Chiều 18/11: Đã tiêm hơn 106,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bến Tre thêm 138 F0 trong cộng đồng
Đến 13h30 ngày 18/11, cả nước đã tiêm trên 103.683.045 triệu liều vaccine phòng COVID-19, cao hơn hôm qua khoảng 1,5 triệu liều; 88,5% người trên 18 tuổ.i đã tiêm vaccine; Bến Tre thêm 138 ca COVID-19 trong cộng đồng…
88,5% người trên 18 tuổ.i đã tiêm vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến 13h30 ngày 18/11, cả nước đã tiêm trên 103.683.045 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 17/11 đã tiêm được 1.543.159 liều, cao hơn mấy ngày trước đó.
Đến nay tỷ lệ người trên 18 tuổ.i tiêm mũi 1 đạt khoảng 88,5%, tiêm đủ 2 mũi là khoảng 51% cho người trên 18 tuổ.i.
Thống kê của Bộ Y tế cho biết có 18/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19 cho trên 95% dân số từ 18 tuổ.i trở lên là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Hậu Giang.
Đến 13h30 ngày 18/11, cả nước đã tiêm trên 103.683.045 triệu liều vaccine phòng COVID-19, cao hơn hôm qua khoảng 1,5 triệu liều;
23/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổ.i trở lên đạt trên 50% là Long An, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Nội, TP.HCM, Lạng Sơn, Hà Nam, Bình Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, An Giang, Bình Phước, Tây Ninh, TP. Đà Nẵng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Yên Bái và Sóc Trăng.
26/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine cho 80-95% dân số từ 18 tuổ.i trở lên là Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tiề.n Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.
11/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine cho 70-80% dân số từ 18 tuổ.i trở lên là Thái Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Tháp.
8 tỉnh còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine dưới 70% dân số từ 18 tuổ.i trở lên là Sơn La (50,1%), Thanh Hóa (50,6%), Nam Định (59,3%), Nghệ An (60,1%), Cao Bằng (65,3%), Hòa Bình (66,1%), Quảng Bình (68,0%) và Trà Vinh (68,7%).
17 địa phương là Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang, đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổ.i.
Tổng số liều đã tiêm là hơn 1,5 triệu, trong đó có 1,51 triệu liều mũi 1 và gần 3.000 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 16,6% dân số từ 12 đến 17 tuổ.i.
Video đang HOT
Quảng Ngãi: Có 22 ca dương tính với SARS-CoV-2
Sáng 18/11, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, vừa ghi nhận thêm 22 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 2 ca cộng đồng.
Chùm ca bệnh ở KCN Tịnh Phong tiếp tục ghi nhận thêm 10 ca bệnh mới, trong đó 9 ca ở khu vực phong tỏa Công ty CP May Đông Thành và 1 ca là công nhân đang làm việc trong KCN, có nhà ở phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi).
Có 2 ca bệnh đang cách ly tập trung; 1 ca bệnh là F1 được phát hiện mắc COVID-19 khi đang cách ly tại nhà ở thôn Trung An, xã Bình Thạnh (Bình Sơn).
3 ca bệnh là người về từ vùng dịch, gồm 1 ca ở thôn Vùng Năm, xã Phổ Thuận (TX.Đức Phổ), 1 ca ở thôn Phước Bình, xã Bình Nguyên (Bình Sơn) và 1 ca ở xã Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa).
Chốt kiểm tra y tế đèo Bình Đê (TX.Đức Phổ) phát hiện 4 ca COVID-19 qua sàng lọc tại chỗ.
Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 2.160 ca COVID-19.
Bến Tre: Có 172 ca mắc COVID-19 thì 138 ca tại cộng đồng
Từ 18 giờ ngày 17/11/2021 đến 11 giờ ngày 18/11/2021, tỉnh có 172 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 3.968 ca. Trong đó, có 2.497 ca ra viện, 56 ca t.ử von.g toàn tỉnh.
Trong số ca mắc, có 149 ca ghi nhận trong tỉnh gồm: 138 ca tại cộng đồng, 13 ca trong khu cách ly; 23 ca ngoài tỉnh tại cộng đồng.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 97,40% dân số từ 18 tuổ.i trở lên được tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có 50,38% dân số tiêm đủ 2 mũi.
Lập mới 4 chốt phong tỏa (Giồng Trôm 3, Mỏ Cày Bắc 1); giải tán 8 chốt phong tỏa (Giồng Trôm 4, TP. Bến Tre 3, Bình Đại 1). Có 180 tổ tuyên truyền, tuần tra phòng chống dịch đang hoạt động. Lực lượng tuần tra, kiểm tra 181 cuộc, nhắc nhở 56 lượt người dân, 36 cơ sở kinh doanh.
TP HCM cấp mã định danh cho học sinh để phục vụ công tác tiêm vaccine phòng COVID-19
Để phục vụ công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM phối hợp với Công an TP HCM cấp mã định danh cho học sinh.
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM (GD&ĐT) Dương Trí Dũng có văn bản gửi Công an TP HCM về việc cấp mã định danh cho học sinh.
Theo đó, Sở GD&ĐT đề nghị Công an TP HCM phối hợp với công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ đạo công an quận, huyện, TP Thủ Đức, phối hợp với cơ sở giáo dục trên địa bàn để cấp mã định danh cho tất cả học sinh để kịp thời tiêm vaccine phòng COVID-19.
TP HCM bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổ.i tại huyện Củ Chi và quận 1 từ ngày 27/10 đến 8/11. Sau đó, TP triển khai chiến dịch tiêm tại 22 địa phương. Tổng số trẻ 12-17 tuổ.i tại TP HCM là 701.820 người, tỷ lệ đồng thuận tiêm của phụ huynh là 94,6%.
Trong đợt 1, TP HCM đã tiêm cho 651.468 trẻ, đạt tỷ lệ 92,8%, trong đó bao gồm 576.785 trẻ đi học và 74.683 trẻ không đi học.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử von.g, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử von.g đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử von.g giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổ.i (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với tr.ẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.
"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa tr.ẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Tr.ẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử von.g ở tr.ẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, tr.ẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở tr.ẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa tr.ẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổ.i trở lên (80% người trên 18 tuổ.i được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổ.i trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch. Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày...