Chiều cao lúc nhỏ ảnh hưởng thế nào đến tầm vóc khi trưởng thành?
Bé 3 tuổi, cao 81 cm sẽ chỉ đạt tầm vóc tối đa 1m58, nếu không can thiệp dinh dưỡng thì trẻ thấp còi khó bắt kịp đà tăng trưởng.
Hiệp hội Nhi khoa Việt Nam và Abbott vừa phối hợp tổ chức hội thảo “Vai trò của chuyên gia y tế trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong bệnh viện và tại cộng đồng” tại Hà Nội ngày 14/4. Chương trình thu hút khoảng 700 chuyên gia y tế, dinh dưỡng và nhi khoa đến tham dự.
Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết có gần 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị thấp còi, trong đó hơn một nửa ở châu Á. Còn tại Việt Nam, năm 2015, cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi thì có một bé thiếu cân và 1,5 bé thấp còi. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh tật và cản trở đà phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy yếu miễn dịch và giảm khả năng hồi phục khi ốm đau.
Theo Giáo sư Khánh, chiều cao lúc 3 tuổi có ảnh hưởng lớn đến tầm vóc khi trưởng thành. Ông dẫn nghiên cứu INCAP Oriente cho thấy, trẻ thấp còi nặng chỉ đạt được chiều cao tối đa 1m58 nếu những giai đoạn sau chăm sóc tốt. Còn trẻ phát triển bình thường, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có vóc dáng 1m71.
Theo nghiên cứu INCAP Oriente, chiều cao lúc 3 tuổi có ảnh hưởng lớn đến tầm vóc khi trưởng thành.
Giải pháp dinh dưỡng đường uống được khuyên dùng
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng bàn đến các phương pháp cải thiện tầm vóc cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Tiến sĩ y khoa Francisco Rosales chuyên về sức khỏe và dinh dưỡng con người, Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) đã chia sẻ nhiều chứng minh lâm sàng về lợi ích của bổ sung dinh dưỡng đường uống đối với sự tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ.
Cụ thể, các nghiên cứu thực hiện trên 104 trẻ 3-5 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc) và Phillipine, 255 trẻ ở Ấn Độ đã được bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng đường uống trong 3 tháng. Sau 90 ngày, trẻ đều tăng trưởng về chiều cao và cân nặng nhiều gấp 3-5 lần so với nhóm không bổ sung. Trẻ thèm ăn và ăn uống đa dạng hơn; sức đề kháng tăng, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp, số ngày ốm giảm sau 16 tuần.
Một nghiên cứu khác thực hiện trên 199 trẻ Phillipine có nguy cơ thiếu dinh dưỡng trong 48 tuần cũng cho thấy, trẻ tăng cân tăng chiều cao sau 9 tuần. Đến tuần 48, tư vấn ăn uống đi kèm với tiếp tục bổ sung dinh dưỡng đường uống đã giúp trẻ duy trì mức tăng trưởng bình thường sau khi bắt kịp bạn bè.
Video đang HOT
Tiến sĩ y khoa Francisco Rosales (Mỹ) chia sẻ 3 chứng minh lâm sàng về lợi ích của bổ sung dinh dưỡng đường uống.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu trên 140 trẻ thấp còi, độ tuổi 24-48 tháng cũng được Phó giáo sư Ninh Thị Nhung – Đại học Y dược Thái Bình thực hiện tại 3 nhà trẻ của tỉnh năm 2016. So với chuẩn, trung bình trẻ thiếu 3,1 kg và thấp hơn 8,1 cm chiều cao. Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống được lựa chọn là PediaSure được Tập đoàn Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất. Mỗi ngày trẻ được uống thêm 450 ml sản phẩm này bên cạnh chế độ ăn bình thường.
Sau 6 tháng, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm còn 59,5%. Trung bình trẻ tăng 1,8 kg và cao thêm 4,8 cm, nhiều hơn mức tăng sinh lý (1,1 kg và 4 cm). Tỷ lệ thiếu máu trước can thiệp giảm từ 29% xuống 10%; thiếu Albumin từ 82% về 21%; thiếu kẽm 64% nay chỉ còn 29%.
Hơn 700 chuyên gia y tế, dinh dưỡng, nhi khoa dự hội thảo ngày 14/4 tại Hà Nội.
“Các chứng minh lâm sàng cho thấy việc sử dụng lâu dài thực phẩm bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống như PediaSure giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng tổng thể, bổ sung các thiếu hụt về dinh dưỡng ở trẻ có nguy cơ thiếu chất hay trẻ kén chọn ăn uống. Những trẻ em trong các nghiên cứu sử dụng sản phẩm này đều nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, cải thiện về khẩu vị và mức độ hoạt động thể chất, giảm số ngày bệnh. Việc sử dụng sản phẩm lâu dài không dẫn đến tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới việc hấp thụ các thực phẩm thông thường trong gia đình”, Tiến sĩ Francisco Rosales cho biết.
An San
Theo vnexpress.net
Nâng cao vai trò của chuyên gia y tế trong quản lý bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng
Hiêu đươc vai tro cua cac chuyên gia y tê là nguồn liên kết con người với công nghệ và điều trị đung, OMRON mong muôn thanh lâp môt hê thông đào tạo toàn cầu cho các chuyên gia y tế nhăm tăng cương kiêm soat bênh tăng huyêt ap trong công đông, tư đo giam thiêu cac biên chưng tim mach (nhôi mau cơ tim, nhôi mau nao...).
Hoc viên Omron - Nơi câp nhât nhưng thông tin mơi nhât trong điêu tri tăng huyêt ap
Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA tháng 11 năm 2017, huyết áp trên ngưỡng 130/80 mm Hg (huyết áp tâm thu> 130 mm Hg và/hoặc huyết áp tâm trương> 80 mm Hg) được gọi là tăng huyết áp. Nếu như trước đây, huyết áp tâm thu từ 130 - 139 và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 90 được gọi là giai đoạn tiền tăng huyết áp thì theo khuyến cáo mới nhất đây đã là giai đoạn 1 của tăng huyết áp. Sở dĩ có sự thay đổi này là bởi đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ở giai đoạn này, người bệnh đã tăng gấp đôi nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Hoc viên Omron la chương trình đào tạo bai ban nhằm cải thiện viêc quản lý bệnh tăng huyết áp thông qua giáo dục cộng đồng. Chương trinh đa đươc thanh lâp ơ Châu Âu tư năm 2014 vơi sư hơp tac cua nhiêu Hiêp hôi y tê hang đâu như Hôi Tăng Huyêt ap Anh va Ailen (BIHS), Hội Tăng Huyết áp Châu Âu (ESH), Quy phong chông bênh hen suyên va chăm soc lông ngưc (ACCF).
GS.TS Huynh Văn Minh (đứng giữa )- Chu tich Phân hôi Tăng huyêt ap Viêt Nam, Huấn luyện viên huyết áp của Học viện OMRON Quốc tế và các cộng sự
Mở rộng chương trình đào tạo của Học viện Omron tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Tiêp nôi sư thanh công cua chương trinh tai châu Âu, Hoc viên Omron tiêp tuc triên khai mơ rông mô hinh tai khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tai Viêt Nam, chương trinh đao tao co sư tham gia hương dân cua cac chuyên gia y tê hang đâu đên tư Phân hôi Tăng huyêt ap Viêt Nam: GS. TS Huynh Văn Minh (Chu tich Phân hôi Tăng huyêt ap Viêt Nam, GĐ Trung tâm tim mach bênh viên Đai hoc Y dươc Huê) va PGS. TS Trân Văn Huy (Pho Chu tich Phân hôi Tăng huyêt ap Viêt Nam, Trương khoa tim mach lao hoc bênh viên tinh Khanh Hoa).
Trải nghiệm của các chuyên gia y tế với các sản phẩm máy đo huyết áp Omron
Hai chuyên đê "Chân đoan tăng huyêt ap va quan ly huyêt ap tai nha" va "Xư ly tăng huyêt ap khang tri" đa đươc lưa chon la nhưng nôi dung mơ đâu trong chương trinh đao tao tai Viêt Nam diên ra vao sang thư sau ngay 13 thang 4 năm 2018, tai Hôi trương quôc tê, khoa y tê công công Trương Đai hoc Y Dươc Huê, vơi sư tham gia cua hơn 60 bac sy. Buôi hội thảo la nơi đê cac bác sĩ, chuyên gia y tê với nền tang và kinh nghiệm khác nhau, cùng chia sẻ để co thê mang đên lơi ich tôt hơn cho cộng đồng. Kết thúc buôi hôi thao la phân trai nghiêm cua cac chuyên gia y tê vơi may đo huyêt ap Omron, từ loại chuyên nghiệp được sử dụng tại các cơ sở y tế tới các sản phẩm cá nhân dùng tại nhà.
Trung bình cứ 2 máy đo huyết áp điện tử được bán ra tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có một máy do Omron sản xuất. Hiện tại, Omron được công nhận là "nhà lãnh đạo tư tưởng" trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thiết bị theo dõi huyết áp, được Hiệp hội Tăng huyết áp Thế giới phong danh hiệu "đối tác tốt nhất". Tại Việt Nam, Omron là thương hiệu duy nhất được Hội Tim mạch Việt Nam khuyên dùng.
Đê biêt thêm thông tin chi tiêt vê cac san phâm may đo huyêt ap điên tư Omron, Quy khach vui long liên hê:
Văn phong đai diên cua Omron Healthcare Singapore Pte Ltd
* Tai Ha Nôi:
Tâng 9, Toa nha Mipec, 229 Tây Sơn, Đông Đa, Ha Nôi
ĐT: 84 24 3556 0025
* Tai TP Hô Chi Minh:
Tâng 2, toa nha WMC, 102 Công Quynh, Quân 1, TP. Hô Chi Minh
ĐT: 84 28 5404 7545
Website: https://omron-yte.com.vn/
Facebook: Omron Healthcare Vietnam
Theo Dân trí
Mẹ bị ốm có nên tiếp tục cho con bú? Trong thời kỳ cho con bú nếu chẳng may sức khỏe mẹ không tốt, mẹ bị ốm thì có tiếp tục cho con bú hay dừng, hoặc mẹ có dùng được thuốc không? Và nếu mẹ phải dùng thuốc thì em bé bị ảnh hưởng gì? Nếu bị bệnh mẹ vẫn có thể dùng loại thuốc dành cho bà mẹ cho con bú...