Chiến trường nơi Nga – Mỹ đồng sàng dị mộng
Mỹ và Nga trên danh nghĩa cùng chiến tuyến chống IS nhưng lại là đối thủ gián tiếp trong cuộc nội chiến Syria.
Phiến quân do Mỹ hỗ trợ đang tập trung vào việc lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, chứ không phải là diệt trừ tận gốc Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong khi đó, Mỹ đang tập trung vào việc đánh bại IS. Họ không trực tiếp tấn công vào lực lượng chính quyền Syria và chỉ hỗ trợ các nhóm nổi dậy bằng cách cung cấp tiền bạc, vũ khí và huấn luyện.
Nga, Iran và nhóm Hezbollah ở Lebanon muốn ông Assad tiếp tục cầm quyền Syria, ít nhất là vào thời điểm hiện tại. IS muốn lật đổ ông Assad và thiết lập một nhà nước trải dài từ Syria, Iraq và đến cả các nước khác.
Mỹ cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Arab đang tiến hành cuộc chiến chống IS. Họ đều tin IS là mối đe dọa đến quốc gia mình.
“Hầu hết mọi người đều nhận thấy cách tốt nhất để đối phó IS là kìm hãm chúng”, Columb Strack, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu quốc phòngIHS Jane’s nói. “Nếu bạn kìm hãm và đánh vào nguồn kinh tế, thì trong vài năm, chúng sẽ sụp đổ từ bên trong. Đó dường như là điều Mỹ đang hướng đến”.
Tuy nhiên, cắt đứt nguồn lực của IS là việc rất khó khăn. IS vẫn gia tăng sức mạnh nhờ vùng biên giới lỏng lẻo của Thổ Nhĩ Kỳ và nguồn tiền hỗ trợ từ một số cá nhân Arab.
Đối với các đồng minh của Syria, đặc biệt là Nga, IS chỉ là một trong nhiều phiến quân mà họ gọi là khủng bố. Phương Tây cho rằng, trong khi một số cuộc không kích của Nga đánh trúng khu vực kiểm soát của IS, hầu hết nhắm mục tiêu vào các phiến quân chống chính phủ khác.
Video đang HOT
Lực lượng mặt đất người Kurd là đối tác chính của Mỹ trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Tuy nhiên, quan hệ đối tác này lại đặt ra vấn đề trong quan hệ của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Gần 30 triệu người Kurd sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq và Iran, và họ muốn được tự chủ hơn tại các nước đó, thậm chí là lập một nhà nước riêng. Cuộc xung đột tại Syria đã cho họ cơ hội để biến những mục tiêu đó thành hiện thực.
Chiến dịch không kích chống IS của Mỹ, phối hợp với các chiến binh người Kurd, đã giúp người Kurd chiếm đóng một vùng đất rộng lớn dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh lớn của Mỹ lại chiến đấu quyết liệt với phe ly khai người Kurd tại nước mình trong vài thập kỷ qua.
Khi có sự chồng lấn giữa hai cuộc chiến, có nguy cơ xảy ra va chạm giữa các lực lượng. Các chuyên gia nói rằng một cuộc tấn công hay không kích sai lầm có thể làm leo thang hai cuộc chiến tại Syria và dẫn đến một cuộc xung đột quốc tế lớn hơn.
Phương Tây nói rằng các cuộc không kích của Nga đã đánh trúng các phiến quân mà Mỹ và đồng minh hỗ trợ. Tên lửa hành trình Nga đã đi qua khu vực mà máy bay Mỹ đang hoạt động. Việc Mỹ cung cấp vũ khí cho phiến quân cũng tiềm ẩn làm bùng lên chiến tranh giấu mặt Nga – Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng cản trở bước tiến của người Kurd ở Syria và đang đánh bom lực lượng người Kurd tại nước mình, mặc dù Ankara có chung mục tiêu chung với Mỹ và người Kurd là đánh bại IS.
Trong khi đó, Iran và nhóm Hezbollah, đồng minh người Shiite của chính phủ Syria, đang chiến đấu với các phiến quân được Arab Saudi và các quốc gia Arab Sunni khác hỗ trợ.
Lãnh thổ Syria đã bị chia thành nhiều vùng kiểm soát sau 4 năm chiến tranh. Chính phủ hiện chỉ kiểm soát khoảng 1/5 đất nước. Đồ họa: NYTimes. (Xem cỡ lớn)
Phương Vũ
Đồ họa: NYTimes
Theo VNE
Nga có sa lầy ở Syria?
Sa lầy là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với bất kỳ nước nào từng tham chiến ở một khu vực đầy bất trắc như Trung Đông. Nga có tránh được nỗi ám ảnh đó tại Syria?
Mỗi ngày, máy bay Nga xuất kích hàng chục lần từ căn cứ quân sự ở Syria - Ảnh: AFP
Truyền thông Nga ngày nào cũng đưa dày đặc hình ảnh máy bay chiến đấu Nga xuất kích liên tục từ căn cứ không quân Nga ở Syria. Hiện Nga chỉ có trên 30 máy bay chiến đấu tại Syria và theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, mỗi ngày các máy bay này đều xuất kích hàng chục lần.
Bước vào tuần thứ ba trong chiến dịch không kích tại Syria, chính quyền Nga vẫn tuyên bố đang thành công từng ngày, tiêu diệt đáng kể các mục tiêu khủng bố.
Trong khi Mỹ và các đồng minh ở Trung Đông vẫn đang rất lo lắng về viễn cảnh Nga sẽ ào ạt đưa quân và thiết bị vào Syria, các nhà phân tích chính trị Nga cho rằng quy mô lực lượng như bây giờ là đủ với mục tiêu mà Tổng thống Vladimir Putin đặt ra.
Tướng Nga đã về hưu, hiện là chủ tịch của tổ chức tư vấn chính sách quốc phòng ở Nga, PIR Center, ông Evgeny Buzhinsky nhận định: "Thật sự chúng tôi không cần một lực lượng không quân quá lớn ở Syira vì quân Nga chỉ đóng vai trò hỗ trợ từ trên không cho lực lượng mặt đất".
Sở dĩ với một lực lượng hạn chế mà chiến dịch tại Syria của Nga hiệu quả hơn của Mỹ, theo lời ông Buzhinsky là vì Nga phối hợp với quân đội Syria. NPR dẫn lời Buzhinsky cho rằng Nga có thể duy trì quy mô quân sự ở Syria như hiện nay và nếu có cần bổ sung thêm thì đã có tàu chiến phóng tên lửa từ biển Caspi.
Buzhinsky nói: "Tất nhiên đó là một ngạc nhiên với Mỹ, nước xưa nay vẫn cứ tưởng rằng phóng tên lửa hành trình tầm xa là độc quyền của riêng họ".
Một người Syria mang hình Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria, ông Assad al-Assad trong cuộc tuần hành ủng hộ Nga ở thủ đô Syria - Ảnh: AFP
Nhưng rủi ro sa lầy vẫn ở đó. Nga cho đến nay vẫn phủ nhận chuyện đưa bộ binh quy mô lớn vào Syria, và các nhóm nổi dậy thân Washington vẫn không có tên lửa đối không hàng Mỹ để đe dọa máy bay Nga. Dù vậy, các phi công của Nga không phải là không chịu nhiều rủi ro. Chẳng hạn vì một trục trặc kỹ thuật nào đó, phi công phải bỏ máy bay mà nhảy dù khẩn cấp? Sẽ cần có nhiều bộ binh để giải cứu nếu phi công Nga rơi vào tay những tổ chức khủng bố kiểu như IS, lực lượng luôn rất "chuộng" kiểu chặt đầu tung lên mạng.
Trong bối cảnh căn cứ không quân của Nga nằm khá gần các chiến trường Syria, nguy cơ Nga bị đẩy vào tình huống can thiệp quân sự rộng hơn so với kế hoạch là rất thật.
Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ phi công và máy bay Nga đang được đặt trong tay thủy quân lục chiến Nga. Alexander Golts, nhà phân tích quốc phòng viết cho tờ Moscow Times nhận định: "Nếu lực lượng thủy quân lục chiến này không đủ để bảo vệ căn cứ, Nga sẽ phải đưa thêm quân vào. Mà đưa thêm quân vào thì đồng nghĩa với gia tăng thương vong."
Đó sẽ là viễn cảnh mà Tổng thống Putin tìm mọi cách tránh, bởi dù hiện nay dư luận Nga ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào cuộc chiến Syria nhưng một khi thương vong tăng cao ở một cuộc chiến ở nước ngoài, mọi chuyện có thể sẽ khác.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Nga tố Mỹ né đề xuất phối hợp giải cứu phi công Thứ trưởng quốc phòng Nga cho biết đề xuất hợp tác giải cứu phi công gặp nạn tại Syria của họ đã bị Lầu Năm Góc lảng tránh. Phi công Nga tham gia không kích IS tại Syria. Ảnh: AFP Ngày 17/10, Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Antonov cho hay phía Mỹ không có ý định hợp tác với...