Chiều 12/4: Đã phân bổ 211 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tiêm hơn 208,5 triệu liều
Bộ Y tế cho biết đến nay đã tiếp nhận tổng số 232,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã phân bổ 211 triệu liều, cả nước đã tiêm 208.563.683 liều.
Bộ Y tế cho biết đến nay đã tiếp nhận tổng số 232,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã phân bổ 211 triệu liều. Đến nay, cả nước đã tiêm 208.563.683 liều, đạt 98,8% số vaccine đã phân bổ 141 đợt.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đến nay: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 100%, tiêm mũi 3 đạt 51,3%. Đối với người từ 12 – 17 tuổi mũi 1 là 99,9% và mũi 2 là 95,3%.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.331.371 liều, trong đó mũi 1: 71.384.823 liều; Mũi 2: 69.988.844 liều ; Mũi bổ sung: 15.009.715 liều; Mũi 3: 34.947.989 liều.
Bộ Y tế cho biết đến nay đã phân bổ 211 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tiêm hơn 208,5 triệu liều Ảnh: Trần Minh
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.232.312 liều, trong đó mũi 1: 8.821.003 liều; Mũi 2: 8.411.309 liều.
Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; nâng cao ý thức cá nhân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế trong quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà;
Đồng thời, tăng cường truyền thông về tiêm chủng và vận động đưa trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 an toàn.
Video đang HOT
Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, các địa phương đang ráo riết chuẩn bị sẵn sàng cho công tác tiêm chủng. Hiện gần 1 triệu liều vaccine Moderna đầu tiên về đến Hà Nội trong tối ngày 8/4 đang được gấp rút kiểm định để phân bổ phục vụ công tác tiêm chủng cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã có công văn về triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em và học sinh từ 5 – dưới 12 tuổi trong ngành giáo dục.
Sở Giáo dục TP HCM đề nghị các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và chính quyền địa phương triển khai kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP HCM (không phân biệt công lập và ngoài công lập), đảm bảo an toàn hiệu quả khi tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19.
Các trường rà soát, lập danh sách và nhập đầy đủ thông tin trẻ em và học sinh từ 05 – dưới 12 tuổi đang theo học tại đơn vị lên Hệ thống tiêm chủng COVID-19 trước khi tổ chức tiêm.
Đồng thời, thống kê số liệu đồng thuận theo cơ sở giáo dục tại mỗi phường và thị trấn bao gồm thông tin: tổng số lớp, tổng số học sinh, số lượng học sinh theo cấp học, số đồng thuận, số không đồng thuận theo cấp học; số học sinh mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng gần đây…
Trẻ khỏi COVID-19, bỗng dưng sốt: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Chuyên gia cảnh báo tình trạng nhiều trẻ mắc bệnh nguy hiểm dù đã khỏi COVID-19 trong nhiều tuần.
Một tháng sau khi mắc COVID-19, bé trai 11 tuổi bỗng dưng sốt lại, kèm theo sưng hạch, đỏ mắt, đau bụng, nổi ban ở da... trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng MIS-C.Trường hợp khác là bé gái 7 tuổi cũng bị sốt sau 2 tuần khỏi COVID-19, nhập viện trong tình trạng nguy kịch với chẩn đoán mắc hội chứng MIS-C...
Trẻ mắc MIS-C sau 1 tháng khỏi bệnh
Bé trai 11 tuổi điều trị tại khoa Dị ứng - Miễn dịch - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Chị Thảo, mẹ bệnh nhi cho biết con trai chị hơi béo, 11 tuổi nặng 43kg. Lúc mắc COVID-19, cháu không có triệu chứng gì, không sốt, vì mẹ test nhanh COVID-19 cho kết quả dương tính nên đã test kiểm tra cho con thì phát hiện cháu cũng dương tính. Hơn 1 tuần sau, cháu âm tính.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi sau điều trị hội chứng MIS-C tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Khoảng một tháng sau khi mắc COVID-19, bé bỗng dưng sốt cao 40 độ C, run lẩy bẩy, sưng hạch, đỏ mắt, đau bụng, nổi ban trên da nên gia đình đưa đến khám tại bệnh viện gần nhà và được chẩn đoán bị viêm hạch. Tuy nhiên, sau 4 ngày, tình trạng sốt của con không thuyên giảm, gia đình chị đã xin chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Tại đây, qua thăm khám và khai thác bệnh sử, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống) liên quan tới nhiễm SARS-CoV-2.
Trường hợp trẻ mắc hội chứng MIS-C như bé trai kể trên thời gian gần đây khá thường gặp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. TS.BS Lê Quỳnh Chi, Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp cho biết một tháng gần đây, tại Bệnh viện có nhiều trẻ mắc hội chứng MIS-C nhập viện. Đặc biệt, trong thời gian gần đây số lượng trẻ nhập viện nhiều hơn, trước đây lẻ tẻ 2-3 ca/tuần, tối đa 5 ca/ngày, tuy nhiên hiện giờ tăng hơn.
Những trường hợp nặng đe dọa tính mạng như biểu hiện sốc, suy giảm chức năng cơ tim nặng sẽ được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Những trẻ không có biểu hiện nặng như trên sẽ điều trị tại khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp. Đa phần trẻ đáp ứng tốt với điều trị.
Hơn 1 tuần trước, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM) đã tiếp nhận nữ bệnh nhi N.T.K.B (7 tuổi trú tại Tây Ninh) nhập viện trong tình trạng tổn thương tim trầm trọng và cần phải can thiệp ECMO ngay lập tức.
BSCK II Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho hay: "Đây là một trong các biểu hiện của hội chứng viêm đa hệ thống có biểu hiện tổn thương tim nặng".
Bệnh nhi chẩn đoán hội chứng -C có biểu hiện tổn thương tim nặng, được điều trị tại khoa hồi sức tích cực thở máy ECMO... Sau 3 ngày can thiệp sức khoẻ của bé đã cải thiện. (Ảnh: BVCC)
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc MIS-C
Từ thực tế thăm khám và tiếp nhận điều trị bệnh nhân thời gian qua, TS.BS Lê Quỳnh Chi cho hay trẻ mắc hội chứng MIS-C chủ yếu là trẻ lớn từ 6 -12 tuổi, trẻ dưới 3 tuổi ít gặp hơn với dấu hiệu chắc chắn là trẻ có sốt.
Ngoài ra, còn kèm theo một số biểu hiện toàn thân, đa cơ quan như phát ban da, nổi hạch, mắt đỏ, rối loạn tiêu hóa đau bụng nôn, đi ngoài phân lỏng. Một số trẻ ho, môi đỏ, lưỡi gai, phù nề mu bàn tay, chân. Nặng hơn trẻ có thể rất mệt, có biểu hiện suy tuần hoàn, đau đầu, co giật, suy tim, rối loạn nhịp tim...
Tuy nhiên, các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương cũng nhấn mạnh không phải trẻ nào mắc COVID-19 cũng bị hội chứng này, mà xuất hiện trên những trẻ có đáp ứng miễn dịch quá mức, cơ chế điều hòa miễn dịch bị rối loạn không kiểm soát được cơn bão cytokine.
Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các dấu hiệu để biết rằng liệu một trẻ đang mắc COVID-19 có bị MIS-C sau đó hay không. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho thấy trẻ chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19, nguy cơ mắc MIS-C cao hơn so với trẻ đã được tiêm vaccine.
Tỷ lệ mắc MIS-C khá thấp. Ở Mỹ, cứ khoảng 3000-4000 trẻ nhiễm SARS-CoV-2 thì có 1 trẻ bị MIS-C sau đó. Số liệu chính xác về tỷ lệ mắc MIS-C ở trẻ em Việt nam cũng như ở các nước châu Á chưa rõ, tuy nhiên có thể thấp hơn ở các nước Âu- Mỹ.
Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, các bậc phụ huynh nghĩ tới con mình bị MIS-C và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các biểu hiện như: Trẻ sốt cao liên tục> 38,5 độ C, kèm theo có các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng), phát ban trên da, mắt đỏ, môi đỏ, khô nứt, họng đỏ.
Trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng như: thay đổi ý thức (vật vã, kích thích, ngủ gà, li bì), mạch nhanh, tay chân lạnh, khó thở, mệt mỏi. Mặc dù MIS-C xảy ra sau mắc COVID-19, nhưng đa phần COVID-19 ở trẻ em thường không có triệu chứng hoặc nhẹ. Nên trong tình hình dịch bệnh xảy ra như hiện nay, cần nghĩ tới MIS-C khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, kể cả khi không biết rõ trẻ đã bị mắc COVID-19 trước đó hay không.
Cách tốt nhất để phòng MIS-C là tránh không để trẻ bị mắc COVID-19 là cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch như 5K và cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 khi có chỉ định, tiêm đủ liều cũng như tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm khác theo lịch. Tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 giúp trẻ giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng/nguy kịch, đồng thời cũng giảm nguy cơ bị hội chứng MIS-C.
Với trẻ đang mắc hoặc sau mắc COVID-19, nếu xuất hiện các biểu hiện sốt cao liên tục, phát ban, mắt đỏ, rối loạn tiêu hóa cần phải nghĩ tới MIS-C và cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.
Vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được triển khai tiêm như thế nào? Bạn đọc hỏi: Khi nào trẻ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19 và triển khai tiêm cho độ tuổi này như thế nào? Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN. Theo dự kiến của Bộ Y tế, trong tháng 4/2022, sẽ có 3 đợt vaccine với khoảng hơn 7 triệu liều về Việt Nam. Hiện đã có...