Chiều 22/12: Cả nước đã tiêm hơn 141 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 97% người trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 đến 14h30 ngày 22/12 cho biết cả nước đã tiêm hơn 141 triệu liều vaccine phòng COVID-19; hiện 97% người trên 18 tuổi ở nước ta đã tiêm mũi 1.
97% người trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 đến 14h30 ngày 22/12 cho biết cả nước đã tiêm hơn 141 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 130.768.533 liều, trong đó có 69.247.890 mũi 1; 60.158.756 mũi 2; 1.026.126 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 61.660 liều bổ sung và 274.101 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 97,0% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 84,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,6% và 80,3%; miền Trung là 94,5% và 82,7%; Tây Nguyên là 90,7% và 66,7%; miền Nam là 99,9% và 89,0%.
Theo thống kê, hiện 97% người trên 18 tuổi ở nước ta đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Cao Thắng
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,7%), Quảng Nam (82,3%), Thái Bình (82,5%) và Thanh Hóa (83,1%), Cao Bằng (83,2%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 17/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 35/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 70 – dưới 90% ; 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 60 – dưới 70%…
Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 9.668.240 liều, trong đó có 6.867.452 liều mũi 1 và 2.800.788 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 75,2% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là 30,7% dân số từ 12 -17 tuổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 70,1% và 15,8%; miền Trung là 56,9% và 19,5%, Tây Nguyên là 67,5% và 0,9%, Miền Nam là 89,2% và 58,1%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vaccine cho nhóm tuổi này là Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang.
TP HCM: 10 tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 với cơ sở kinh doanh massage, spa
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các cơ sở kinh doanh massage, spa trên địa bàn thành phố.
Theo đó, có 10 tiêu chí để đánh giá đủ điều kiện hoạt động, đồng thời căn cứ cấp độ dịch do cơ quan có thẩm quyền công bố để cho phép các cơ sở hoạt động.
Cụ thể, các cơ sở dịch vụ phải đăng ký và sử dụng mã QR, khách hàng và người làm việc khai báo y tế; bố trí khu vực rửa tay, khử khuẩn; kiểm tra thân nhiệt…
Nhân viên phục vụ và khách hàng đảm bảo là F0 đã khỏi bệnh; đã tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine; đã tiêm ít nhất 1 mũi (đối với loại vaccine tiêm 2 mũi) và đã qua ít nhất 14 ngày sau tiêm.
Nhân viên phục vụ đeo khẩu trang toàn bộ thời gian làm việc, thay khẩu trang sau mỗi khách hàng, rửa tay sau mỗi lần phục vụ trong suốt thời gian làm việc hoặc khi cần thiết.
Khách hàng phải đảm bảo là F0 đã khỏi bệnh; đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin; đã tiêm ít nhất 1 mũi (đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi) và đã qua ít nhất 14 ngày sau tiêm; có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.
Công suất hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn tại quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND TP. Đảm bảo mật độ tối thiểu 4m2/người và khoảng cách giữa 2 khách hàng tối thiểu 1m.
Các cơ sở cần khử khuẩn giường, ghế và các vật dụng sau mỗi lần phục vụ khách hàng; khử khuẩn định kỳ bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, nhà vệ sinh,… tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết. Đảm bảo số lượng khách không vượt quá số lượng đã thông báo…
Quảng Ngãi: Ghi nhận 171 ca COVID-19
Sáng 22/12, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, vừa ghi nhận thêm 171 ca mắc COVID-19, trong đó có 120 ca cộng đồng. Sở Y tế thông tin thêm về 47 ca đã cách ly y tế do liên quan tới các F0 và 4 ca là người về từ vùng dịch COVID-19.
Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 4.616 ca mắc COVID-19.
Bến Tre: Thêm 355 ca mắc COVID-19
Từ 18 giờ 21/12 đến 11 giờ ngày 22/12/2021, tỉnh Bến Tre có 355 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 23.452 ca. Trong đó, có 11.291 ca được điều trị khỏi bệnh, 127 ca tử vong.
Tại Bến Tre, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến hết ngày 20/12, toàn tỉnh đã phủ 1 mũi vaccine phòng COVID-19 cho 1.025.354 người từ 18 tuổi trở lên, đạt 98,7%; 956.136 người được tiêm mũi 2, đạt 92%.
Đối với trẻ từ 12 – 17 tuổi, có 104.129 em được tiêm mũi 1, đạt 99,7%. Dự kiến đến ngày 30-12-2021, có khoảng 96,48% trẻ dưới 18 tuổi sẽ được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COIVD-19.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em: Chuyên gia chỉ ra nhóm trẻ cần được ưu tiên tiêm sớm; cách bảo vệ trẻ khi chưa có vắc xin
Theo chuyên gia, hiện nay vẫn khó để nói loại vắc xin nào an toàn hơn loại nào. Việc lựa chọn vắc xin cho trẻ em cũng nên theo thế giới, vắc xin đã có thử nghiệm lâm sàng thì sẽ cân nhắc.
Loại vắc xin nào có thể tiêm cho trẻ nhỏ?
Ngày 9/10 Bộ Y tế cho biết, đang xây dựng hướng dẫn và kế hoạch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi.
Liên quan tới vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em, trao đổi với TS Bùi Lê Minh - Trưởng Ngành Công nghệ Sinh học (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành), TS Minh cho hay, hiện nay chưa cần quá tập trung vào việc tiêm vắc xin cho trẻ em. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành khác có độ phủ vắc xin rộng, có thể cho trẻ em đi học trở lại. Nếu cân nhắc thì nên tiêm cho nhóm học sinh học cấp 3, còn nhóm trẻ nhỏ hơn thì chưa cần thiết.
Lý giải về vấn đề này, TS Minh cho rằng, khi tất cả người lớn xung quanh trẻ đều đã tiêm vắc xin cũng là cách bảo vệ trẻ nhỏ. Thứ hai, khi dồn vắc xin tiêm cho trẻ em các tỉnh có độ phủ vắc xin cao thì các tỉnh thành còn lại sẽ thiếu vắc xin để tiêm cho người lớn.
Đặc biệt, khi nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 chuyển biến nặng chưa được tiêm vắc xin, việc dồn vắc xin tiêm cho trẻ em ở thành phố lớn sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng về vắc xin. Do vậy cần ưu tiên tiêm cho nhóm có nguy cơ cao trong cả nước hơn là tiêm vắc xin cho trẻ em.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại TP HCM - Ảnh Hải An.
Việc lựa chọn vắc xin cho trẻ em cũng nên theo thế giới, vắc xin nào đã thử nghiệm lâm sàng thì sẽ cân nhắc. Tiêm vắc xin cho trẻ em còn liên quan tới quan điểm của phụ huynh học sinh.
Hiện nay, trên thế giới có 3 loại đã sử dụng tiêm cho trẻ em: Pfizer, Sinopharm, Abdala.
TS. Minh cho rằng, có thể cân nhắc tiêm cho trẻ em cấp 3 và trẻ có yếu tố nguy cơ cao trước bằng vắc xin Pfizer. Do nhóm trẻ này khi mắc Covid-19 cũng có nguy cơ nặng hơn các nhóm trẻ ít tuổi hơn. Cần tiêm một loại vắc xin có hiệu quả cao để bảo vệ trẻ.
Sau này khi tiêm mở rộng, chúng ta có thể lấy dữ liệu lâm sàng của các nước đã triển khai tiêm vắc cho trẻ em như: UAE, Trung Quốc, Cu Ba đã triển khai tiêm cho trẻ.
"Hiện nay, khó có thể nói loại vắc xin nào an toàn hơn vắc nào. Vì các loại vắc xin này thời gian phát triển đều ngắn. Do vậy với quan điểm cá nhân của riêng tôi để an toàn nhất thì chúng ta nên tiêm cho trẻ tiêm các loại vắc xin công nghệ truyền thống. Vì các loại vắc xin được sử dụng trong thời gian dài thì nguy cơ sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, khi chúng ta làm về khoa học, sự hiểu biết vẫn còn hãn hữu và không biết trước được tất cả các vấn đề. Do vậy, nên đưa ra những vắc xin cho phụ huynh lựa chọn.
Nhóm trẻ em hiện nay, nhiễm Covid-19 tiến triển nặng rất thấp. Bệnh nặng thường rơi vào nhóm trẻ có bệnh nền, bệnh liên quan tới miễn dịch, sử dụng thuốc giảm miễn dịch, trẻ béo phì. Nhóm trẻ này khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bị nặng.
Do vậy nhóm trẻ này nên được đối xử như là người lớn có bệnh lý nền. Nhóm trẻ này cần phải được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt", TS. Minh lưu ý.
Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh , Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP HCM thì thời điểm hiện nay có thể tính tới việc tiêm vắc xin cho trẻ em để trẻ sớm có thể đến trường.
Bác sĩ Khanh cho biết, việc tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho trẻ em là để bảo vệ cho người lớn do vậy cần phải cân nhắc loại vắc xin tốt nhất, ít ảnh hưởng tới trẻ sau nay. Do các loại vắc xin Covid-19 đều được phê duyệt khẩn cấp trong thời gian ngắn chưa thể theo dõi đầy đủ trong một thời gian dài sau tiêm.
Theo cá nhân bác sĩ Khanh thì nên tiêm các loại vắc xin công nghệ truyền thống như vắc xin Abdala của Cuba.
Cách bảo vệ trẻ khi chưa có vắc xin
TS Minh cho biết, đối với trẻ em, có một số cách giảm được nguy cơ bị nặng thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào vắc xin phòng Covid-19. Trẻ em nhóm nhỏ có những loại vắc xin có hiệu quả nhất định đối với bệnh Covid, ví dụ: vắc xin cúm, vắc xin phế cầu.
Riêng vắc vắc xin cúm nếu trẻ được tiêm đủ các loại vắc xin này cũng có hiệu quả bảo vệ chéo lên tới 20-40%, hạn chế được rủi ro tăng nặng khi trẻ mắc Covid-19.
"Việc tiêm đầy đủ vắc xin cúm và phế cầu cho trẻ em sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ bị cúm và các bệnh lý đường hô hấp (phế cầu), từ đó sẽ không bị nhầm lẫn thành Covid-19. Từ điều này, hệ thống trường học cũng sẽ không bị báo động giả (trường học không bị đóng cửa để khoanh vùng dập dịch)".
Tiêm các loại vắc xin cúm, phế cầu cũng sẽ giảm được cả khả năng đồng nhiễm với virus SARS-CoV-2, trẻ sẽ ít bị tăng nặng hơn ", TS Minh nói.
Đối với trẻ chưa tiêm vắc xin vẫn có thể đến trường nếu như thực hiện đúng 5K và nhà trường cần xây dựng quy trình phản ứng nhanh khi có ca dương tính và không để đóng cửa toàn bộ trường học.
Những 'lính mới' vaccine Covid-19 Khi nguồn cung hạn chế, nhiều nước chuyển hướng nhập khẩu các loại vaccine ít được biết đến hoặc chủ động sản xuất vaccine "cây nhà lá vườn" như Abdala của Cuba, Covaxin Ấn Độ. Bối cảnh nguồn cung hạn chế tạo cơ hội cho các loại vaccine không phổ biến được sử dụng rộng rãi hơn bên ngoài các nước sản xuất....