 sao!
Tại Đà Lạt, có không ít người mếu máo cho biết mình mất hết cả tiền bạc, nữ trang, mỹ phẩm xịn chỉ vì gửi chìa khóa cho lễ tân.
Đến khi phát hiện thì không thể nào chứng minh được là khách sạn lấy, vì quy định của khách sạn là khách phải gửi các đồ có giá trị, mất là họ không chịu trách nhiệm!
Những “ quái chiêu” khiến khách phát hoảng
Khốn đốn nhất là những dịch vụ “quái chiêu” khiến du khách phát ốm. Trên các diễn đàn, nhiều người đọc những câu chuyện du khách bị “chăn” xong mà không thể nhịn nổi cười, đặc biệt là chuyện thuê ngựa để chụp ảnh, thuê ngựa để cưỡi thử ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Đi du lịch, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác
Một du khách thuật lại: “Tôi đưa con gái và vợ đi Sầm Sơn, con gái thấy ngựa đẹp nên cứ đòi xem. Y như rằng một thanh niên mời chào chụp ảnh, giá 20 ngàn đồng/bức. Thế là chụp xong 2 kiểu, tay thanh niên vỗ vào mông con ngựa khiến nó lồng lên làm vợ chồng tôi hốt hoảng.
Khi dừng lại nó đòi 120 ngàn cho 6 kiểu, vì trong lúc ngựa phi, nó đã chụp thêm 4 kiểu! Không trả là không xong với nó”.
Cũng liên quan đến con ngựa, có du khách cay đắng móc ví, muốn khóc mà không khóc được vì tức. Khi cả đoàn du lịch đi ra hòn Trống Mái chơi, một thanh niên ngỏ ý mời một phụ nữ trong đoàn cưỡi ngựa thử với giá 5 ngàn đồng. Hí hửng trèo lên và chạy một đoạn rồi xuống ngựa, cậu ta hét “500 ngàn” với lý do 5 ngàn tính cho 1 bước chân ngựa, còn chạy vài vòng như thế phải trên 100 bước, tính 500 ngàn là còn rẻ (!?) Cãi nhau một hồi, cuối cùng người phụ nữ vẫn phải ngậm đắng rút ví 300 ngàn đồng trả cho kẻ “ăn cướp” trắng trợn.
Chưa hết, hiện nay ở các khu du lịch cứ ra đến cửa là có “ma cô”, “cò mồi”. Vì thế, đã có không ít bậc phụ huynh khốn đốn vì chúng toàn lừa dắt trẻ con ra chỗ kín cho ăn kẹo, trong khi đó một kẻ khác sẽ chạy ra thông báo cho bố mẹ chúng biết là lũ trẻ đang ở đâu.
Sau đó, hai “kẻ cướp” đường hoàng “xin được bồi dưỡng”, ít nhất cũng phải 200 ngàn đồng!
Một địa danh du lịch nổi tiếng là Đà Lạt cũng không ít lần khiến du khách xanh mặt. Một thành viên trên webtretho từng đi du lịch ở đây kể lại: “Lúc cả nhà đi thăm thắng cảnh có một thợ ảnh cứ bám theo dỗ ngọt. Mới đầu đi chơi thì bảo cứ chụp rửa ra cái nào đẹp mới lấy tiền, sau đó thì cứ theo khách suốt cả ngày chụp ảnh các nơi cho tới khi khách về khách sạn.
Rồi hắn bảo cái nào đẹp sẽ phóng to cỡ của tờ giấy A4, tôi không đồng ý nhưng cứ làm. Tối đến khách sạn thông báo tiền chụp ảnh gần 4 triệu cho cả ngày đi chơi bao gồm cả ảnh nhỏ và ảnh to. Thật quá đáng hết mức”.
Anh Văn Hùng ở Hà Nội từng đi du lịch tại Sầm Sơn thuật lại câu chuyện khá bức xúc. Nhóm bạn 4 người của anh đi du lịch ở đây, biết là sẽ bị “chặt chém” không thương tiếc nên đã mặc cả trước với mọi thứ. Đến ngày cuối, cả nhóm hý hửng vì mình quá kinh nghiệm, không bị “chém” gì.
Để “tổng kết” thành tích này, nhóm đã đi hát karaoke ở ngay gần bãi biển. Trước khi vào hát, chủ quán đòi 500 ngàn cho 1 giờ hát, nhóm mặc cả xuống được 200 nghìn 1/giờ. Sau khi hát xong 1 giờ, đến lúc thanh toán tiền, chủ quán đòi 800 nghìn đồng.
Cả nhóm ngớ người ra thanh minh là đã mặc cả từ đầu là 200 nghìn, nhưng chủ quán lúc này “mặt lạnh như tiền” tuyên bố xanh rờn: 200 nghìn là 1 người, 800 nghìn là 4 người!
Theo VietNamNet
Biến thành 'gay, gái' khi bị chơi xấu trên mạng
Chỉ vì xích mích nhỏ, những thù hằn không đáng có, hay chỉ là 1 thú vui, không ít teen sẵn sàng trở thành "kẻ chủ mưu" cho những quái chiêu "khủng bố" trên mạng mà không hề lường hết hậu quả hành động thiếu suy nghĩ của mình.
Ngỡ ngàng với những lý do "chơi xấu"
Tưởng rằng chỉ có những teen có "máu mặt", chuyên đi "gây thù chuốc oán" với thiên hạ mới "có khả năng" trở thành mục tiêu của các trò chơi xấu, trả đũa trên mạng, nhưng thực tế lại không hoàn toàn là như vậy.
Có không ít những trò chơi xấu bắt nguồn từ những lý do hết sức...trên trời, đôi khi còn hết sức khó tin. "Nạn nhân" Hoàng V. (15 tuổi) từng gặp phải trường hợp như vậy.
Chỉ vì bất đồng ý kiến khi "tán chuyện" về một chàng diễn viên Hàn Quốc điển trai, V và cô bạn gái thân đã xảy ra cãi cọ. Vốn chơi thân từ nhỏ, cãi nhau xong là V. xem như xong chuyện, nào ngờ trong lúc nóng giận, cô bạn đã đem những câu chuyện bí mật "sống để bụng, chết mang theo" của V. nói tràn lan trên mạng ảo, thậm chí cô bạn còn mang các bức ảnh xấu xí nhất của V. ra bêu rếu và gán cho V những tiếng xấu mà đến chính V. còn không thể tưởng tượng nổi.
Đôi khi teen chơi xâú nhau vì những lý do hết sức "khó hiểu"
Ngỡ ngàng vì bỗng nhiên bị bạn bè trong lớp xì xào bàn tán về mình bao nhiêu, V. càng thấy buồn bấy nhiêu khi biết cô bạn thân chính là chủ mưu trò "chơi xấu" mình, V. còn buồn hơn nữa trước cái lý do vô cùng ngớ ngẩn khiến người bạn thân thiết bao năm đang tâm "phản bội" mình.
Tuấn A. (trường cao đẳng CN, Hà Nội) cũng bỗng dưng được "đặc cách" trở thành "nạn nhân" của một trò chơi xấu quái đản.
Suốt 1 tuần dài, Tuấn A. bỗng nhiên thuờng xuyên nhận được tin nhắn và cuộc gọi từ các số máy lạ với những lời lẽ "mời mọc" rất thiếu văn hóa. Ban đầu Tuấn A. còn bình tĩnh vì nghĩ có sự nhầm lẫn nhưng đến khi số lượng các cuộc gọi "mời mọc" lên đến con số gần...trăm trong 1 ngày thì Tuấn A. gần như...phát điên.
Lờ mờ đoán được mình đang bị "chơi xấu", cậu bạn vào cuộc "điều tra" thì mới...tá hỏa khi thấy tên, số điện thoại của mình "góp mặt" trên không ít web dành cho gay, web sex, thậm chí cả web dành cho les.
"Em gái mình "kết" 1 chàng hot boy trong trường nên suốt ngày thích...nháy máy điện thoại của anh chàng này. Nhưng tệ cái, không biết nó sợ cái gì mà chỉ lấy máy mình nháy chứ không bao giờ dùng máy của nó. Tệ nữa là chàng kia lại có "thú vui" cho tất cả các số máy nháy điện thoại của cậu ta vào diễn đàn của dân gay.
Vì em mình nháy máy cậu ta không phải 1 lần nên số của mình cũng không chỉ được đưa vào một diễn đàn gay. Biết chuyện thì giận đến...sôi người mà "trả thù" thì...không nỡ - Tuấn A. ngao ngán nói.
Hậu quả khôn lường...
Có một thực tế đáng lo ngại là tần suất của các trò "khủng bố" nhau trên mạng đang ngày một tăng. Dù teen có ý thức được hết hậu quả hành động của mình hay không thì những tổn hại mà "nạn nhân" phải chịu đựng là không thể phủ nhận.
Khi bỗng nhiên "được" trở thành nạn nhân của 1 trò "chơi xấu", nhiều người chọn phương án "ngó lơ". Với quan điểm "cây ngay không sợ chết đứng", Mai Phương, nạn nhân của một trò "rao tình" trên mạng thẳng thắn: "Mình chẳng cần phải thanh minh với ai cả, cứ kệ rồi mọi chuyện sẽ lắng xuống, mình không làm gì sai nên không có gì phải sợ. Mình tin mọi người đều biết mình là người như thế nào".
Hậu quả của các trò chơi xấu mà nạn nhân phải gánh chịu
là không thể tránh khỏi
Cũng có những người khi bị oan thì vô cùng ấm ức và quyết tìm cho ra thủ phạm để "ba mặt một lời", nhưng cũng có không ít trường hợp các teen sau khi là "nạn nhân" thì lại âm thầm lên kế hoạch để "trả thù" và lại tự biến mình thành "hung thủ". Chính thực tế này là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng chơi xấu trên mạng ngay một tăng, thậm chí tạo ra một cơn lốc chơi xấu ngầm trong thế giới ảo.
Đó là phản ứng của những "nạn nhân" được xếp vào hạng có "thần kinh vững". Còn với nhiều người, bị "chơi xấu" là một cú sốc cần nhiều thời gian để vượt qua.
Ngoan hiền, xinh xắn, lại học giỏi, Thảo L., sinh viên 1 trường đại học tại Hà Nội đã khiến trái tim của không ít chàng bảnh bao phải loạn nhịp, nhưng vì muốn chú tâm vào chuyện học tập nên L. không mấy quan tâm đến những lời có cánh từ các "cây si". Nhưng chính vì vậy mà cô bạn đáng thương bỗng dưng được gắn cái "mắc": kiêu, chảnh và trở thành "chủ đề" để các cô bạn xấu tính trong lớp bới móc, nói xấu.
Vốn hiền lành lại trầm tính, L. đã bị sốc nặng sau khi đọc được dòng chữ bôi xấu bên cạnh những bức ảnh của bản thân đã bị chỉnh sửa và tung lên một diễn đàn gái gọi.
Một thời gian dài sau đó, L nghỉ học ở nhà và không tiếp xúc nhiều với mọi người. Thậm chí, không ít lần L. đã phải tìm đến lời khuyên của chuyên gia tâm lý. Tâm hồn quá trong sáng, ngây thơ và non nớt của một cô gái nông thôn mới bước chân vào cuộc sống thành thị nhiều ghen ghét, đố kỵ đã bị một vết thương nặng trước một cú shock bất ngờ.
Có được sự động viên, an ủi, chia sẻ của người thân, và các chuyên gia tâm lý, L. cũng đã có thể được vượt qua cú shock. Tuy nhiên, cuối cùng cô bạn vẫn quyết định thi lại đại học để chuyển sang 1 ngôi trường mới.
Tại nhiều nước trên thế giới, có không ít trường hợp nữ sinh đã tử tự khi bị "chơi xấu" trên mạng. Việc bắt nạt, nói xấu qua web cá nhân, blog, tung tin đồn sai lệch trên các trang web bẩn được nhận định còn nguy hiểm hơn bạo hành ở trường học. Ở trường thì các teen còn có thầy cô và bạn bè, còn ở trên mạng, họ bị tra tấn bởi các tin nhắn và điện thoại, không có lối thoát, và cũng khó khăn hơn cho phụ huynh khi phát hiện ra sự việc.
Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý, khi trở thành "nạn nhân" của một trò chơi xấu, trước tiên nên bình tĩnh, không nên phản ứng quá vội vàng. Cần xem xét lại vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá lỗi lầm từ cả hai phía có thể nhìn nhận sự kiện một cách tích cực hơn.
Theo VietNamNet
'Khổ' như đại gia kén 'gia nô' dịp Tết Với các đại gia, các VIP, chuyện kén "gia nô" (người giúp việc, trông nhà...) trông nhà vào dịp Tết, để mà tung tẩy, du hí cùng xuân sớm là cả một việc lớn. Có để dạ mà quan tâm, mới thấy cái "góc khuất" này đầy sôi động và không kém "cam go", nhiều lúc khó hiểu và cười... vỡ bụng. Những...