Chiều 25/1: Đã phân bổ 194,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Cả nước tiêm gần 177,4 triệu liều
Đến nay cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 194,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện cả nước đã tiêm gần gần 177,4 triệu liều; Khẩn trương tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.
Cả nước tiêm gần 177,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến 14h30 ngày 25/1, Việt Nam đã tiêm gần 177,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 24/1, cả nước đã tiêm khoảng gần 960.000 liều vaccine.
Trong tổng số 209,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, hiện cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 194,1 triệu liều; còn khoảng hơn 15 triệu liều chưa phân bổ do mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Đến ngày 24/1, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 160.528.385 liều, trong đó mũi 1 là 70.506.812 liều; mũi 2 là 67.678.122 liều; mũi bổ sung là 7.940.792 liều và mũi 3 là 14.406.659 liều.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân tại Thái Bình Ảnh: Thái Bình
Có 48/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 79% – dưới 90% .
Vê số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 15.900.922 liều, trong đó mũi 1 là 8.387.882 liều; mũi 2 là 7.513.040 liều.
Video đang HOT
Có 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 23% – dưới 80%.
Khẩn trương tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng
Bộ Y tế đề nghị các địa phương hoàn thiện tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên trong tháng 01/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên theo Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong Quý I/2022; rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; sau khi rà soát, khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.
Tại TP HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ngày 24/1 kêu gọi người dân chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 đến trực tiếp điểm tiêm nơi cư trú.
Theo HCDC, hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại vẫn đang tiếp tục diễn ra ở 22 quận huyện và TP Thủ Đức. Những người dân chưa tiêm liều bổ sung và nhắc lại chỉ cần đến trực tiếp điểm tiêm và đăng ký, dù không có tên trong danh sách tiêm chủng vẫn được tiếp nhận.
TP HCM là địa phương đầu tiên cả nước triển khai tiêm mũi 3, từ ngày 10/12/2020. Đến nay, thành phố đã triển khai tiêm hơn 19,8 triệu mũi tiêm, trong đó 4,42 triệu mũi 3 (gồm hơn 620.000 mũi bổ sung và gần 3,8 triệu mũi nhắc lại).
Sở Y tế TP HCM tiếp tục nhấn mạnh vaccine là giải pháp bảo vệ tốt nhất chống lại diễn tiến nặng của bệnh và giảm tử vong do các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 đang lưu hành, trong đó có Omicron.
Tiêm đủ liều vaccine cho dù đã bị nhiễm COVID-19 hay chưa là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng, không phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong.
Hà Nội vừa có yêu cầu rà soát, thống kê, lập phương án các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng, người từ chối tiêm trên địa bàn, tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động, thực hiện chiến dịch cao điểm tiêm chủng xuyên Tết Nguyên đán từ ngày 1 đến 28/2.
Lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng dịp Tết Nguyên đán, tiếp tục rà soát người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà.
Bên cạnh đó, rà soát tiêm đủ liều vaccine phòng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để không bỏ sót, chuẩn bị cho học sinh đến trường an toàn, phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi 3, mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong Quý 1/2022.
Quảng Bình: Thêm 80 ca mắc COVID-19; Có 738 F0 đang điều trị tại nhà
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 24/01/2022 đến 6 giờ ngày 25/01/2022), tỉnh Quảng Bình ghi nhận thêm 80 ca mắc COVID-19, trong đó có 56 ca cộng đồng; trong ngày có 54 ca xuất viện.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 5.781 ca; tổng số ca khỏi là 4.633; toàn tỉnh hiện có 738 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà; 403 ca đang điều trị tại bệnh viện; 7 trường hợp tử vong.
Hiện 97,87 % người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 92,83%; Có 96,3% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 93,69%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 72,24%.
Vì sao bệnh viện ở TPHCM có hơn 300 y bác sĩ là F0 dù đã tiêm đủ vaccine?
Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, trong đại dịch đã và đang diễn ra, BV có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị mắc Covid-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân viên y tế mắc Covid-19 tại BV phân bố ở nữ giới cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới và đa phần là người trẻ (
Các F0 của BV Nguyễn Tri Phương đa số không có bệnh lý nền đi kèm (80,2%) và đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 (96,5%). Họ có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (67,3%) nên dễ nhiễm bệnh. Dù vậy, các F0 này khi mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ (viêm đường hô hấp trên cấp tính) hoặc không có triệu chứng và sớm khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp tử vong.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM.
Riêng ở đối tượng F0 là người dân, bác sĩ Chiến cho biết khi bước vào giai đoạn bình thường mới, có thời điểm bệnh nhân cao hơn số giường điều trị Covid-19 mà BV đang có. Hầu hết những ca bệnh nặng rơi vào nhóm không chích ngừa vì những lý do cá nhân. Tuy vậy, có trường hợp không nặng nhưng thấy bên ngoài chết nhiều quá, dịch thời gian qua gây tang thương nhiều quá nên hốt hoảng, muốn vào BV cho yên tâm.
Trong đợt dịch thứ 4, ngoài khu điều trị Covid-19 quy mô 200 giường, BV Nguyễn Tri Phương còn hỗ trợ điều trị cho BV dã chiến số 5 tại Thuận Kiều Plaza (quận 5), làm nhiệm vụ tại khu cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM. Ngoài ra vào đầu tháng 11, BV cũng cử đoàn công tác đến tỉnh Bạc Liêu chi viện chống dịch cho Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai.
Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường an toàn cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện.
Lãnh đạo BV cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thách thức hệ thống y tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đến nay, dịch vẫn còn đang diễn biến phức tạp với biến chủng Delta, Omicron rất nguy hiểm.
Điều này đã gây ra nhiều quan ngại cho mọi người, không chỉ vì tốc độ lây lan của biến chủng mới SARS-CoV-2 mà còn ở nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong, tăng khả năng đề kháng với các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng.
Chính vì vậy theo bác sĩ Võ Đức Chiến, thực hành và quản trị lâm sàng cần được tuân thủ. Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất số ca nhiễm Covid-19 cho lực lượng nhân viên y tế làm công tác tuyến đầu và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Bắt đầu chiến dịch tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho người dân Với tiêu chí "không để sót ai thuộc diện chỉ định tiêm mà không được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao", tỉnh Quảng Ninh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm mũi 3. Quảng Ninh bắt đầu chiến dịch tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho người dân (Ảnh: CTV). Tỉnh ủy Quảng Ninh...