Chiến trường hay kênh hợp tác mới ?
Đại hội đồng LHQ vừa bầu Nhật Bản, Ukraine, Uruguay, Ai Cập và Senegal làm thành viên không thường trực mới của HĐBA, nhiệm kỳ 2016 – 2018.
Một cuộc họp của HĐBA LHQ ngày 30.9.2015 – Ảnh: AFP
Đây vốn là chuyện thông lệ thường niên ở LHQ nhưng việc Nhật Bản và Ukraine được bầu vào HĐBA lại rất được để ý. Nguyên do là trong HĐBA LHQ có Nga và Trung Quốc là 2 thành viên thường trực mà quan hệ Nga – Ukraine cũng như Nhật Bản – Trung Quốc hiện rất trắc trở.
Tuy cùng trong HĐBA LHQ nhưng Nhật Bản và Ukraine không phải là đối thủ của Trung Quốc và Nga về pháp lý vì không có quyền phủ quyết. Dù vậy, với vị thế, quyền hạn và ảnh hưởng của thành viên không thường trực, 2 nước này vẫn có thể làm nên nhiều chuyện lớn, có thể biến HĐBA thành diễn đàn xử lý chuyện song phương đối phó với bên kia, có thể chủ động chi phối truyền thông… Hay nói theo cách khác, trong thời gian 2 năm tới, HĐBA LHQ có thể biến thành chiến trường mới về chính trị, pháp lý và tâm lý.
Video đang HOT
Nhưng cùng trong HĐBA cũng tạo cơ hội cho các bên thiết lập kênh quan hệ mới, thông qua tiếp xúc và đối thoại, hợp tác và tham vấn ở đó để xử lý vướng mắc trong quan hệ song phương, thông qua sự đồng hành ở những vấn đề chung của thế giới để có cùng quan điểm, tiến tới dần khắc phục bất hòa.
Nga và Trung Quốc không vui vẻ gì nhưng không thể ngăn cản được 2 nước kia ngồi cùng bàn với mình trong HĐBA LHQ. Trong khi đó, Nhật Bản và Ukraine cũng không thể không ý thức được rằng lạm dụng khuôn khổ diễn đàn HĐBA để xử lý chuyện song phương riêng thì rồi sớm muộn cũng sẽ lợi bất cập hại.
La Phù
Theo Thanhnien
Tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel: Được và mất
Số phận tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel ở Trung Đông cũng như triển vọng của nhà nước Palestine độc lập lại một lần trở thành chủ đề thời sự tại khóa họp thường niên năm nay của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ).
Cờ Palestine được kéo lên lần đầu tại trụ sở LHQ ngày 30.9 - Ảnh: Reuters
Ở bên ngoài trụ sở LHQ, quốc kỳ Palestine lần đầu tiên được kéo lên ngang hàng với quốc kỳ của 193 thành viên LHQ.
Trong phòng họp, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố Palestine không còn chịu ràng buộc bởi thỏa thuận đã ký kết với Israel ở thủ đô Oslo của Na Uy năm 1993.
Thỏa thuận này là nền tảng pháp lý cho toàn bộ mối quan hệ giữa Palestine và Israel kể từ đó đến nay và mở đường cho sự ra đời của chính quyền Palestine.
Thượng cờ ở trụ sở LHQ là một thắng lợi chính trị ngoại giao quan trọng của Palestine. Xưa nay, LHQ chỉ treo quốc kỳ của các thành viên chính thức còn Palestine mới chỉ được dành cho quy chế "nhà nước quan sát viên không phải là thành viên". Việc LHQ phá lệ thể hiện sự công nhận rộng rãi dành cho nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ của người Palestine và qua đó gia tăng mạnh mẽ áp lực chính trị đối với Mỹ và Israel.
Trong khi đó, phát biểu nói trên của ông Abbas lại thể hiện nỗi thất vọng sâu sắc của Palestine về triển vọng đạt được giải pháp hòa bình cho Trung Đông và nỗi bất bình về việc phía Israel không tuân thủ nghiêm chỉnh và đầy đủ những gì đã cam kết trong thỏa thuận Oslo, đặc biệt là không những không chấm dứt mà còn tiếp tục duy trì, mở rộng và xây dựng mới khu định cư cho người Do Thái. Tuy không phải phía Palestine đơn phương hủy bỏ nhưng rõ ràng thỏa thuận Oslo đang mất dần vai trò nền tảng và định hướng cho hòa bình giữa Israel và Palestine.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Bầu Tổng thư ký LHQ: Mới quá ít, cũ quá nhiều Trước thềm cuộc bầu chọn tổng thư ký mới cho LHQ, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết làm cho lần bầu sắp tới này khác biệt so với những lần trước. Ảnh minh họa Cụ thể, Đại hội đồng sẽ lần đầu tiên được xem xét qua lý lịch ứng cử viên cũng như theo dõi tiến trình bầu chọn....