Chiều 19/12: Cả nước đã tiêm gần 139 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Có 5 tỉnh tiêm mũi 1 thấp nhất
Đến 14h ngày 19/12, cả nước đã tiêm gần 139 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Có 5 tỉnh tiêm mũi 1 thấp nhất; TP HCM yêu cầu người thuộc nhóm nguy cơ nếu xét nghiệm dương tính COVID-19 cần được sử dụng ngay Molnupiravir; nhiều tỉnh ghi nhận F0 trong cộng đồng
Hơn 71% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h ngày 19/12, trên cả nước đã tiêm gần 139 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Đến ngày 18/12, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 128.921.842 liều, trong đó có 69.128.557 mũi 1; 58.649.015 mũi 2; 986.675 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 5.138 liều bổ sung và 152.457 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 96,8% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 82,2% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,4% và 76,2%; miền Trung là 94,3% và 81,2%; Tây Nguyên là 90,6% và 66,2%; miền Nam là 99,8% và 88,8%.
Đến nay trên cả nước đã có hơn 71% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong ảnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-15 tuổi tại trường THCS Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Ảnh: Thái Bình
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,6%), Quảng Nam (82,0%), Cao Bằng (82,2%), Thái Bình (82,4%) và Thanh Hóa (83,1%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 17/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 70 – dưới 90%; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 50 – dưới 70%; 3/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 50% là Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La.
Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 8.652.767 liều, trong đó có 6.502.698 liều mũi 1 và 2.150.069 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 71,2% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 23,5% số trẻ từ 12 -17 tuổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 67,7% và 8,8%; miền Trung là 50,1% và 11,7%, Tây Nguyên là 59,4% và 0,1%, Miền Nam là 86,1% và 50%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vaccine cho nhóm tuổi này là Quảng Ninh, TP HCM, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang.
TP HCM: Người thuộc nhóm nguy cơ nếu xét nghiệm dương tính COVID-19 cần được sử dụng ngay Molnupiravir
Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Trung tâm Y tế, trạm ytế, trạm y tế lưu động các quận, huyện, TP Thủ Đức; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các bệnh viện công lập, ngoài công lập, các bệnh viện điều trị COVID-19 về việc chấn chỉnh ngay việc cấp phát thuốc cho F0 là người thuộc nhóm nguy cơ.
Theo Sở Y tế, qua quá trình giám sát các hoạt động trong chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, Sở Y tế nhận thấy một số địa phương chỉ cấp thuốc Molnupiravir cho người đủ điều kiện cách ly tại nhà. Những F0 chuyển vào cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 quận, huyện, bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 chưa được cấp loại thuốc này.
Do đó, Sở Y tế đề nghị khi triển khai tầm soát xét nghiệm người thuộc nhóm nguy cơ, nếu có kết quả dương tính, cán bộ phải báo ngay cho trạm y tế, trạm y tế lưu động trên địa bàn để cấp phát ngay thuốc Molnupiravir cho người bệnh.
Tại trạm y tế, trạm y tế lưu động cấp phát và hướng dẫn người bệnh sử dụng ngay thuốc Molnupiravir. Đồng thời, đánh giá tình trạng sức khỏe, phân loại mức nguy cơ để quyết định F0 cách ly tại nhà hay tại cơ sở, bệnh viện thu dung điều trị COVID-19.
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế
Đại dịch COVID-19 khiến 60% nhân viên y tế phải làm việc tăng lên
Khẩn: Rà soát tất cả người nhập cảnh từ 28/11/2021 mắc COVID-19 để giải trình tự gen xác định biến thể Omicron
Trong trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở thu dung điều trị COVID-19, hướng dẫn người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc Molnupiravir đã được cấp phát; ghi rõ thông tin sử dụng thuốc vào phiếu chuyển viện hoặc thông báo cho cơ sở y tế tiếp nhận để tiếp tục theo dõi.
Tại cơ sở thu dung, điều trị, bệnh viện điều trị COVID-19 khi tiếp nhận người thuộc nhóm nguy cơ phải kiếm tra, khai thác thông tin thuốc đang sử dụng, cho người bệnh sử dụng ngay thuốc kháng virus nếu chưa được dùng.
Video đang HOT
Sở Y tế cho biết các yêu cầu trên nhằm đảm bảo tất cả các F0 thuộc nhóm nguy cơ được chăm sóc và điều trị sớm nhất.
Quảng Bình: thêm 30 ca mắc COVID-19 mới; gần 95% người trên 18 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COIVD-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 18/12 đến 6 giờ ngày 19/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 30 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 9 ca liên quan đến ổ dịch chợ Tréo-Kiến Giang.
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 Ảnh: minh hoạ
Thống kê của tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy từ ngày 7/10- 18/12, Quảng Bình ghi nhận 513 ca dương tính với SARS-CoV-2 là người trở về từ vùng dịch.
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.329; số ca điều trị khỏi là 2.883, còn 349 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 69 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện Quảng Bình có 523 trường hợp đang cách ly tập trung, 7.831 trường hợp đang cách ly tại nhà.
Thống kê cho thấy hiện 94,62% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; có 83,9% người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Quảng Ngãi: Sáng 19/12, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, vừa ghi nhận thêm 70 ca mắc COVID-19, trong đó có 48 ca cộng đồng; 14 ca là F1 đã cách ly y tế và 8 ca là người về từ vùng dịch.
Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 4.101 ca mắc COVID-19.
Bến Tre: Từ 18 giờ ngày 18/ 12/2021 đến 11 giờ ngày 19/12/2021, tỉnh có 828 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 21.393 ca.
Trong đó, có 9.633 ca được điều tri khỏi bệnh, 111 ca tử vong.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thấy 4 dấu hiệu này, nam giới nên đi khám ngay!
4 dấu hiệu nam giới trên 40 tuổi cần đi khám ngay, Cần chăm sóc thú cưng thế nào nếu chủ nuôi mắc Covid-19?, 4 điều bạn phải làm sau khi lỡ ăn quá no... là các tin bài chính của mảng Sức khỏe trên Thanh Niên Online ngày 19.12.2021.
Ngoài ra, trong ngày chủ nhật 19.12.2021 còn có các tin bài sức khỏe sau: Uống cà phê giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, Đột phá loại thuốc nhỏ mắt mới thay cho kính lão, Hơn 90% ca tử vong do Covid-19 ở Nam Phi là chưa tiêm chủng đầy đủ. ..
4 dấu hiệu nam giới trên 40 tuổi cần đi khám ngay
Bước sang tuổi 40 có thể cảm thấy giống như một vấn đề lớn, vì thực sự là như vậy.
Vì vậy, bạn cũng phải coi trọng sức khỏe của mình và bạn phải sống với nó cho đến khi già đi.
Sau đây là 4 bước kiểm tra thực sự quan trọng mà bạn phải tự thực hiện, ngay bây giờ và định kỳ, thường xuyên, theo Timesnownews.
1. Huyết áp cao
Đo mỡ máu và kiểm tra huyết áp sau tuổi 40 sẽ giúp thay đổi lối sống cần thiết để kiểm soát sức khỏe. Ảnh SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao ít khi có triệu chứng, nhưng nếu không phát hiện, có thể dẫn đến các vấn đề như đau tim hoặc đột quỵ.
Nên kiểm tra huyết áp và cholesterol định kỳ và thường xuyên. Mức cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ trong động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Đo mỡ máu và kiểm tra huyết áp sau tuổi 40 sẽ giúp thay đổi lối sống cần thiết để kiểm soát sức khỏe, theo Timesnownews.
2. Tiểu tiện thường xuyên hơn
Tiểu tiện thường xuyên hơn là một trong những dấu hiệu chính của ung thư tuyến tiền liệt, loại ung thư xảy ra nhiều nhất ở tất cả nam giới.
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của phì đại tuyến tiền liệt, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Tuyến tiền liệt phì đại cũng có thể chèn ép lên niệu đạo, có thể ảnh hưởng đến việc tiểu tiện.
Mời bạn đọc xem tiếp nội dung bài 4 dấu hiệu nam giới trên 40 tuổi cần đi khám ngay trên tin tức sức khỏe ngày 19.12.2021. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các tin bài về nam giới như: 6 dấu hiệu quan trọng mà nam giới thường bỏ qua, Những dấu hiệu lạ về bệnh tiểu đường ở nam giới...
Cần chăm sóc thú cưng thế nào nếu chủ nuôi mắc Covid-19?
Những tác động của Covid-19 khiến mọi người đối mặt thường xuyên với căng thẳng. Đối với nhiều người, thú cưng như chó mèo trở thành niềm an ủi lớn. Do đó, chăm sóc thú cưng đúng cách khi chủ nuôi mắc Covid-19 là điều cần được quan tâm.
Trong những ngày không được ra đường vì các biện pháp chống dịch, căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Khi đó, việc được âu yếm chó mèo và có chúng bên cạnh sẽ giúp giảm căng thẳng hiệu quả, theo USA Today.
Để chăm sóc thú cưng thật tốt khi bản thân không may mắc Covid-19, mọi người cần lưu ý những điều sau:
Trữ sẵn đồ ăn cho thú cưng
Dù chủ nuôi chưa mắc Covid-19 thì cũng cần thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ thú cưng trước nguy cơ nhiễm bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi một người bị nhiễm Covid-19, họ sẽ không được ra ngoài để mua thức ăn cho thú cưng. Thậm chí, nếu bạn ship đến tận cửa thì với cơ thể mệt mỏi do Covid-19, việc ra cửa lấy cũng không còn dễ dàng như bình thường.
Do đó, các chuyên gia thú y khuyến cáo chủ nuôi hãy chuẩn bị lượng thức ăn, thuốc mà chó mèo có thể dùng trong 1 tháng. Bạn cũng có thể mua sẵn một ít đồ chơi cho thú cưng nếu sợ chúng sẽ buồn chán vì ở trong nhà suốt nhiều ngày. Những vật dụng vệ sinh cho thú cưng cũng cần được mua sẵn.
Nhờ người thân chăm sóc
Nếu người mắc Covid-19 không thể tự chăm sóc thú cưng thì hãy nhờ một thành viên trong gia đình làm việc này. Ngoài ra, họ cũng phải cẩn thận để tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho chó mèo .
Mời bạn đọc xem tiếp nội dung bài Cần chăm sóc thú cưng thế nào nếu chủ nuôi mắc Covid-19? trên tin tức sức khỏe ngày 19.12.2021. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các tin bài về Covid-19 như: Gần 90% người nhiễm Omicron gặp triệu chứng này đầu tiên, Làm sao để phân biệt triệu chứng nào là cảm lạnh, cúm hay Covid-19?...
4 điều bạn phải làm sau khi lỡ ăn quá no
Đã bao nhiêu lần bạn ăn món yêu thích của mình sau một thời gian dài và cuối cùng lại ăn quá nhiều?
Nếu bạn đã đối mặt với tình huống này nhiều lần, đừng quá lo lắng.
Ăn quá nhiều hoặc ăn quá no có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và đầy hơi ngay sau khi ăn xong.
Trong tình huống như vậy, tốt hơn hết bạn nên làm theo các bước dưới đây để cảm thấy thoải mái.
1. Đi bộ nhẹ
Nên tản bộ một chút sau bữa ăn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dù là bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối, nên đi bộ với nhịp độ nhẹ sau mỗi bữa ăn.
Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên đi bộ nhẹ nhàng 10 phút sau bữa ăn.
Nếu bạn đã tiêu thụ một bữa ăn hoặc ăn quá nhiều, chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng xung quanh một lúc.
Điều này sẽ đẩy thức ăn ra xa hơn và cũng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn.
Bạn có thể tản bộ nhẹ nhàng trong nhà hoặc ngoài trời để giảm bớt cảm giác lo lắng.
Hãy nhớ rằng việc đi bộ sau bữa ăn phải nhẹ nhàng. Không bao giờ đi bộ nhanh hoặc chạy bộ sau khi ăn, vì nó có thể gây buồn nôn và đau bụng, theo Times of India.
2. Nước giải độc
Nước giải độc (detox) có thể giúp tiêu hóa và thải lượng natri dư thừa đã tiêu thụ ra ngoài.
Bạn có thể làm nước detox theo một số cách, tùy theo sở thích và sự lựa chọn của mình.
Cơ bản nhất là nước chanh. Chỉ cần lấy một cốc nước ấm, thêm vài giọt nước chanh cùng với một nhúm hạt tiêu đen. Không thêm mật ong hoặc muối vào đó.
Ngoài ra, đừng uống cạn nước một lần, thay vào đó hãy ngồi xuống và từ từ nhấm nháp để có hiệu quả tốt hơn.
Bạn cũng có thể uống trà thì là và thậm chí trà sả sau bữa ăn để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Mời bạn đọc xem tiếp nội dung bài 4 điều bạn phải làm sau khi lỡ ăn quá n o trên tin tức sức khỏe ngày 19.12.2021. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các tin bài về thói quen như: 5 thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ, 6 thói quen ăn uống cần tránh trước khi tập luyện...
Kính chúc các bạn ngày chủ nhật vui tươi và an lành.
Tiết lộ gây sốc về người đầu tiên chết do Omicron ở Anh Người Anh đầu tiên chết do biến thể Omicron đã không chịu tiêm chủng dù ngoài 70 tuổi, và nghĩ rằng Covid-19 chỉ là "thuyết âm mưu", theo Express. Tiết lộ gây sốc đến từ một người gọi điện đến đài phát thanh LBC của Anh có trụ sở chính tại London, vào sáng 16.12, xưng là họ hàng thân thiết của nạn...