Chiết xuất chất hỗ trợ trị tiểu đường, học sinh Nguyễn Trường Tộ giật giải vàng
Nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa, Hà Nội) đã xuất sắc giành huy chương vàng cuộc thi ITEX 2020 tổ chức tại Kuala Lumpur.
Vượt qua gần 500 đội thi đến từ 14 quốc gia trên thế giới, nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa, Hà Nội) đã xuất sắc giành huy chương vàng cuộc thi ITEX 2020 tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) với dự án “ Chiết xuất Niacin từ quả chín của cây Lê-ki-ma để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường”.
Cây Lê-ki-ma hay còn được gọi là cây trứng gà bởi vì khi chín quả của cây có màu sắc và hương vị giống lòng đỏ trứng gà.
Loại cây này bắt nguồn từ vùng núi Andes ở Nam Mỹ và được người dân tộc da đỏ Pê-ru gọi là “vàng của người Incas” vì quả của cây này là lương thực chính vào những mùa không đủ lương thực và mỗi cây cho ra đến 500 quả một năm.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy loại quả của cây Lê-ki-ma là siêu thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, nguyên tố vi lượng, thậm chí giúp giảm béo, chống ung thư.
Ở Việt Nam, cây Lê-ki-ma rất quen thuộc và được trồng nhiều tại các miền quê. Quả của cây Lê-ki-ma có hình tròn hơi thon dài, khi chín có màu vàng đậm, bên trong ruột có màu như lòng đỏ trứng gà, hạt màu nâu đen, khi ăn có vị ngọt thơm, mềm.
Với ý tưởng ự án “Chiết xuất Niacin từ quả chín của cây Lê-ki-ma để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường”, nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa, Hà Nội) đã xuất sắc giành huy chương vàng cuộc thi ITEX 2020 tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia).
Nói về dự án này, em Trần Khánh Linh, một thành viên trong dự án cho biết, nguyên liệu của dự án này là quả của cây Lê-ki-ma. Đây là một loại quả gần gũi với người dân Việt Nam, dễ tìm, giá thành lại rẻ.
“Ai cũng biết căn bệnh tiểu đường là một căn bệnh quái ác, rất khó chữa trị. Biến chứng của bệnh tiểu đường cũng rất nguy hiểm.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017 cho thấy, Việt Nam có khoảng 3,53 triệu người đang chung sống với tiểu đường. Đáng chú ý, hiện nay, có tới 70% người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán. Thậm chí, trong số người đã phát hiện bệnh, chỉ có gần 29% được điều trị tại các cơ sở y tế.
Chi phí điều trị bệnh tiểu đường cũng rất cao, khoảng 322,8 USD/ 01 người. Tuy nhiên, việc chữa trị này cũng chưa thể dứt điểm được bệnh.
Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, quả của cây Lê-ki-ma giúp hỗ trợ ổn định đường huyết rất hiệu quả vì trong chúng có chứa chất ngọt không có gluten, điều này sẽ giúp người dùng thỏa mãn cơn thèm đường mà không bị gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, trong 2g đường chỉ chứa mỗi 11g carbohydrate giúp ổn định đường trong máu, hàm lượng phenolic là ll,4mg/g trọng lượng khô. Dung dịch nước chiết xuất từ Lê-ki-ma có hoạt tính ức chế alpha-glucosidase cao nhất, giúp ổn định đường huyết.
Quả Lê-ki-ma chứa Niacin được chứng minh giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, béo phì, dự phòng bệnh tim mạch, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, chống trầm cảm.
Ở Việt Nam, cây Lê-ki-ma hay còn gọi là cây trứng gà là loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân, được trồng nhiều tại các vùng quê. Quả của cây Lê-ki-ma cũng rất rẻ.
Từ những cơ sở đó, nhóm chúng em đã nảy ra ý tưởng là chiết xuất Niacin từ quả chín của cây Lê-ki-ma để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường”.
Với ý tưởng táo bạo đó, nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ đã cùng với thầy cô của mình bắt tay vào nghiên cứu, thực hiện dự án này.
Theo đó, để có kết quả tốt nhất, những quả Lê-ki-ma phải là những quả đã chín mọng. Sau đó, thông qua những thí nghiệm hóa học phức tạp trong phòng thí nghiệm để chiết xuất Niacin từ những quả Lê-ki-ma chín mọng này.
Video đang HOT
Chất Niacin sau khi đã được chiết xuất sẽ tiếp tục được thí nghiệm để khám phá các chức năng mới đối với thụ thể insulin trên tế bào 3T3-L1.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh Niacin cải thiện tình trạng kháng insulin ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Đó là cơ sở để từ đó cung cấp một chiến lược mới trong điều trị bệnh tiểu đường.
Đội dự thi ITEX 2020 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ. Ảnh: Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa, Hà Nội)
Nói về những khó khăn trong khi thực hiện dự án này, em Trần Khánh Linh cho biết khó khăn lớn nhất là việc các em có ít kinh nghiệm làm việc với phòng thí nghiệm:
“Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện dự án, chúng em phần lớn phải sử dụng phòng thí nghiệm.
Đây cũng là lần đầu tiên chúng em tiếp xúc với phòng thí nghiệm với rất nhiều dụng cụ nên chúng em cũng gặp khó khăn, bỡ ngỡ lúc đầu.
Bên cạnh đó, một tuần chỉ có hai ngày chúng em được gặp nhau ở phòng thí nghiệm để trao đổi nhóm, những ngày còn lại chúng em chủ yếu đọc tài liệu, nghiên cứu về phần của mình”.
Để giải quyết những khó khăn đó, em Trần Khánh Linh cho biết là được các thầy cô giáo giúp đỡ rất nhiều:
“Vì ít có kinh nghiệm dùng các dụng cụ cũng như sử dụng phòng thí nghiệm nên chúng em đã nhờ các thầy cô giáo hướng dẫn.
Bên cạnh đó, vì ít có thời gian làm việc nhóm tại phòng thí nghiệm nên chúng em đã chủ động gặp nhau để làm việc sau khi tan học”.
Với tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn đó, nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ đã thực hiện thành công dự án “Chiết xuất Niacin từ quả chín của cây Lê-ki-ma để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường”.
“Khó khăn lớn nhất là việc các em có ít kinh nghiệm làm việc với phòng thí nghiệm”, em Trần Khánh Linh chia sẻ. Ảnh: Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa, Hà Nội)
Không những vậy, dự án “Chiết xuất Niacin từ quả chín của cây Lê-ki-ma để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường” của các em học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ đã xuất sắc giành huy chương vàng tại cuộc thi ITEX 2020 tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia).
Nói về thành tích xuất sắc này của các học trò, cô Phạm Thanh Hằng, một trong những giáo viên hướng dẫn của nhóm không giấu được sự xúc động:
“Trước khi đến với cuộc thi ITEX, học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ đã có nhiều cơ hội tham gia các cuộc thi khoa học quốc tế khác, bản thân chúng tôi cũng từng đưa học sinh đi Singapore tham dự các kỳ triển lãm khoa học.
Kỳ thi này vốn là sân chơi chủ đạo của giới khoa học, tức là các nhà nghiên cứu tên tuổi, các giáo sư, tiến sĩ nổi danh của làng khoa học, chúng tôi thực sự lo lắng và không đặt nhiều kì vọng, chúng tôi đơn giản nghĩ rằng đây là cơ hội rất tốt cho cả thầy và trò được cọ xát và giao lưu học hỏi trên đấu trường quốc tế.
Tuy tinh thần là vậy nhưng cả thầy và trò đều cố gắng hết mình. Hằng tuần các con lên phòng thí nghiệm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các buổi chiều về các thầy cô giáo sẽ hướng dẫn các con tập thuyết trình, tập luyện phát âm vì bài thi phải trình bày hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Có được thành công như vậy cũng cần phải kể đến sự ủng hộ hết mình của phụ huynh, những người rất tích cực đốc thúc và theo sát các con.
Khi nhận được tin các con đạt huy chương vàng, vượt qua cả Malaysia và Trung Quốc, chúng tôi như vỡ oà trong niềm hân hoan, cảm giác bao vất vả, công sức bỏ ra đều đáng giá, những buổi sáng dậy sớm lên phòng thí nghiệm, những chiều thứ bảy phải ở lại trường để phụ đạo đều xứng đáng”.
Phần thưởng giành cho đội giành huy chương vàng. Ảnh: Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa, Hà Nội).
Nói về đề tài nghiên cứu này của học sinh, cô Hằng cho biết đây là một đề tài rất ý nghĩa, xuất phát từ nhu cầu trong chính gia đình các con, khi nhìn thấy ông bà, người thân mắc bệnh tiểu đường:
“Qua đây không chỉ thấy được niềm ham học hỏi của các con, mà còn thấy được các học trò của chúng tôi có sự đồng cảm, quan tâm tới gia đình và cộng đồng. Đó là điều mà cha mẹ và cô thầy mong đợi ở các con và các con đã làm được, chứ không chỉ ở những giải vàng, giải bạc.
Trong các năm học tới đây, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học trò, tham gia nhiều giải đấu có ý nghĩa trong và ngoài nước như thế này”.
Cuộc thi ITEX 2020 tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) là triển lãm hàng đầu của châu Á, nơi để thể hiện các phát minh, công nghệ và sản phẩm mới của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà sáng chế trình diễn các thành quả nghiên cứu và tìm kiếm các đối tác tiềm năng từ các nuớc châu Âu và châu Á, nhờ vậy mà họ có thể mở rộng mạng lưới và thương mại hóa các phát minh, sáng chế của mình.
Cuộc thi năm nay thu hút gần 500 đội thi đến từ 14 quốc gia trên thế giới với chủ đề “Cách chữa trị bệnh tiểu đường và nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này”.
Trà hay cà phê tốt cho sức khỏe hơn
Hai thức uống phổ biến nhất thế giới có nhiều ưu điểm nhưng cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu dùng quá nhiều.
Lựa chọn uống trà hay cà phê tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Nhưng đã bao giờ bạn băn khoăn về lợi - hại của hai thức uống phổ biến bậc nhất này chưa?
Dưới đây là những tác dụng với sức khỏe của trà và cà phê cùng một số nguy cơ có thể xảy ra nếu bạn uống không đúng cách.
Tác dụng của cà phê
Trong những năm qua, người thích cà phê ghi nhận được một số nhận xét trái chiều về đồ uống này. Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu về mối liên hệ giữa cà phê và sức khỏe đều cho kết quả khả quan.
Đầu tiên, cà phê chứa lượng cao chất chống oxy hóa - những hợp chất giúp làm sạch tế bào của bạn khỏi các gốc tự do gây hại, giảm viêm và làm chậm quá trình lão hóa.
Nhưng lợi ích của cà phê không dừng lại ở đó. Một nghiên cứu quy mô từ năm 2013 cho thấy khi mọi người uống hơn một tách mỗi ngày trong thời gian 4 năm, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 11%.
Theo Quỹ Parkinson Mỹ, có mối liên hệ rõ ràng giữa việc uống cà phê và giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tiêu thụ cà phê cũng có liên quan đến việc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, bệnh gan và ung thư ruột kết.
Tác dụng của trà
Giống như cà phê, trà rất giàu chất chống oxy hóa. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, các chất chống oxy hóa trong trà làm chậm sự phát triển của khối u ung thư.
Thêm vào đó, một nghiên cứu trên 100.000 người trưởng thành đã kết luận những người uống trà từ 3 lần trở lên trong một tuần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.
Một số khảo sát còn cho thấy polyphenol trong trà có thể thúc đẩy vi khuẩn tốt trong đường ruột. Những người uống trà thường xuyên có mức cholesterol tốt và chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn.
Nguy cơ của uống quá nhiều cà phê
Ảnh minh họa: Healthline
Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào hàm lượng caffeine bạn hấp thụ.
Sức khỏe có thể bị ảnh hưởng trầm trọng do caffeine, từ trào ngược axit, bàng quang quá tải tới hội chứng ruột kích thích. Caffeine dư thừa thậm chí gây rối loạn tinh thần của bạn, dẫn đến lo âu và ngủ không ngon.
Phụ nữ mang thai cũng nên cẩn thận với việc tiêu thụ cà phê.
Ngoài ra, chất tannin trong cà phê bám vào răng, gây xỉn màu. Bạn có thể giảm bớt tác động này bằng cách súc miệng hoặc đánh răng sau khi dùng cà phê.
Nguy cơ của uống quá nhiều trà
Mặc dù trà là thức uống phổ biến trên toàn thế giới (chỉ đứng sau nước về lượng tiêu thụ toàn cầu), việc uống trà cả ngày không phải lúc nào cũng được khuyến khích.
Trà đen chỉ có khoảng một nửa lượng caffeine so với cà phê. Nhưng quá nhiều caffeine từ trà có thể gây ra cảm giác bồn chồn và ảnh hưởng tới cơ thể. Chất tannin trong trà cũng làm đổi màu răng của bạn.
Rõ ràng, cả cà phê và trà đều có một số lợi ích ấn tượng khi uống vừa phải, rất ít nhược điểm. Nhưng nếu bạn có sức khỏe không tốt và được khuyến cáo hạn chế lượng caffeine, bạn hãy chuyển sang dùng trà hoặc cà phê decaf (đã loại bỏ lượng lớn caffeine).
Malaysia chấp thuận đăng ký có điều kiện đối với vaccine do Pfizer sản xuất Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ông Noor Hisham Abdullahquan, một quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia, cho biết nước này đã chấp thuận đăng ký có điều kiện đối với vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 do hãng Pfizer sản xuất. Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer - BioNTech. Ảnh: PAP/TTXVN Chia sẻ trên tài khoản Facebook và Twitter cá nhân,...