Chiều 26/3: Cả nước đã tiêm hơn 204,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; đẩy nhanh tiêm mũi 3
Theo thống kê hiện cả nước đã tiêm hơn 204,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 và đẩy nhanh nhập liệu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đến nay, cả nước đã tiêm hơn 204.566.009 liều vaccine phòng COVID-19.
Đến ngày 25/3, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.439.234 liều, trong đó mũi 1: 71.196.843 liều; Mũi 2: 69.450.771 liều ; Mũi bổ sung: 14.789.217 liều và Mũi 3: 32.002.403 liều;
Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%;
Các địa phương trong cả nước tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 để hoàn thành tiến độ trong thời gian sớm nhất. Ảnh: minh hoạ
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.126.775 liều, trong đó mũi 1: 8.777.395 liều; Mũi 2: 8.349.380 liều.
Video đang HOT
Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn lại 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Bộ Y tế cùng các địa phương tiếp tục triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung, từng bước nghiên cứu cơ chế tiêm vaccine dịch vụ sau khi tiêm đủ 3 mũi.
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế vừa hướng dẫn người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Tính đến ngày 25/3, Việt Nam đã tiếp nhận 227,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 65 triệu liều là vaccine AstraZeneca; hơn 89,6 triệu liều Pfizer và hơn 14 triệu liều Moderna.
Hiện nay tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 của Hà Nội đạt khoảng 85%, vì thế lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế đôn đốc các địa phương rà soát các trường hợp chưa tiêm để hoàn thành tiến độ trong thời gian sớm nhất; chủ động cho học sinh trở lại trường học.
Ngành GD&ĐT TP HCM tiếp tục yêu cầu các trường phải đẩy nhanh tiến độ nhập liệu, trong đó có việc hoàn tất cập nhật mã định danh cho học sinh, chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, không để xảy ra tình trạng học sinh không được tiêm do không có đủ hồ sơ nhập liệu gây ảnh hưởng quyền lợi của các em.
Người nhiễm Omicron có thể tăng khả năng miễn dịch trước biến thể Delta
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi, những người mắc biến thể Omicron phần lớn đã được tiêm phòng cũng nâng cao miễn dịch trước biến thể Delta.
Một nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học Nam Phi phát hiện ra rằng, kháng thể tạo ra ở những người mắc biến thể Omicron, phần lớn đã được tiêm phòng vaccine, có thể nâng cao miễn dịch trước biến thể Delta.
Nghiên cứu tiến hành trên 15 người mắc biến thể Omicron cho thấy những người mắc biến thể Omicron củng cố hệ miễn dịch hơn trước biến thể Delta. Các nhà khoa học đã lấy mẫu thử để kiểm tra khả năng trung hòa biến thể Omicron và Delta 14 ngày sau.
2 trường hợp đã bị loại trừ ra khỏi nghiên cứu do thiếu khả năng trung hòa biến thể Omicron.
Theo các nhà khoa học, 13 trường hợp còn lại đã tăng gấp 14 lần khả năng trung hòa biến thể Omicron, và tăng gấp 4,4 lần khả năng trung hòa biến thể Delta.
Do đó, việc nâng cao khả năng trung hòa biến thể Delta có thể phần nào nhờ vào kháng thể trung hòa biến thể Omicron.
Tiêm phòng vaccine giúp kích hoạt hệ miễn dịch ngăn ngừa COVID-19, bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện và tử vong.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, 11/13 người mắc biến thể Omicron trong khảo sát đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, một số người trước đây từng mắc COVID-19 chủng khác.
Do đó, GS. Alex Sigal tại Viện nghiên cứu sức khỏe châu Phi chỉ ra tầm quan trọng của vaccine trong việc nâng cao miễn dịch chống lại các biến thể virus.
Việc cơ thể nâng cao miễn dịch trước biến thể Delta có thể là do hiệu quả chéo của kháng thể chống lại biến thể Omicron do cơ thể sản sinh ra, hoặc có thể do cơ thể kích hoạt phản ứng miễn dịch sau khi từng mắc hoặc do miễn dịch tạo ra do vaccine.
"Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng ở nhiều người, đặc biệt là ở những người đã tiêm phòng vaccine COVID-19 cũng nâng cao miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại biến thể Delta", GS. Alex Signal nói.
Biến thể Omicron lần đầu tiên phát hiện tại Nam Phi vào tháng 11/2021 và kể từ đó đã lây lan toàn thế giới, gây ra nguy cơ quá tải bệnh viện và buộc nhiều chuyến bay phải hủy bỏ.
Hai nghiên cứu của Anh quốc cho thấy những người nhiễm biến thể Omicron có nguy cơ nhập viện thấp hơn 70% so với người nhiễm biến thể Delta.
Các nhà khoa học và các chuyên gia y tế đã tỏ ra thận trọng hơn trong báo cáo về các triệu chứng nhẹ hơn của biến thể Omicron.
Hiện chưa rõ ràng về các bằng chứng triệu chứng nhẹ hơn và ít ca biến chứng nguy hiểm hơn do biến thể Omicron là do đặc tính của biến thể này hay do người dân có miễn dịch cao hơn nhờ đã được tiêm phòng COVID-19 đại trà hay do miễn dịch có được do từng mắc COVID-19 trước đó.
Nghiên cứu mới: SARS-CoV-2 phát tán trong cơ thể thông qua lây nhiễm từ tế bào sang tế bào Virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19 phát tán trong cơ thể nhờ khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, lây nhiễm từ tế bào sang tế bào, theo một nghiên cứu mới. Các thí nghiệm nuôi cấy tế bào cho thấy, SARS-CoV-2 giới hạn sinh sôi các phần tử virus có thể bị kháng thể làm cho bất hoạt, thay vào đó cư...