Chiều 21/9, Việt Nam không có ca COVID-19 mới, thêm 5 bệnh nhân khỏi bệnh
18h ngày 21/9, Việt Nam tròn 19 ngày liên tiếp không ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng, tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 ở nước ta là 1068.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe ( cách ly) là 24.396, trong đó 410 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 14.790 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 9.196 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Cùng ngày có 5 benh nhan đuoc cong bo khoi benh gồm: BN892 tai Benh vien da chien Hoa Vang; 2 benh nhan tai Benh vien Benh Nhiet đoi Trung uong co so Đong Anh BN790, BN864; BN1022 tai Benh vien nhiet đoi tinh Hai Duong; BN1050 tai Benh vien Lao va benh phoi Can Tho.
Các bệnh nhân này sau khi khỏi bệnh sẽ tiếp tục theo dõi sức khoẻ, thực hiện cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế. Như vậy, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 947 bệnh nhân COVID-19/1.068 ca mắc.
Bác sĩ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: H.C)
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 14 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 3 ca, số ca âm tính lần 3 là 22 ca.
Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 1 trường hợp phải thở oxy hỗ trợ, và 1 trường hợp nặng thở máy xâm nhập.
Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Video: Quy trình xét nghiệm SARS-CoV-2
Mỗi ngày cho con ăn một quả trứng lòng đào, 2 tuần sau mẹ trẻ nghẹn ngào đưa con đến viện vì bị nhiễm trùng huyết
Trứng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn hoặc chế biến sai cách lại vô tình trở thành thứ nguy hiểm, khiến người ăn dễ mắc bệnh.
Sức khỏe của con cái luôn được cha mẹ đặt lên hàng đầu, chính vì vậy, chế độ ăn uống của con luôn được các mẹ hết sức lưu ý. Tuy nhiên, đôi khi cũng vì lo lắng cho con một cách thái quá mà không ít cha mẹ mắc phải sai lầm khi cho con ăn uống, điều này dẫn đến sức khỏe của con bị đe dọa. Có những thực phẩm bản thân nó rõ ràng có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn hoặc chế biến sai cách lại vô tình trở thành thứ nguy hiểm, khiến người ăn dễ mắc bệnh.
Mỗi ngày cho con ăn một quả trứng, 2 tuần sau mẹ phải đưa con đến viện vì nhiễm trùng huyết
Tiểu Vương là một bà mẹ trẻ rất thích tìm đọc các loại sách về nuôi dạy con cái, đặc biệt là chế độ ăn uống dành cho trẻ nhỏ. Vốn là người sáng tạo nên Tiểu Vương cũng có nhiều ý tưởng làm các món ăn khác nhau mỗi ngày cho cô con gái 6 tuổi của mình. Nhất là khi thấy con gái thấp hơn các bạn cùng lứa tuổi, bà mẹ trẻ Tiểu Vương càng muốn tìm mọi cách chăm sóc con tốt hơn.
Nghe bạn bè nói rằng ăn 1 quả trứng mỗi ngày rất bổ dưỡng vì trứng rất giàu protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, Tiểu Vương thấy cũng hợp lý. Vậy là, ngày nào cô cũng luộc một quả trứng cho con ăn. Nhưng Tiểu Vương lo lắng con gái sẽ không thích ăn vì sợ lòng đỏ trứng luộc bị khô và dễ làm con bị nghẹn. Vì vậy, cô đã làm cho lòng đỏ trứng mềm hơn bằng cách "luộc trứng lòng đào" và con gái cô đã ăn một cách vui vẻ. Thế nhưng, 2 tuần sau, Tiểu Vương nhận thấy con gái có vẻ không ổn, không chỉ sức đề kháng ngày càng kém đi mà còn bị cảm, sốt, thỉnh thoảng bị đau toàn thân. Ngay khi đó, cô đã cho con đến bệnh viện để khám.
Tiểu Vương đã làm cho lòng đỏ trứng mềm hơn bằng cách "luộc trứng lòng đào" và con gái cô đã ăn một cách vui vẻ.
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết con gái cô bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Salmonella. Khi bác sĩ nói vậy, Tiểu Vương không kìm được nước mắt. Sau khi nghe Tiểu Vương trả lời về chế độ ăn uống hàng ngày của con, bác sĩ đã nói với cô rằng nguyên nhân khiến bé gái con cô bị bệnh như vậy là do ăn phải trứng luộc lòng đào bởi trong lòng đỏ trứng gà chưa chín kĩ có rất nhiều vi khuẩn!
Trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella
Trứng đã trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn trong thời hiện đại, đồng thời cũng là thực phẩm được nhiều bà mẹ lựa chọn để cho con yêu có một cơ thể khỏe mạnh.
Trứng rất giàu chất dinh dưỡng, tỷ lệ protein và axit amin đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của con người. Tỷ lệ hấp thụ trứng của cơ thể con người cao tới 98%. Chất lượng protein trong trứng rất tuyệt vời, chỉ đứng sau sữa mẹ. Nhiều bậc cha mẹ khi bổ sung thức ăn bổ sung cho con thì lựa chọn đầu tiên là lòng đỏ trứng.
Tuy nhiên, nếu chế biến trứng không đúng, bé sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, còn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí có thể khiến bé bị ốm.
Trứng lòng đào được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cách chế biến trứng này không được các chuyên gia y tế khuyến khích. Lý do là vì ăn trứng lòng đào không những không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà còn dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chất dinh dưỡng trong trứng luộc có thể đạt 98% khả năng hấp thụ, trong khi trứng lòng đào chỉ có thể hấp thụ 81%.
Theo CDC Hoa Kỳ, những quả trứng có bề ngoài bình thường vẫn có thể chứa một loại vi trùng gọi là Salmonella. Ăn những quả trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella. Người lớn hay trẻ nhỏ ăn phải trứng như vậy có thể dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, bị viêm dạ dày ruột, sốt thương hàn, nhiễm trùng huyết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Những đối tượng sau đây rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella:
- Phụ nữ mang thai: Trong một số trường hợp, vi khuẩn này có thể gây ra chuột rút tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến nguy cơ đẻ non hoặc thai chết lưu.
- Trẻ em, trẻ sơ sinh: Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Người cao tuổi: Có rất nhiều yếu tố khiến người già dễ mắc vi khuẩn này, ví dụ như tuổi già ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
- Người có hệ miễn dịch yếu: Điển hình ở những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, HIV hoặc bị u ác tính đều không nên ăn trứng tái (hoặc sống).
Thanh niên 29 tuổi ở Hà Nội hôn mê vì ăn tiết canh lợn Sáng 31/8, Bệnh viện E cho biết tiếp nhận, điều trị thành công cho bệnh nhân trẻ (29 tuổi, ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn lợn với triệu chứng rất nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng...