Chiều 25/07, trực thăng Ấn Độ rơi 7 người thiệt mạng
Bảy quân nhân đi trên một chiếc trực thăng quân sự hạng nhẹ Dhruv đã thiệt mạng sau khi máy bay này rơi ở miền bắc Ấn Độ lúc 17h ngày 25/7.
Chiều 25/07, trực thăng Ấn Độ rơi 7 người thiệt mạng
Chiếc trực thăng hạng nhẹ Dhruv này đã rơi gần Sitapur thuộc bang Uttar Pradesh. Không lực Ấn Độ nói trong một tuyên bố rằng phi công đã ra tín hiệu khẩn cấp và không lâu sau đó máy bay mất liên lạc trên sóng vô tuyến và biến mất trên màn hình rađa. Chiếc trực thăng cất cánh từ lúc 15 giờ 53 và được cho là đã gặp nạn lúc 17h ngày 25/7.
Cảnh sát địa phương nói nhiều xe cấp cứu đang chạy đến hiện trường, nơi xác máy bay bốc cháy. India Today dẫn lời cảnh sát nói toàn bộ 7 người đi trên máy bay đã thiệt mạng.
Video đang HOT
Trước đó, một tuyên bố của Không lực Ấn Độ nói “có tổng cộng 7 chiến sĩ bao gồm 2 phi công trên máy bay” và “có thể không còn ai sống sót”.
Máy bay này đang trên đường từ Bareilly đi Allahabad cũng thuộc bang Uttar Pradesh.
Hiện chưa thể biết được nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo Xahoi
Trực thăng rơi nguy hiểm hơn máy bay thương mại
Tỷ lệ tử vong trong tai nạn máy bay trực thăng là 1,3 ca tử vong/100.000 giờ bay.
Trực thăng rơi gây tai nạn thảm khốc ơ Viêt Nam.
Một trong những lý do đầu tiên la máy bay thương mại bay ơ nhưng nơi có đường băng, đươc giam sat, đường bay đươc tinh toan ky và kiểm soát không lưu.
Trong khi đo, trực thăng thường đươc sử dụng trong các vùng nguy hiểm, địa hình khó nắm bắt do có thể hạ canh dê dang, thực hiện các hoạt động quân sự, tìm kiếm cứu nạn, sơ tán y tế, và nhiệm vụ nguy hiểm khác.
Theo nghiên cứu, trực thăng còn dễ gặp nạn khi găp thời tiết xấu hơn máy bay thương mại. Trong chiến tranh, máy bay trực thăng cũng dễ dàng bị bắn hạ hơn vì bay khá thấp so với mặt đất.
Ngoài ra, do mục đích sử dụng, trực thăng cất và hạ cánh nhiều hơn ma phần lớn các vụ tai nạn máy bay xảy ra trong quá trình nay.
Môt nguyên nhân khac là máy bay trực thăng có nhiều bộ phận chuyển động đông thơi nên khả năng bị trục trặc cũng cao hơn máy bay thương mại. Một máy bay trực thăng gồm có các bộ phận chính như cánh quạt, cánh đuôi, hộp số và một trục chạy dọc chiều dài của máy bay. Nếu một trong những bộ phận chính bị phá vỡ, no có thể bi rơi.
Nguyên nhân cuôi la quy trình vận hành máy bay trực thăng cũng phức tạp hơn máy bay thương mại.
Kết quả là, tỷ lệ tai nạn trong các chuyến bay huân luyên trực thăng cũng cao gấp hai lần máy bay thương mại. Tỷ lệ tử vong trong tai nạn máy bay trực thăng trung bình là 1,3 ca/100.000 giờ bay.
Theo Kiến Thức
Nhìn lại vụ trực thăng rơi thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không Theo AP, hồi tháng 8/2002, trực thăng Mi-26 đã bị rơi bên ngoài căn cứ quân sự của Nga ở Chechnya, khiến 119 người thiệt mạng. Đây được cho là một trong những vụ tai nạn trực thăng khủng khiếp nhất trong lịch sử. Theo các phương tiện truyền thông Nga, vụ việc trên xảy ra ở ngoài căn cứ quân sự của...