Chiều 23/3: Tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng vọt, đạt hơn 1,1 triệu liều/ngày
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy hôm qua, số liều tiêm vaccine trong cả nước tăng vọt đạt hơn 1,1 triệu liều, nâng tổng số vaccine đã tiêm ở nước ta đến nay lên hơn 203 triệu liều.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đến chiều ngày 23/3, cả nước đã tiêm hơn 203 triệu liều vaccine phòng COVID-19, riêng ngày 22/3 đã tiêm 1,115,043 liều vaccine, cao gấp khoảng 4 lần so với ngày trước đó.
Bộ Y tế trong tổng số 227,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, đến ngày 22/3, đã phân bổ 205,2 triệu liều, số vaccine còn lại chưa phân bổ phần lớn do mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine…
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đến chiều ngày 23/3, cả nước đã tiêm hơn 203 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Đến ngày 22/3, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.960.770 liều, trong đó Mũi 1: 70.947.864 liều; Mũi 2: 69.381.883 liều; Mũi bổ sung: 14.660.747 liều và mũi 3: 29.970.276 liều
Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.068.561 liều, trong đó mũi 1: 8.753.524 liều; Mũi 2: 8.315.037 liều.
Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn lại 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, đến chiều ngày 22/3, trong số hơn 202 triệu liều vaccine đã tiêm nền tảng quản lý tiêm chủng đã ghi nhận trên 193 triệu liều, tương ứng 96% đã nhập dữ liệu. Số liều tiêm chưa nhập dữ liệu còn trên 8 triệu, tương đương khoảng 4%.
Về kết quả xác minh, xác thực thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý tiêm chủng, từ tháng 11/2021, các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế cùng Bộ Công an và Bộ thông tin Truyền thông đã tiến hành xác minh các thông tin, so sánh trên dữ liệu từ nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý.
Tổng số đến nay đã gửi sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 76.625.823 đối tượng tiêm chủng, trong đó 73.112.823 đối tượng đã được xác thực là có thông tin về căn cước công dân, chứng minh nhân dân và 3.513.000 đối tượng không có căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc sai định dạng.
Trong nhóm có thông tin đã xác thực trên Cơ sở dữ liệu quốc gia vê dân cư, có 51.493.286 đối tượng thông tin đúng khi đối chiếu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tương ứng với 123.419.556 liều tiêm đúng thông tin. Hiện nay, còn 19.039.997 đối tượng đang bị sai thông tin, 2.579.540 đối tượng chưa được xác thực thông tin…
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì? Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược...