Chiều 27/12: Đã tiêm hơn 1,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mũi 3, TP HCM tiêm nhiều nhất với hơn 373.000 liều
Cập nhật đến 14h30 ngày 27/12, cả nước đã tiêm trên 146,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19; đã có hơn 1,4 triệu liều vaccine mũi 3 được tiêm ở 34 tỉnh, thành phố, trong đó TP HCM tiêm nhiều nhất với hơn 373.000 liều; nhiều tỉnh ghi nhận F0 trong cộng đồng
Cả nước đã tiêm trên 146,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật đến 14h30 ngày 27/12, cả nước đã tiêm trên 146,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 26/12, tiêm được 739.617 liều vaccine các loại. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Đến ngày 26/12, số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 134.377.393 liều, trong đó có 69.728.006 mũi 1; 62.079.647 mũi 2; 1.133.670 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 465.685 liều bổ sung và 970.385 liều nhắc lại, trong đó khu vực miền Bắc đã tiêm 564.390 liều (Hà Nội tiêm nhiều nhất với 157.516 liều; Hà Tĩnh tiếp sau với hơn 125.000 liều), khu vực miền Trung là 31.137 liều, riêng Khánh Hoà đã tiêm trên 13.500 liều, tiếp đến là Ninh Thuận với hơn 12.000 liều), khu vực Tây Nguyên hiện mới có duy nhất tỉnh Gia Lai đã tiêm mũi 3 với 556 liều, khu vực phía Nam tiêm nhiều nhất cả nước đến thời điểm này với 829.547 liều, trong đó riêng TP HCM đã tiêm 373.265 liều.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân tại tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thái Bình
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 98,8% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 87,9% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 95,4% và 84,0%; miền Trung là 96,5% và 87,0%; Tây Nguyên là 91,0% và 74,4%; miền Nam là 100% và 92,0%.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 36/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hưng Yên (83,7%), Quảng Bình (85,1%), Kon Tum (85,5%), Cao Bằng (86,0%) và Lạng Sơn (86,9%).
Video đang HOT
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 27/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 17/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90% ; 9/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%.
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 11.218.402 liều, trong đó có 7.346.621 mũi 1 và 3.871.421 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 80,7% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là 42,5% dân số từ 12 -17 tuổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 75,4% và 28,8%; miền Trung là 69,2% và 26,7%, Tây Nguyên là 80,1% và 6,6%, Miền Nam là 91,3% và 70,8%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Quảng Bình: Thêm 20 ca COVID-19 tại cộng đồng, trong đó 6 ca chưa rõ nguồn lây
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 26/12 đến 6 giờ ngày 27/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 22 ca mắc COVID-19, trong đó có 20 ca tại cộng đồng, 6 ca chưa rõ nguồn lây; trong ngày có 21 ca xuất viện.
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.608; số ca điều trị khỏi là 3.161, còn 300 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 118 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95,1% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 87,39%.
Quảng Ngãi: Có 109 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Sáng 27/12, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, tiếp tục ghi nhận 128 ca COVID-19, trong đó có 109 ca cộng đồng. Ngoài ra, còn có 17 ca đang cách ly tại nhà và 2 ca về từ vùng dịch. Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 5.162 ca COVID-19
Bến Tre: Thêm 115 ca mắc COVID-19
Từ 18 giờ ngày 26/12 đến 11 giờ ngày 27/12/2021, tỉnh ghi nhận 115 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 24.962 ca. Trong đó có 14.093 trường hợp kết thúc điều trị, 155 ca tử vong.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện quản lý chặt chẽ nhóm nguy cơ cao trên địa bàn: Tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, tình trạng bệnh nền đang được điều trị, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ (chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu cầu khác).
Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện tiêm chủng an toàn, nhanh nhất có thể theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; không để sót ai thuộc nhóm có nguy cơ cao mà không được tiêm chủng đầy đủ. Bộ Y tế đảm bảo phân bố đủ vaccine cho các địa phương.
Tổ chức tiêm vét vaccine, thành lập các tổ tiêm vaccine đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ, thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động ngay tại nhà, bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, người sống chung, người cùng gia đình, đặc biệt là những người không di chuyển được.
Các địa phương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện tiêm chủng an toàn, nhanh nhất có thể, thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động ngay tại nhà, không để sót, đặc biệt người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; đến ngày 31/12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 01/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong Quý I/2022.
F0 tăng nóng, Hà Nội triển khai loạt giải pháp giảm tử vong do Covid-19
Hà Nội có 20.154 ca bệnh Covid-19 đang được điều trị, trong đó có hơn 300 ca ở mức độ nặng, nguy kịch.
Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 23401/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do Covid-19.
Trước hết, với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm Covid-19 cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Người bệnh đến khám chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, đặc biệt lưu ý hỏi về lịch sử tiêm chủng vaccine Covid-19. Các cơ sở khám chữa bệnh sắp xếp luồng di chuyển, khu vực khám, buồng bệnh ưu tiên để bảo vệ nhóm nguy cơ cao: người trên 50 tuổi, mắc bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng Covid-19.
Mỗi cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 chuyển độ. Việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch yêu cầu tất cả các bệnh viện không được từ chối, đảm bảo người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Sau khi bệnh nhân ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh, đánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp.
Các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; rà soát lại cơ sở hạ tầng, hệ thống oxy (bình, bồn, chai, thiết bị phụ trợ) bảo đảm tồn trữ và cung cấp oxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.
Theo số liệu cập nhật đến hết ngày 26/12, Hà Nội có 20.154 ca bệnh đang được điều trị, trong đó tại bệnh viện là 2.460 ca, tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố là 2.429 ca, cơ sở thu dung của quận, huyện là 5.005 ca và 10.260 người đang cách ly điều trị tại nhà (tăng 226 người so với ngày 25/12). Số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 229, tăng 24 bệnh nhân so với ngày 25/12.
Trước đó, ngày 16/12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện trực thuộc trường đại học, y tế bộ ngành yêu cầu triển khai các biện pháp giảm nguy cơ tử vong người bệnh Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó nhấn mạnh, hiện chưa ghi nhận biến chủng Omicron tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn và cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc Covid-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ như người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.
Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm hạn chế tử vong là yêu cầu cấp thiết.
Khỏi Covid-19 bỗng cảm thấy thức ăn có mùi khó chịu Một phụ nữ mắc chứng Covid-19 kéo dài cho biết cô gặp khó khăn khi đánh răng, thậm chí khi tắm. Đó là cô Katrina Haydon, 24 tuổi, ở Washington D.C. (Mỹ). Sau khi khỏi Covid-19, vị giác và khứu giác của cô đã có vấn đề, theo Daily Mail. Đầu tiên, cô bị mất khứu giác và vị giác, sau đó triệu...