Chiều 2-5, 8 ca cộng đồng tại Hà Nam, Vĩnh Phúc
Bản tin chiều tối ngày 2-5 của Bộ Y tế cho biết có 20 ca mắc COVID-19 trong ngày, trong đó 8 ca ghi nhận trong nước tại Hà Nam, Vĩnh Phúc; 12 ca nhập cảnh đã cách ly ngay.
Người dân tiếp tế vào chung cư Viễn Đông Star, nơi có một ca COVID-19 mới được ghi nhận – Ảnh: T.Q.
Trước diễn biến mới của tình hình lây nhiễm dịch COVID-19 tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cơ quan, tổ chức, cá nhân làm tốt cần biểu dương, khen thưởng kịp thời, tuy nhiên, “ở đâu, khâu nào, cá nhân nào chưa làm đúng thì cần xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, tăng cường phân cấp, giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng. Thủ tướng đã nêu rõ như trên khi chủ trì cuộc họp khẩn về phòng chống COVID-19 tại Hà Nội ngày 2-5 do xuất hiện tình huống mới, phức tạp hơn.
Có bệnh thì được chăm lo, điều trị kịp thời, cứu người là chính, bảo đảm nhân văn nhưng cũng cần xem xét, xử lý nghiêm minh trách nhiệm theo quy định – Thủ tướng nhắc đến trường hợp không tuân thủ nghiêm quy định về cách ly, để xảy ra lây nhiễm trong cộng đồng.
“Từ tỉnh đến cơ sở phải vào cuộc, chỗ nào chưa vào cuộc, chưa làm thì phải xử lý trách nhiệm. Tinh thần là phải rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm cá nhân”.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng đăng ký tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại sân bay Suvarnabhumi, thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 28-4 – Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, Philippines thông báo ghi nhận thêm 8.346 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân ở nước này lên 1.054.983 ca, trong đó có 17.431 ca tử vong (sau khi có thêm 77 ca mới).
Philippines với 110 triệu dân, đã tiến hành xét nghiệm cho trên 11 triệu người kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này vào tháng 1-2020.
Thái Lan cũng ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức 4 con số. Thủ đô Bangkok trong ngày 2-5 vẫn dẫn đầu danh sách các địa phương có nhiều ca mắc mới COVID-19, với 539 ca trong tổng số 1.940 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc.
Ngoài ra, Bangkok cũng có 8 trong tổng số 21 bệnh nhân được xác nhận tử vong vì dịch bệnh này trong 24 giờ qua.
Tính đến ngày 2-5, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 68.984 ca mắc COVID-19, trong đó có 245 trường hợp tử vong. Chỉ riêng làn sóng thứ ba của COVID-19 bắt đầu vào đầu tháng 4 đã chiếm khoảng một nửa tổng số ca nhiễm mới và các trường hợp tử vong. Hiện nước này đang có 29.481 bệnh nhân vẫn đang được điều trị tại các bệnh viện.
Cho đến nay, Thái Lan đã tiêm chủng cho gần 1,5 triệu người bằng vắc xin của Sinovac (Trung Quốc) và AstraZeneca (Anh-Thụy Điển), chủ yếu là nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương.
Chương trình tiêm chủng đại trà sẽ bắt đầu từ tháng 6 tới với loại vắc xinchính là của hãng AstraZeneca được sản xuất ở trong nước nhằm mục tiêu tiêm phòng cho 70% số người trưởng thành trong tổng số hơn 66 triệu dân.
Ngày 2-5, Malaysia thông báo có thêm 3.418 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh lên 415.012 ca, trong đó có hơn 1.500 ca tử vong.
Đáng lo ngại là Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Ấn Độ.
Ông Adham cho biết biến thể này có tên B.1.617 được phát hiện ở một công dân Ấn Độ tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur song không nói rõ khi nào phát hiện ca nhiễm biến thể này.
Trước đó, hôm 28-4, Malaysia đã cấm các chuyến bay qua lại với Ấn Độ và cấm nhập cảnh đối với mọi du khách từng đến quốc gia Nam Á này nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới.
Hà Nội công bố hàng loạt nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Khu công nghiệp bao bọc xung quanh, ùn ứ rác, lát đá vỉa hè..., là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở thủ đô.
Sáng 6/1, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông tin về nguyên nhân suy giảm chất lượng không khí những ngày gần đây. Theo đó, cơ quan môi trường thủ đô nhận định, do thời tiết chuyển mùa làm chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, sáng sớm và chiều muộn hình thành lớp sương mù dầy đặc cản trở việc khuếch tán ô nhiễm, gây ô nhiễm cục bộ.
Ngoài ra, vùng thủ đô địa hình chủ yếu là đồng bằng, bao bọc xung quanh TP Hà Nội lại là các khu, cụm công nghiệp đang phát triển mạnh ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Trong điều kiện khí tượng sương mù sát mặt đất gây ra hiện tượng quẩn gió, các chất ô nhiễm không phát tán được và tích tụ tại khu vực Hà Nội cũng như một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Về nguyên nhân phát thải gây ô nhiễm nội tại trên địa bàn thành phố , Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội đề cập đến hoạt động giao thông tăng cao sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch; tình trạng rác thải ùn ứ, không được vận chuyển đến bãi xử lý làm gia tăng tình trạng đốt rác thải sinh hoạt tự phát; đốt rơm rạ.
Cùng với đó, các hoạt động xây dựng, lát đá vỉa hè và sản xuất cuối năm để cung ứng hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán..., cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên địa bàn Hà Nội.
"Từ nay đến tháng 3/2021 là khoảng thời gian xuất hiện nhiều hình thái thời tiết khí tượng bất lợi, gây suy giảm chất lượng không khí, ảnh hướng tới sức khỏe người dân", Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dự báo.
Khu tập kết rác sau bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) hôm 30/12/2020. Ảnh: Ngọc Thành.
Kết quả quan trắc của Chi cục môi trường TP Hà Nội tại 35 trạm đo trên địa bàn từ ngày 29/12/2020 đến 5/1, cho thấy chỉ số chất lượng không khí xu hướng xấu đi từ ngày đầu năm 2021, đến sáng ngày 5/1 chạm ngưỡng "rất xấu".
Lúc 9h sáng nay (6/1), kết quả quan trắc được công bố trên Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội, cho thấy chất lượng không khí các quận nội thành ở mức xấu (AQI 163). Cơ quan môi trường khuyến cáo nhóm người nhạy cảm nên tránh các hoạt động ngoài trời.
Người dân đi tập thể dục ở Hồ Gươm sáng 6/1. Ảnh: Giang Huy.
Năm 2019, Hà Nội cũng xảy ra nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài. Khi đó, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đưa ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm như khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã kêu gọi người dân ủng hộ các biện pháp của thành phố và có hành động cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Giá lợn hơi hôm nay 28/12: Tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg ở cả 3 miền Giá lợn hơi hôm nay 28/12, trên cả 3 miền tiếp tục tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện, giá lợn hơi cả nước được thu mua trong khoảng từ 71.000 - 80.000 đồng/kg. Theo Kinh tế và Đô thị , giá lợn hơi tại miền Bắc. Cụ thể, tại Yên Bái, Thái Nguyên giá lợn hơi...