Chiêu căng lưới bắt ve giúp vườn cam, bưởi quả sai muốn gãy cành
Kể từ khi sử dụng bẫy bắt ve sầu bằng cách căng lưới trong vườn cam và bưởi, anh Phạm Văn Tùng, tiểu khu Nà Sản ( xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát khỏi cảnh lo ngay ngáy loài côn trùng này gây hại. Vườn cam, bưởi của anh sinh trưởng, phát triển tốt, quả sai trĩu cành, anh Tùng ung dung chờ ngày thu trái ngọt.
Vườn cây ăn quả của anh Tùng nằm cạnh Quốc lộ 6, đoạn chạy qua tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung. Trên diện tích hơn 4.000m2 đất ruộng mua lại của người dân, anh Tùng đã dày công cải tạo, rồi đưa cây ăn quả vào trồng từ năm 2015. Anh trồng 2 loại cây chủ yếu là cam Vinh và bưởi da xanh
Anh Tùng trồng cây ăn quả từ năm 2015.
Hợp với khí hậu, thổ nhưỡng lại được chăm sóc đúng quy trình kĩ thuật nên vườn cam Vinh, bưởi da xanh của gia đình anh Tùng sinh trưởng, phát triển tốt, đến năm thứ 3 đã cho quả.
“Vào khoảng tháng 4 năm ngoái, ra thăm vườn cam Vinh, bưởi da xanh, tôi phát hiện một số cây xảy ra hiện tượng khô cành. Sau vài ngày theo dõi, tôi mới biết cành cam Vinh, bưởi da xanh chết khô là do bị ve sầu chích. Tôi lo lắng đến mất ăn, mất ngủ nhiều ngày liền. Suy đi, tính lại vẫn vô kế khả thi. Tôi định phun thuốc trừ sâu thì lại sợ ảnh hưởng đến chất lượng quả, mà không phun thì không biết diệt trừ loài côn trùng này thế nào” – anh Tùng nhớ lại.
Anh Tùng căng lưới trong vườn cam Vinh, bưởi da xanh để bẫy ve sầu.
Thế rồi, trong một lần đi chơi, anh Tùng tình cờ thấy người ta căng lưới trong vườn để bẫy chim. Quan sát một hồi, anh thấy trên những mảnh lưới đó có nhiều con ve sầu bị dính, không thể thoát ra được. Anh Tùng mừng như “bắt được vàng” vì vừa học được cách diệt ve sầu.
Trút bỏ được gánh nặng, anh Tùng không chút đắn đo đi mua lưới về căng trong vườn cây ăn quả của mình để bẫy ve sầu. Lưới anh dùng là loại lưới đen, ve sầu chạm vào là mắc ngay, không bay được nữa. Anh Tùng chôn sào tre xuống đất, dọc theo hàng cam Vinh, bưởi da xanh, sau đó căng lưới, buộc vào từng chiếc sào, cao gần 2m. Cứ cách vài ba hàng cam Vinh, bưởi da xanh, anh Tùng lại căng một mảnh lưới.
Video đang HOT
Vườn cam Vinh nhà anh Tùng, cây nào cũng sai trĩu quả kể từ khi không bị ve sầu chích hút.
“Từ ngày căng lưới bẫy ve sầu, tình trạng cành cam Vinh, bưởi da xanh bị chết khô do ve sầu chích hút hầu như không còn. Vườn cam Vinh, bưởi da xanh của gia đình tôi sinh trưởng, phát triển tốt, quả sai trĩu cành. Tôi không còn lo lắng như trước mà “ăn ngon, ngủ yên” chờ ngày thu quả chín bán ra thị trường” – anh Tùng vui vẻ nói.
Mới bước sang năm thứ 4 mà vườn cam Vinh, bưởi da xanh nhà anh Tùng, cây nào, cây cũng chi chít quả. Năm ngoái, anh Tùng thu khoảng 3 tấn cam Vinh, bán với giá bình quân 15.000 đồng/kg cho thương lái, thu khoảng 45 triệu đồng.
Năm nay, anh Tùng dự kiến sẽ thu khoảng 150 triệu đồng từ bán quả cam tươi cho khách hàng.
“Năm nay, tôi dự kiến sẽ thu khoảng 10 tấn quả từ 200 gốc cam, nếu bán quả cam tươi với giá như năm ngoái, tôi cũng sẽ thu được gần 150 triệu đồng. Vườn bưởi da xanh gần 200 gốc, đang sinh trưởng phát triển tốt, có cây gần 100 quả, còn bình quân trên 40 quả/cây. Năm ngoái tôi thu lứa bưởi da xanh quả bói, bán giá thấp nhất là 50.000 đồng/quả” – anh Tùng bảo vậy.
Theo Danviet
Cảnh tấp nập mùa nước đổ trên các bản vùng cao Sơn La
Tháng 3, khi những cơn mưa bớt chợt xuất hiện sau những trận nắng dát cuối đông, cũng là lúc người dân cac ban lang vùng cao tỉnh Sơn La, và vùng Tây Băc xuống đồng đắp đập, cày bừa, rẫy cỏ, dân nươc vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Những ngày này, dọc Quốc lộ 6 lên các bản làng vùng cao Tây Bắc, bên các triền đồi hay những thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang, đâu đâu cũng tấp nập những dòng người ra đồng ruộng cày bừa, cuốc đất, ke bờ, dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Mặc dù công việc khó khăn vất vả nhưng ở đó luôn hứa hẹn một mùa sản xuất bội thu đem lại cuộc sống no ấm.
Do điều kiện sống nên người dân vùng cao họ chỉ gieo trồng một vụ duy nhất trong năm và khi những cơn mưa đầu tiên của mùa hạ trút xuống cũng là lúc bà con dân tộc dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Nước dẫn vào ruộng được lấy từ các khe suối, ao, hồ. Khi lượng nước đã đủ, người dân tranh thủ gieo cấy.
Những thửa ruộng khô hạn giờ đã đầy ắp nước, người dân tranh thủ cày xới đất, làm sạch cỏ để cấy mạ. Khác trước đây, người dân dùng trâu cày, sức người cuốc đất thì nay dùng bằng máy cày thay thế, công việc nhanh và thuận lợi hơn.
Trân khắp các cánh đồng vùng cao Tây Bắc những ngày này luôn tấp nập người tay cuốc, tay cày, người cấy lúa, công việc được làm khẩn trương.
Tranh thủ thời tiết thuận nợi người dân tranh thủ ra ruộng làm đất, dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Anh Hà Văn Giót, ở Bản Đúc (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết: Đất phải được cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân bón lót theo yêu cầu và san phẳng mặt ruộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển đồng đều. Đất phải đủ độ nhuyễn để có lớp bùn bao phủ trên mặt ruộng để cho mầm mạ dễ bám, có đủ độ ẩm cần thiết cho mầm mạ sinh trưởng, phát triển tốt.
Hiện nay, trên khắp các cánh đồng vùng cao Tây Bắc, bà con đang khẩn trương cày bừa làm đất gieo cấy lúa.
Đồng bào các dân tộc vùng cao đang cần mẫn cấy lúa.
Khi nước dẫn về ruộng vừa đủ người dân bắt đầu xuống cấy
Từng thửa ruộng xanh ngút tầm mắt bắt đầu hiện ra
Theo Danviet
Hoa đào, hoa mai, quất cảnh đua nhau khoe sắc ngày 30 Tết Hôm nay đã là 30 Tết. Từ sáng sớm tinh mơ, chợ hoa xuân ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La luôn nhộn nhịp người mua bán rôm rả. Gia đình nào cũng muốn chọn những chậu hoa thật đẹp, thật to đón tết đoàn viên bên gia đình và người thân trong dịp năm mới. Nhiều chậu đào thế được các...