Chiết áo dài Tự hào di sản Việt
Áo dài ngày nay đã trở thành một trang phục quen thuộc của người Việt Nam, đặc biệt là phái nữ.
Những tà lụa rực rỡ sắc màu vấn vít bước chân, tôn dáng mềm mại yêu kiều đã từ đời sống bước vào thi ca nhạc họa, trở thành nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, đường hoàng mang tên nguyên bản trong đại tự điển Oxford của thế giới.
Được biết, chiếc áo dài đã xuất hiện từ hơn 4 thế kỷ trước, với hình dạng ban đầu là áo tứ thân – vốn thông dụng với người phụ nữ thôn quê Bắc Bộ, và áo năm thân. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, áo ở Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng có những sự khác biệt nhất định. Chiếc áo năm thân ấy vẫn khá phổ biến với phụ nữ Việt Nam đến tận thế kỷ 19, cho đến khi được hai họa sĩ Lê Phổ và Cát Tường cải tiến mạnh mẽ trong thập niên 1930, 1940 của thế kỷ 20, theo xu hướng Âu hóa.
Những năm sau đó, áo dài liên tục được biến tấu, khi thì ôm sát eo để tôn vinh những đường lượn mềm mại của cơ thể phụ nữ, lúc lại là thay đổi ở kiểu cổ áo, chít eo, vai raglan và quần ống rộng. Gấu áo lúc buông thướt tha đến sát đất, lúc ngắn qua đầu gối… Gấm và lụa vẫn là chất liệu chủ yếu, để đôi tà áo tiếp tục bước vào thơ và nhạc, làm say đắm lòng người, nâng lên nét duyên Việt.
Thời hiện đại, áo dài vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thiết kế, họa sĩ. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống dân tộc như thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, phục hồi chiếc áo dài 300 năm, phục hồi nghệ thuật thêu truyền thống trên áo dài… tạo nên một vẻ đẹp đặc biệt cho áo dài Việt Nam.
Video đang HOT
Với những sự chăm chút và yêu thương trân trọng đó, chiếc áo dài trong thế kỷ 21 tiếp tục tung bay trên đường phố, khoe sắc trên các sàn diễn thời trang trong và ngoài nước, góp mặt trong các cuộc hội nghị quan trọng để mang đến một vẻ đẹp Việt Nam, tinh thần Việt Nam vừa hài hòa sang trọng, vừa độc đáo cá tính.
Có thể nói, chiếc áo dài đã trở thành di sản trong tâm hồn người Việt qua nhiều thế hệ, như một nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
PV
Theo baodansinh.vn/
Những bí mật ít biết về chiếc áo bà ba của phụ nữ Nam bộ
Chiếc áo này là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của phụ nữ Nam bộ.
Chiếc áo bà ba luôn gắn liền với phụ nữ Nam bộ.
Nếu như người Bắc bộ thường gắp liền với chiếc áo tứ thân, áo yếm váy đụp thì người miền Nam lại xem chiếc áo bà ba như một phục trang quen thuộc. Cứ về đến đất Nam bộ, thì hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp đó chính là các bà má, các cô gái vận trên mình chiếc áo bà ba giản dị nhưng vẫn không hề kém phần quyến rũ.
Áo bà ba đã góp phần tôn lên vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc và dịu dang của người phụ nữ vùng miệt vườn của sông nước Cửu Long. Áo bà ba thường được thiết kế không cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải cúc chạy dàu từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Áo có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong của cơ thể người mặc.
Cha đẻ của chiếc áo huyền thoại
Midu trong một trang phục áo bà ba cách tân.
Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Penang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Trương Vĩnh Ký một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời bấy giờ.
"Bà ba" xuất phát từ tiếng gọi của một tộc người Mã Lai lai Trung Hoa cổ xưa. Áo bà ba gắn liền với người miền Nam như một thói quen cố hữu, trong mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt. Từ đi làm đồng cho đến đi chơi, đi tết hay thường ngày. Chỉ có điều, cách lựa chọn vải và màu sắc sẽ thay đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh mà thôi.
Trước đây, áo bà ba chủ yếu là màu nâu và đen do được nhuộm từ các loại vỏ cây thiên nhiên. Nhưng sau này, khi công nghiệp thời trang phát triển, màu sắc cũng đa dạng và chất liệu vải cũng phong phú hơn rất nhiều.
Áo bà ba- một giá trị truyền thống của người Nam bộ
Cũng như trang phục áo dài, áo yếm hay tứ thân, áo bà ba cũng đã nhiều lần đi vào thơ ca của các văn nhân, thi sỹ. Tác giả Đình Văn đã viết: " Tôi thương chiếc áo bà ba, áo bà ba em mặc đưa đò, đời dãi dầu trong chiếc áo nâu, đêm anh về nhớ áo bà ba" hay Nguyễn Thiện Thanh từng phê pha trước vẻ đẹp của chiếc áo bà ba mà thốt lên đầy cảm thán: " Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh. Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời".
Không những thế, chiếc áo bà ba đang dần trở thành một thứ phục trang được nâng tầm về giá trị văn hóa, được thế giới đón nhận. Như tại cuộc thi "Miss Grand International 2017" (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2017) tổ chức tại Việt Nam, những chiếc áo bà ba đã được các người đẹp mặc trong một hoạt động bên lề. Chính phục trang giản dị này đã rất được lòng các người đẹp. Hay trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, các thí sinh cũng được vận lên mình chiếc áo truyền thống của người Nam bộ khi tham gia tham quan một di tích văn hóa lịch sử.
Theo danviet.vn
Áo dài cách tân duyên dáng, ngọt ngào diện dịp Tết Nguyên Đán Bên cạnh những mẫu áo dài truyền thống là những thiết kế áo dài cách tân và áo dài tứ thân cách điệu nhẹ nhàng, duyên dáng mang nét đẹp của người phụ nữ Việt. Điểm đặc biệt trong bộ sưu tập lần này của Brian Võ là phom áo dài phù hợp với tất cả hình thể của người phụ nữ từ...