Chiêu bài mới về việc mạo danh phóng viên Dân trí để lừa đảo hoàn cảnh nhân ái
Hình thức lừa đảo bằng chiêu thức đề nghị các hoàn cảnh nhân ái ứng một số tiền để làm thủ tục kết chuyển số tiền hàng trăm triệu mà họ sẽ được nhận từ kẻ xấu vốn đã quá quen thuộc và ít người bị mắc lừa thì nay đã biến thể sang một hình thức mới nguy hại hơn.
Trong thời gian qua, những kẻ xấu chuyên lừa đảo các hoàn cảnh nhân ái mà Dân trí đăng tải vẫn tiếp tục hoành hành từ Nam, chí Bắc. Bất cứ một bài viết nhân ái nào vừa được đăng lên Dân trí, phía gia đình đều thông báo cho PV Dân trí là họ nhận được nhiều cuộc điện thoại của kẻ lừa đảo, với nội dung chúng vừa kêu gọi được các nhà tài trợ giúp cho gia đình một số tiền lớn (thông thường là 100 đến 200 triệu đồng – PV), đổi lại phía gia đình muốn nhận số tiền trên phải làm thủ tục là ứng trước cho chúng một số tiền (người ít thì vài triệu đồng, người nhiều thì chúng đề nghị vài chục triệu đồng -PV) để chúng chuyển cho gia đình số tiền hàng trăm triệu nói trên.
Tuy nhiên, rất ít hoàn cảnh nhân ái mắc bẫy của những kẻ lừa đảo do đã được PV Dân trí trong quá trình xác minh giúp đỡ đã thường xuyên phổ biến cho mọi người đề phòng các thủ đoạn trên. Và nếu có những vấn đề gì nghi vấn, các hoàn cảnh nhân ái sẽ liên lạc với PV Dân trí để nắm rõ thông tin sự việc tránh sập bẫy của những kẻ chuyên làm ăn trên các nỗi đau.
Thế nhưng, mới đây PV Dân trí nhận được phản ánh từ các hoàn cảnh nhân ái, hình thức lừa đảo này tiếp tục được biến thể và nguy hại hơn trước. Đó là những kẻ xấu vẫn sử dụng chiêu thức cũ nói trên, nhưng để các hoàn cảnh nhân ái tin tưởng hơn, chúng tự nhận luôn tên của PV Dân trí để tạo sự tin tưởng với các hoàn cảnh nhân ái
Những kẻ lừa đảo đan tâm nhắm vào những trường hợp đáng thương như em Thiều để lừa lấy tiền
Em Lý Gia Thiều, nhân vật trong bài Lời cầu cứu của cô sinh viên tật nguyền chăm mẹ ung thư (Mã số 1194) gọi điện cho chúng tôi biết, một người giọng nữ tự xưng là thủ quỹ của Báo Dân trí đang làm thủ tục kết chuyển số tiền 120 triệu đồng cho em, nhưng để số tiền trên nhanh đến với gia đình thì đề nghị em ứng trước 5 triệu đồng chuyển cho cô ta làm phí chuyển khoản.
Tuy nhiên, khi nghe em Thiều bảo là hoàn cảnh hiện tại của em quá khó khăn, đến tiền ăn uống còn không có thì lấy đâu ra 5 triệu để chuyển khoản. Giọng nữ trên liền chuyển sang hình thức đề nghị em Thiều mua thẻ điện thoại Viettel mệnh giá 1 triệu làm phí chuyển khoản. Nghi ngờ về việc lừa đảo, em Thiều đã gọi điện trực tiếp đến tòa soạn Dân trí thì sự việc mới được sáng tỏ.
Trường hợp thứ hai là vừa mới hôm qua, hoàn cảnh của mẹ con bà Phạm Thị Dung, có con trai là Lê Xuân Hùng đang học đại học Y năm thứ 2 bỗng dưng mắc bệnh tâm thần (nhân vật trong bài Chàng trai bỗng dưng hóa điện khi học đại học Y, mã số 1203) vừa mới được đăng trên Dân trí thì ngay trong ngày, bà Dung đã gọi điện đến PV Dân trí để xác minh thông tin mà kẻ lừa đảo vừa bày ra.
Bà Phạm Thị Dung cùng cậu con trai bị bệnh tâm thần suốt 8 năm nay sau khi đang học đại học Y cũng bị kẻ xấu không tha
“Hắn có lẽ là người miền Trung chú ạ. Hắn xưng hẳn tên là “anh Thế Nam” của báo Dân trí, vừa kêu gọi cho gia đình được 400 triệu đồng (?!) và đề nghị gia đình tôi ứng trước 4 triệu đồng để hắn làm thủ tục chuyển khoản cho gia đình. May là tôi gặp anh Thế Nam thật ở ngoài đời rồi nên tôi biết không phải, nhưng để cẩn thận hơn tôi gọi điện lại vừa là thông báo cho anh sự việc, vừa để khẳng định sự việc bất minh này”, bà Dung chia sẻ với PV Dân trí.
Vậy là qua hai sự việc trên, có thể thấy thủ đoạn lừa đảo của những kẻ xấu nhằm vào các hoàn cảnh nhân ái ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và trắng trợn hơn. Vì vậy chúng tôi mong bạn đọc Dân trí cũng như các hoàn cảnh nhân ái cần đề cao tinh thần cảnh giác, đặc biệt khi nhận những cuộc điện thoại đề nghị “ứng tiền làm thủ tục chuyển khoản” cần phối hợp với Dân trí và các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh.
Video đang HOT
Thế Nam
Theo Dantri
Cậu bé lớp 9 mơ ước được gặp mẹ dù chỉ một lần
Đó là hoàn cảnh em Nguyễn Quang Hải, học sinh lớp 9A, trường THCS Bình An Thịnh, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh khi bố mất vì tai nạn, mẹ bỏ đi biệt tích từ khi em sinh ra đến nay. Đã vậy, căn bệnh tim bẩm sinh còn hoành hành em bao năm qua.
Nhận được đơn trình bày hoàn cảnh và cầu mong được sự giúp đỡ của em Hải gửi đến báo Dân trí, chúng tôi đã tìm về xóm Chân Thành, Xã An Lộc, Huyện Lộc (Hà Tĩnh) để hiểu rõ gia cảnh của em.
Ngôi nhà nhỏ em đang ở lụp xụp vắng tanh. Vừa lúc người hàng xóm chạy sang nói, cháu Hải đang đi bắt cua đồng để về bán kiếm tiền ăn học, còn bà ngoại Hải thì đang đi mua thuốc, mấy bữa thời tiết thay đổi bà ấy lại trở chứng đau thần kinh.
Qua trò chuyện với bà con ở đây,được biết em Hải vốn mang trong mình căn bệnh tim, đi học thường bị choáng lên ngất xuống. Hải mồ côi bố khi chưa lọt lòng, mẹ bỏ rơi lúc em mới sinh ra. Từ đó đến nay, em ở với bà ngoại. Hiện bà đã già yếu nhưng suốt 8 năm học vừa qua đều đạt học sinh giỏi toàn diện của trường và nhiều năm đạt học sinh giỏi huyện và tỉnh.
Góc học tập với những bằng khen, giấy khen về thành tích đạt được của em Hải
Bà Nguyễn Thị Tân, là bà ngoại em Hải sinh được 2 người con gái, trong đó một người là mẹ của Hải. Bước sang tuổi cập kê, mẹ Hải đem lòng yêu và trót mang bầu với bố của Hải người quê Nam Định. Trước ngày cưới mấy ngày thì bố Hải bị tai nạn chết. Không lâu sau, mẹ Hải sinh ra Hải rồi bỏ lại cho bà ngoại già yếu chăm sóc, nuôi nấng. Kể từ đó mẹ Hải bỏ đi biệt xứ không một lời nhắn gọi về nhà, cũng không biết bây giờ còn sống hay đã chết.
Ông ngoại mất khi mẹ của Hải còn nhỏ. Bà ngoại một mình nuôi 2 người con khôn lớn. Nhưng mẹ của Hải thì không mấy may mắn trong chuyện chồng con. Còn một người dì thì lấy chồng cũng nghèo khổ, thương mẹ già và cháu côi cút nhưng chỉ biết để trong lòng, không giúp đỡ được gì về vật chất.
Hải không được ông bà nội đón nhận, nên lúc khai sinh Hải phải mang họ mẹ. Bà ngoại Hải tuy già yếu, đau ốm thường xuyên nhưng phải oằn tấm thân già đi làm thuê làm mướn để bà cháu có rau cháo sống qua ngày.
Hằng đêm, cơn khát sữa lại hoành hành cháu nhỏ, những lúc như thế hai bà cháu chỉ biết ôm nhau khóc đến cạn cùng nước mắt. Đến tuổi đi học, Hải thuộc diện con mồ côi nên được miễn học phí, nhưng việc ăn uống, sách vở cũng chỉ biết trông cậy vào người bà còm cõi.
Dường như hiểu được tấm lòng và nỗi cực khổ của người bà nên từ nhỏ Hải rất ngoan ngoãn và luôn biết vâng lời bà. Ngoài một buổi đi hoc, một buổi về Hải đi mò cua bắt ốc bán để kiếm tiền mua sách vở. Nhưng mỗi lần đi bắt ốc về là Hải lại thường bị choáng ngất vì bệnh tim lại phải nhờ người mang đi trạm xá tiêm thuốc. Hải được cấp thuốc các loại theo thẻ bảo hiểm hộ nghèo. Bà Tân muốn đưa cháu ra Hà Nội khám để biết cụ thể hơn về mức độ bênh tim của Hải nhưng không biết lấy đâu ra tiền để đi lại, rồi còn cả tiền thuốc men chữa trị nữa.
Hai bà cháu đùm bọc nhau trong căn nhà lụp xụp
Trong câu chuyện bày tỏ với chúng tôi, bà ngoại của em Hải buồn bã cho biết: "Cháu nó bị chứng choáng và ngất thường xuyên, cứ vài bữa đi học là lại bị một lần. Biết vậy, nhưng tui không có tiền đưa cháu đi khám. Nhưng sau này thấy cháu bị choáng ngất liên tục nên tui chạy vạy vay mượn được mấy trăm đồng đưa cháu xuống bệnh viện huyện khám thì biết được cháu bị bệnh tim và thiếu máu não. Thương cháu nhưng không có tiền để đưa cháu đi chữa trị. Mặc dù đau yếu thường xuyên, không còn làm được việc nặng nữa, nhưng vừa rồi tui phải liều chạy đi vay ngân hàng 5 triệu bạc để mua một con bò về nuôi hi vọng sau này sẽ bán được giá lấy đồng lời đưa cháu đi chữa bệnh ", bà Tâm tâm sự.
Sức khỏe yếu, cái ăn cái mặc lại thiếu thốn nhưng Hải luôn biết vươn lên và chăm chỉ học tập để không phụ lòng bà. "Em thương bà ngoại lắm. Lúc nào bữa cơm mà có cá thì bà nhường cho em ăn để em có sức đi học. Còn bà chỉ ăn cơm rau và ít quả cà muối mặn. Em không muốn phụ lòng bà nên luôn cố gắng học để có kết quả tốt", nói đoạn nước mắt Hải tuôn trào.
Chứng nhận của địa phương đối với gia cảnh em Hải
Khi nhắc đến bố mẹ, Hải hướng mắt nhìn xa xăm và nói trong nghẹn ngào : "Em chưa một lần được thấy bố mẹ dù chỉ là trên tấm hình. Bố mẹ chỉ hiện về trong sự tưởng tượng của em mà thôi. Thấy bạn bè cùng trang lứa được sống trong tình thương của bố mẹ, em cũng thèm khát lắm. Em cũng muốn được như các bạn, mỗi khi tết đến hay là bước vào năm học mới được bố mẹ mua sắm sách vở, quần áo mới.Nhưng có lẽ chẳng bao giờ em có được điều đó".
Thầy giáo Nguyễn Hoài Nam, phó hiệu trưởng trường THCS Bình An Thịnh cho biết : "Hải là một học sinh vừa ngoan vừa học giỏi, và cái đáng quý ở con người em là sự chăm chỉ và giàu nghị lực. Mặc dù bị bệnh tim hoành hành nhưng em vẫn luôn cố gắng vượt qua và luôn đạt thành tích cao trong học tập. Mong sao có những tấm lòng thơm thảo sẽ giúp đỡ em phần nào để em được chữa bệnh, ổn định sức khỏe tiếp tục học tập và thực hiện những ước mơ hoài bão của mình"
Được biết hồi học lớp 5, Hải đạt học sinh giỏi tỉnh môn toán. Từ lớp 6 đến lớp 8 Hải đều đạt học sinh giỏi huyện môn toán và tổng kết 8 năm học qua Hải đều đạt học sinh giỏi toàn diện.
Hải tâm sự với chúng tôi: "Em rất thích học các môn tự nhiên như môn toán và giải toán trên mạng. Ở lớp em cũng chia sẻ cách học làm sao có hiệu quả để các bạn trong lớp cùng biết, cùng tiến bộ. Còn bây giờ em chỉ ước sao có tiền đi chữa bệnh để có đủ sức khỏe, không còn bị ngất nữa để không ảnh hưởng đến việc học tập, Nếu sau này được thi vào đại học em sẽ chon thi vào ngành y để có cơ hội phấn đấu làm bác sĩ mong chữa bệnh cho những người bị bệnh tim như em" - Hải hồn nhiên chia sẻ.
Hàng ngày em Hải phải ra đồng mò cua, bắt ốc về bán kiếm tiền ăn học
Chúng tôi tạm biết bà cháu ra về khi trời đã gần trưa. Hải lại tiếp tục xách giỏ đi bắt cua đồng để về làm thức ăn cho bữa trưa, vì không còn tiền để mua thức ăn, trong nhà chỉ còn mấy chục ngàn bà ngoại phải dành đi lấy thuốc.
Nhìn theo dáng nhỏ gầy của Hải khuất dần sau cánh đồng lúa mênh mông trong lòng chúng tôi đầy cảm thương và day dứt nỗi buồn lo cho gia cảnh của em học sinh đã và đang gánh chịu bao sự thiệt thòi
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1176: Bà Nguyễn Thị Tân, xóm Chân Thành, xã An Lộc, huyện Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thu Hoài
Theo Dantri
GS Ngô Bảo Châu giúp giải bài toán mã số công dân Ngày 11-9, trong buổi gặp gỡ GS Ngô Bảo Châu và các nhà toán học của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, ông Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp - thừa nhận thủ tục, giấy tờ công dân đang là một mớ bòng bong. Suốt thời gian dài, do không có "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt trong thực hiện...