Chiều 8/1: Đã tiêm trên 159,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Có 29 tỉnh, thành bao phủ đủ liều vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi
Đến 13h ngày 8/1 cả nước đã tiêm trên 159,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Có 29 tỉnh, thành bao phủ đủ liều vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi; TP HCM huy động 430 bác sĩ mới tốt nghiệp về thực tập tại các trạm y tế phường, xã.
Cả nước đã tiêm trên 159,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h ngày 8/1 cho biết cả nước đã tiêm trên 159,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong ngày 7/1, đã tiêm được hơn 1,4 triệu liều.
Đến ngày 7/1, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 144.132.993 liều, trong đó có 70.254.466 mũi 1; 64.814.022 mũi 2; 1.258.496 mũi 3 (đối với vacine Abdala ); 2.217.588 liều bổ sung và 5.588.421 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 99,8% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,1% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 97,5% và 90,9%; miền Trung là 96,8% và 90,0%; Tây Nguyên là 98,3% và 86,7%; miền Nam là 100% và 92,6%.
Cả nước đã tiêm trên 159,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 47/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 04/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ dưới 90% là Thanh Hóa (88,6%), Hưng Yên (82,2%), Nghệ An (81,6%) và Hà Giang (84,5%)
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 36/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 06/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%.
29 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản cho trẻ từ 12-17 tuổi
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17, báo cáo của Bộ Y tế cho thấy các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 13.607.564 liều, trong đó có 7.892.217 mũi 1 và 5.715.347 mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 88,5% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 64,1% dân số từ 12 -17 tuổi.
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 87,2% và 60,3%; miền Trung là 86,4% và 44,3%, Tây Nguyên là 90,4% và 42,7%, Miền Nam là 90,4% và 78,4%.
29 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Video đang HOT
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường quản lý người có nguy cơ cao; thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm vaccine, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1 năm 2022 và tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I năm 2022.
TP HCM: Huy động 430 bác sĩ mới tốt nghiệp về thực tập tại các trạm y tế phường, xã
Thông tin trên được ông Phạm Đức Hải- Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM cho biết trong buổi họp báo chiều hôm qua.
Ông Phạm Đức Hải cho biết thành phố rất trân quý lực lượng hỗ trợ, đặc biệt là từ các tỉnh, thành giúp thành phố xây dựng trạm y tế lưu động. Việc quân y rút khỏi trạm y tế lưu động nằm trong kế hoạch. Do đó, thành phố đã chuẩn bị lực lượng để thay thế.
TP HCM giao Bộ Tư lệnh Thành phố làm chủ lực, đề xuất Quân khu 7 giúp Thành phố thực hiện tiếp nhận trạm y tế lưu động. Đồng thời, huy động sự hỗ trợ từ các nhà thuốc tư nhân tham gia công tác chăm sóc, điều trị F0. Thành phố mời gọi hơn 6.000 nhà thuốc, đến nay được hơn 2.557 nhà thuốc tham gia;
Huy động 430 bác sĩ mới tốt nghiệp, trong đó 420 bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và 10 bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y dược sẽ về thực tập tại các trạm y tế phường, xã trong thời gian tới.
Hội Chữ thập đỏ, lực lượng Đông – Tây y, y tế tư nhân, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành… cũng được huy động đồng hành, tham gia vào lực lượng chống dịch của TP HCM.
Quy định với người nhập cảnh vào Tây Ninh
Theo Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Tây Ninh, ngày 7/1, tỉnh này có 588 ca dương tính với SARS-CoV-2 qua test sàng lọc, nâng tổng số mắc từ đầu vụ dịch đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh là 91.292 trường hợp.
Đến nay, tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi của tỉnh là 81.639 người.
Kể từ ngày 1/1/2022, tỉnh Tây Ninh yêu cầu người nhập cảnh phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).
Theo Sở Y tế tỉnh Tây Ninh, ngoài ra, khi nhập cảnh vào Việt Nam, người nhập cảnh phải cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-Covid để khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của Việt Nam (khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ được khuyến khích sử dụng).
Người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân, nếu chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều sẽ được tiêm chủng miễn phí trong thời gian cách ly (nếu đủ điều kiện).
Trường hợp không đủ điều kiện tiêm trong thời gian này thì sẽ tiêm ngay sau khi về địa phương cư trú…
Trường hợp người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam từ nước thứ 3 vào Campuchia để về Tây Ninh, phải cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở cách ly 3 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày…
Tỉnh Tây Ninh yêu cầu người nhập cảnh phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ (trừ trẻ em dưới 2 tuổi). Ảnh minh hoạ
Quảng Bình: Thêm 77 ca mắc COVID-19, trong đó chùm ca bệnh chợ Ba Đồn 38 ca
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 7/1 đến 6 giờ ngày 8/1/), Quảng Bình ghi nhận thêm 77 ca mắc COVID-19, trong đó có 72 cộng đồng, có 38 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Ba Đồn, 10 ca chưa rõ nguồn lây.
Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 673 ca
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.160; số ca điều trị khỏi là 3.609, còn 177 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 299 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95,8 % người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,2%; Có 95,57% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
F0 ở Hà Nội tăng nhanh, những đối tượng nào được cách ly tại nhà ?
Trước số ca COVID-19 tại Hà Nội tăng nhanh, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã có những giải đáp xung quanh việc cách ly và việc cấp phát thuốc cho F0.
Thưa ông, đến nay, thành phố triển khai việc cách ly F0 như thế nào và quản lý F0 ra sao?
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, dựa theo diễn biến tình hình dịch bệnh, thành phố xây dựng Phương án Cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã nghiêm túc khẩn trương triển khai thực hiện, đến ngày 16/12/2021 đã có hơn 1.000 trường hợp F0 quản lý, theo dõi tại nhà.
Việc quản lý F0 được thực hiện như sau:
Về đối tượng áp dụng:
Thứ nhất: Là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.
Thứ hai: Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2 97% khi thở khí trời; không có thở bất thường như: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
Thứ ba: Trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường; Không đang mang thai.
Thứ tư: Gia đình người bệnh đáp ứng các điều kiện: về cơ sở vật chất, trang thiết bị, yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà như phải là nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư, phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay, có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân ..., phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và phải được giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo dịch bệnh.
Về thẩm quyền quyết định cách ly tại nhà: Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp xã, phường, thị trấn ra Quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế, quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà và cấp giấy xác nhận đã hoàn thành cách ly y tế đối với người nhiễm COVID-19 sau khi đã kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly y tế tại nhà.
Việc cấp phát thuốc điều trị hiện nay như thế nào? Khi người bị nhiễm mong muốn có thuốc phải liên hệ với ai và họ có phải trả phí không, thưa ông?
Hiện nay có 3 gói thuốc:
- Gói thuốc A (gồm có thuốc hạ sốt Paracetamol, thuốc bổ sung vitamin), các túi thuốc này, kèm theo hướng dẫn sử dụng được phát ngay cho người bệnh khi đủ điều kiện điều trị tại nhà và do Trạm Y tế cấp phát.
Túi thuốc B: gồm có thuốc chống viêm Corticoid, thuốc chống đông chỉ được sử dụng trong các tình huống đặc biệt và phải được bác sỹ đánh giá và kê đơn cho bệnh nhân, sử dụng liều duy nhất trước khi chuyển người bệnh (sử dụng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng)
Túi thuốc C gồm các thuốc kháng Virut: Molnupiravir, Favipiravir, đây là các thuốc chưa được BYT cấp phép lưu hành, phân bổ theo chương trình của Bộ Y tế, sử dụng có kiểm soát, do đó để được sử dụng, người nhiễm Covid - 19 phải được khám sàng lọc, đánh giá và có cam kết đồng ý tham gia chương trình, khi sử dụng thuốc kháng vi rút phải tuân thủ và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
Như vậy, việc cấp thuốc cho các trường hợp mắc và được theo dõi quản lý tại nhà là do Trạm Y tế xã phường thị trấn hoặc có thể do Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (do Chính quyền địa phương thành lập) cấp phát, hiện nay các thuốc trên không phải trả phí nhưng việc cấp phát thuốc phải đúng theo quy định như trên và người bệnh có thể liên hệ với Trạm Y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Vậy, trách nhiệm đưa F0 thuộc diện phải đi điều trị là của ai? Vì hiện nay một số phản ánh của người dân cũng như trả lời của y tế cơ sở (y tế phường) cho rằng việc đưa đi điều trị là của 115, phường chỉ có trách nhiệm báo cáo và chờ, thưa ông?
Theo quy định của Thành phố hiện nay việc vận chuyển F0 từ nhà đến các cơ sở thu dung điều trị tầng 1 (với các bệnh nhân nhẹ), vận chuyển bệnh nhân từ các cơ sở thu dung tầng 1 lên các tầng 2 và tầng 3 là do chính quyền địa phương phụ trách. Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các đơn vị khác trong ngành y tế của Thành phố sẽ đáp ứng vận chuyển những bệnh nhân nặng trong trường hợp quận, huyện, thị xã quá tải.
Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý F0 tại Hà Nội được triển khai ra sao? Hiệu quả thế nào, thưa ông?
UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin truyền thông xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Cùng với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế đã phối hợp với đội ngũ y bác sĩ, các chuyên gia phần mềm để xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi F0 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định về phân tầng, theo dõi, quản lý F0 tại nhà của Bộ Y tế.
Sở Y tế đã triển khai thí điểm tại quận Long Biên, triển khai tập huấn cho toàn bộ Trung tâm y tế của 30 quận, huyện, thị xã, 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn của Thành phố trong suốt 2 tuần vừa qua. Đến nay, phần mềm đã quản lý 4.235 F0, trong đó có 1.164 F0 tại nhà. Ngay trong tuần này, phần mềm sẽ được đưa vào triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống y tế cơ sở, tiến tới quản lý toàn bộ số F0 trên địa bàn của Thành phố.
Hướng dẫn mới với bệnh nhân COVID-19: Xét nghiệm 1 lần âm tính có thể được ra viện Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 bản cập nhật lần thứ 7 mới được Bộ Y tế ban hành đã giảm số lần xét nghiệm trước khi ra viện của người bệnh. Theo đó, người bệnh chỉ cần có 1 kết quả xét nghiệm âm tính là đủ điều kiện. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN Giảm...