Chiều 28/2: 53 tỉnh, thành bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên 90%
Theo thống kê đến nay cả nước đã tiêm hơn 193,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 53 tỉnh, thành bao phủ mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi đạt trên 90%; Bệnh viện ở TP HCM lập thêm phòng khám hậu COVID-19.
Còn 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi dưới 90%
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h00 ngày 28/2 cho biết cả nước đã tiêm hơn 193,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 27/2, cả nước tiêm 216.803 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.453.487 liều:, trong đó mũi 1: 70.756.249 liều; Mũi 2: 68.550.521 liều; Mũi bổ sung: 13.699.350 liều và Mũi 3: 23.447.367 liều
Đến nay 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; chỉ còn 2/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%
53 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên 90%
Video đang HOT
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.954.805 liều, gồm mũi 1: 8.722.021 liều; Mũi 2: 8.232.784 liều.
Đến nay 53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; còn 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%
Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Thời gian tới, với sự gia tăng nhu cầu đi lại trong các dịp lễ hội đầu xuân; dỡ bỏ hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách, mở cửa trường học trở lại và mở cửa du lịch, dự báo số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng, ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ biến chủng Omicron lây lan là rất cao, dẫn đến gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền).
Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vaccine Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới).
Bệnh viện Thống Nhất mở thêm phòng khám hậu COVID-19
Sáng 28/2, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) đã đưa vào hoạt động Khoa Khám bệnh theo yêu cầu sau khi đã được nâng cấp, sửa chữa; trong đó mở thêm 2 phòng khám mới thuộc khoa là Phòng khám hậu COVID-19 và Phòng khám Lão khoa.
Theo PGS.TS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất: Phòng khám này được thành lập với mục đích để người bệnh có thể an tâm, tùy theo mức độ có thể được tư vấn điều trị tại nhà; hoặc nếu phải điều trị tại bệnh viện thì nên điều trị tại khoa nào cho đúng với hậu COVID-19 chứ không nên vào các khoa chung chung, tốn kém mà có khi không đúng với yêu cầu điều trị, tâm lý thêm căng thẳng.
Tình hình dịch COVID-19 tại một số địa phương
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An thông tin: Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 27/02/2022 đến 6h00 ngày 28/02/2022), Nghệ An ghi nhận 1.459 ca dương tính mới với COVID-19.
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 73.385 ca mắc COVID-19. Lũy kế số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 44.187 người. Lũy kế số bệnh nhân tử vong là 105 trường hợp. Số F0 hiện đang điều trị: 29.093 ca
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 27/2/2022 đến 6 giờ ngày 28/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 1.659 ca mắc COVID-19, trong đó có tới 1.321 ca cộng đồng.
Đến nay tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn tỉnh Quảng Bình là 24.582 ca, trong đó 13.545 ca đã khỏi. Hiện có 9.129 F0 điều trị tại nhà , 513 trường hợp điều trị tại bệnh viện;
Tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở người mắc COVID-19
Nghiên cứu mới cho thấy xuất hiện nguy cơ bất ổn sức khỏe tâm thần ở những người mắc COVID-19.
Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Viejo, California, Mỹ. Ảnh: NYT
Một năm sau khi mắc COVID-19, người từng nhiễm bệnh có nguy cơ gặp phải chứng rối loạn tâm thần cao hơn so với nhóm không bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Cô lập xã hội, sức ép kinh tế, nỗi đau mất mát người thân cùng nhiều tác nhân khác trong đại dịch có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.
Đây là kết quả từ công trình nghiên cứu được công bố trên tạp trí y khoa BMJ hôm 16/2, dựa trên phân tích dữ liệu khảo sát của gần 154.000 bệnh nhân mắc COVID-19, có so sánh trạng thái của người bệnh trong khoảng thời gian một năm từ khi khỏi bệnh với nhóm đối tượng chưa từng mắc COVID-19. Đối tượng khảo sát được lựa chọn là bệnh nhân COVID-19 mà hai năm trước khi nhiễm chưa có bất kỳ biểu hiện bất ổn nào về sức khỏe tâm thần hay phải trải qua quá trình điều trị chứng rối loạn tâm thần.
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học Mỹ, đứng đầu là tiến sĩ Ziyad Al-Aly thuộc Đại học Washington ở St. Louis. Nhóm của tiến sĩ Al-Aly đã phân tích dữ liệu trên hệ thống y tế của Bộ Cựu chiến binh Mỹ với 153.848 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 từ ngày 1/3/2020 đến ngày 15/1/2021 và sống sót sau 30 ngày đầu tiên kể từ khi nhiễm bệnh.
Những bệnh nhân này được so sánh với hơn 5,6 triệu bệnh nhân không mắc COVID-19 trong cùng thời kỳ và với hơn 5,8 triệu bệnh nhân khám trước đại dịch trong giai đoạn từ tháng 3/2018 đến tháng 1/2019. Để có được kết quả chính xác, khách quan so với các virus khác, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát, đánh giá, so sánh với 72.000 bệnh nhân mắc virus cúm mùa ở thời điểm hai năm rưỡi trước khi đại dịch xuất hiện.
Theo đó, người mắc COVID-19 tăng 39% nguy cơ mắc chứng trầm cảm (depression), tăng 35% nguy cơ rối loạn lo âu (anxiety) so với người không nhiễm. Bệnh nhân COVID-19 cũng có nguy cơ mắc chứng căng thẳng thần kinh (stress) cao hơn 38% so với người bình thường. Nguy cơ mất ngủ ở người từng nhiễm nhiễm SARS-CoV-2 cũng cao hơn 41% so với người không mắc COVID-19.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau khi nhiễm COVID-19, nguy cơ mắc phải các biểu hiện rối loạn nhận thức như sương mù não (brain fog), nhầm lẫn, mất trí nhớ ở người bệnh cao hơn 80% so với người thường. "Rõ ràng xuất hiện nhiều chứng bệnh về sức khỏe tâm thần ở người mắc COVID-19 nhiều tháng sau đó", Paul Harrison, giáo sư chuyên ngành tâm thần tại Đại học Oxford nhận định.
Nguy cơ rối loạn tâm thần ở bệnh nhân COVID-19 nặng phải nhập viện cũng cao hơn ở người nhiễm nhẹ và nguy cơ đó ở người bệnh thể nhẹ, trung bình lại cao hơn so với người không nhiễm SARS-CoV-2. Đáng chú ý, "so với người nhập viện vì những nguyên nhân khác như bệnh tim, hóa trị ung thư, người nhập viện do mắc COVID-19 có nguy cơ rối loạn tâm thần cao hơn sau điều trị", tiến sĩ Al-Aly cho biết.
Mốc thời gian thu thập dữ liệu là từ ngày 1/3/2020 đến ngày 15/1/2021. Đây là giai doạn đầu của đại dịch tại Mỹ, thời điểm có rất ít người được tiêm chủng. Vì thế, nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện đánh giá tác động của vaccine đối với ngăn chặn, giảm nguy cơ rối loạn tâm thần ở người từng mắc COVID-19. Tiến sĩ Al-Aly cho biết ông và các đồng nghiệp có kế hoạch phân tích về tác dụng của vaccine trong mối liên hệ với với sức khỏe tâm thần ở bệnh nhân từng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Người trên 65 tuổi sau khi bị mắc COVID-19 có thể xảy ra nhiều biến chứng Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal - BMJ) mới đây cho thấy những người trên 65 tuổi sau khi bị mắc COVID-19 sẽ có thể xảy ra nhiều biến chứng về sức khỏe hơn so với những người không bị bệnh này. Nói cách khác, hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) ở nhóm...