Chiến tranh xảy ra nếu Mỹ xâm nhập vùng 12 hải lý trên Biển Đông?
Mỹ muốn đưa tàu chiến xâm nhập khu vực 12 hải lý cách đảo nhân tạo của Trung Quốc. Đây là ranh giới cuối cùng có thể dẫn đến xung đột quân sự ở Biển Đông, Naional Interest phân tích.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tháng trước đã đề nghị tăng cường hoạt động quân sự của hải quân Mỹ ở Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam – PV). Chính sách mới bao gồm việc đưa các tàu chiến xâm nhập khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép.
Mỹ thay đổi chiến lược ở Biển Đông
Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ đã tuần tra trên khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép nhưng việc tàu chiến Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt.
Tàu sân bay hạt nhân USS Geogre Washington của Mỹ có thể tham gia tập trận ở Biển Đông.
Điều này sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ với mối đe dọa lớn hơn thay vì những chiếc máy bay tuần tra ở độ cao khoảng 4.600 m. Đề nghị của ông Carter cho thấy Mỹ đang có sự thay đổi chiến lược ở Biển Đông.
Nếu như Washington đưa tàu chiến đến khu vực 12 hải lý cách đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép mà không đưa ra được những hành động răn đe, điều này sẽ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực từ trong nước. Điều này cũng xung khắc chính sách của Bắc Kinh nên có thể gây ra một cuộc chiến tranh.
Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ như thế nào?
Trang National Interest phân tích, nếu như Mỹ cương quyết phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc và tiếp tục tuần tra trong khu vực 12 hải lý, Trung Quốc sẽ có những hành động đáp trả.
Bắc Kinh đã nhận ra bài học từ những sự cố liên quan đến Mỹ. Thời gian ngắn sau khi tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay qua khu vực mà Trung Quốc không đưa ra bất kỳ đối sách nào.
Có những phân tích cho rằng, những máy bay Mỹ không bay đến Trung Quốc và do đó không tạo ra mối đe dọa trực tiếp. Tuy nhiên, xét từ quan điểm của Bắc Kinh, việc không ngăn chặn máy bay Mỹ là một thất bại quân sự và chính trị.
Mỹ từng đưa các máy bay B-52 xâm nhập ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành tuần tra, trinh sát và hộ tống quy mô trên Biển Đông. Kể từ vụ va chạm năm 2001, Mỹ và Trung Quốc đã tham gia vào nhiều sự cố xảy ra trong khu vực. Đụng độ trên Biển Đông xảy ra ở trên không, trên biển, dưới biển và trên vũ trụ. Những xung đột thỉnh thoảng xảy ra liên quan đến lực lượng bán quân sự như tàu đánh cá có vũ trang.
Đáng tiếc rằng, Mỹ và Trung Quốc chưa thiết lập bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Những hành động tương tự như việc gửi tàu chiến tuần tra trong khu vực 12 hải lý sẽ chỉ gây ra sự hiểu lầm và kéo theo nguy cơ xung đột tiềm tàng giữa hai nước, theo National Interest.
Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự
Các nhà hoạch định chiến lược và quân sự ở Washington và Bắc Kinh chắc chắn sẽ cân nhắc chiến lược thông qua khả năng xung đột quân sự tiềm tàng trên Biển Đông.
Xung đột quân sự sẽ chỉ xảy ra một cách hạn chế nhằm đảm bảo chiến lược cân bằng chung giữa hai nước. Theo National Interest, giao tranh sẽ chỉ diễn ra trên biển với các tàu chiến cỡ nhỏ. Khả năng can thiệp bằng không quân của cả Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đều hết sức hạn chế
Tàu tác chiến gần bờ LCS Fort Worth từng bị tàu Trung Quốc theo dõi trên Biển Đông.
Mỹ hoàn toàn có thể đưa thêm các tàu sân bay đến Biển Đông nhưng điều này sẽ tạo nên mối đe dọa lớn hơn cũng như chi phí vận hành cao hơn. Khả năng chống can thiệp quân sự của Trung Quốc đến từ hạm đội tàu ngầm, không quân và tên lửa tầm xa cũng khiến người Mỹ phải cân nhắc.
National Interest nhận định giao tranh trên biển không phải là ưu thế của quân đội Mỹ. Hải quân Mỹ đang phát triển các vũ khí tấn công mới như vũ khí laser, tên lửa chống hạm tầm xa, súng điện từ lắp đặt trên các tàu chiến. Trong tương lai gần, Mỹ chưa thể chiến thắng trong những cuộc chiến với những tàu nhỏ hơn.
Những tàu tác chiến ven bờ (LCS) nhiều khả năng sẽ tham gia vào xung đột (nếu có) với Trung Quốc. Tuy nhiên, trang bị vũ khí hạn chế là nhược điểm của LCS so với các tàu chiến mang tên lửa dẫn đường Type 054A của Trung Quốc. Hạm đội Nam Hải hiện đang biên chế 8 tàu chiến Type 054A và 5 tàu hộ vệ Type 056.
Nếu Mỹ triển khai các tàu khu trục lớp Zumwalt đến Biển Đông, khả năng giành chiến thắng trong xung đột là cao hơn. Theo National Interest, hải quân Mỹ không thể dựa vào các tàu chiến tối tân để chiếm ưu thế trong một khu vực như ở Biển Đông. Đó cũng là lý do mà các tàu LCS được phát triển.Theo National Interest, hai tàu chiến Type 054A có khả năng tiêu diệt một tàu LCS của Mỹ. Hạm đội từ 3 tàu 054A hoàn toàn khống chế 2 tàu LCS mà Mỹ có thể triển khai trên Biển Đông. Nếu sử dụng tàu hộ vệ Type 056, Trung Quốc sẽ cần đến 4 hoặc 5 tàu để đối trọng với các tàu chiến Mỹ.
National Interest so sánh sự kiện Vịnh Bắc Bộ với nguy cơ xung đột hiện tại ở Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ khó có thể sử dụng chiến lược này vì điều này có thể dẫn đến chiến tranh quy mô hơn với Trung Quốc.
Có nhiều lý do để Mỹ tiếp tục can thiệp vào tình hình Biển Đông. Một số chuyên gia Mỹ tin rằng quân đội cần phải hành động dứt khoát và quyết đoán hơn. Nhưng nếu một cuộc chiến tranh nổ ra, không ai có thể biết liệu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Căng thẳng với Mỹ, TQ "khoe" tàu hộ vệ tàng hình
Các chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc đang rất muốn "khoe" vị thế cường quốc hải quân đang lên của mình với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 19.5, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch đưa một chiếc tàu hộ vệ tên lửa tàng hình hiện đại xuống Đông Nam Á để tham gia một triển lãm quốc phòng được tổ chức ở Singapore bắt đầu từ ngày hôm nay.
Trên tài khoản Weibo của mình, hải quân Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ cử tàu hộ vệ tên lửa 4000 tấn Jiangkai II lớp Type 054A tới tham gia Triển lãm Quốc phòng Hàng hải Quốc tế châu Á (Imdex) được tổ chức ở Singpore. Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc hiện diện ở một sự kiện quốc tế như thế này trong vòng 8 năm qua.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc có thiết kế khá đặc biệt, với bề mặt thân tàu được làm nghiêng để tán xạ sóng radar, giúp tàu tăng khả năng tàng hình trước đối phương.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Type 054A của hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Jiangkai II lớp Type 054A trang bị pháo hạm 76mm, tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần Type 730 bảy nòng cỡ 30mm, giàn phóng rocket chống ngầm Type 87 kết hợp hệ thống định vị siêu âm MGK 335 chống tàu ngầm.
Ngoài ra, tàu Type 054A còn được trang bị tổ hợp tên lửa diệt hạm YJ-83, sử dụng phương thức dẫn đường radar chủ động, tầm bắn 180km mang đầu đạn nặng 165kg. Tàu này còn được trang bị tổ hợp tên lửa đối không tầm trung 9M317 (SA-N-12) có tầm bắn 38km và được dẫn đường bằng radar bán chủ động.
Thông tin trên được hải quân Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ vừa đến Bắc Kinh để tìm cách gây sức ép buộc lãnh đạo Trung Quốc giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên, lãnh đạo Bắc Kinh quyết không chịu nhượng bộ và tuyên bố vẫn tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Thủy thủ trên tàu Jiangkai II diễn tập bắn đạn thật trên biển
Trong tuần trước, có thông tin cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã yêu cầu Lầu Năm Góc xem xét khả năng điều tàu chiến, máy bay áp sát khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc để "đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực".
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth của hải quân Mỹ cũng vừa hoàn thành đợt tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông và đi ngang các đảo nhân tạo đang xây dựng của Trung Quốc, bất chấp việc bị tàu chiến Trung Quốc bám đuôi liên tục.
Trong triển lãm Imdex châu Á lần này, Mỹ cũng cử một tàu chiến, một tàu khu trục và một tàu ngầm tấn công nhanh tới tham gia. Các quốc gia khác đưa vũ khí, khí tài hải quân tới tham gia triển lãm gồm có Ấn Độ, Pháp, Đức, Israel, Ý, Singapore và Anh.
Theo chuyên gia hải quân Ni Lexiong ở Thượng Hải, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang rất muốn nâng cao ảnh hưởng quân sự của mình ở châu Á, đặc biệt là sau những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Trong khi đó, ông Richard Bitzinger, chuyên gia cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore thì cho rằng Trung Quốc đang rất muốn "khoe" vị thế cường quốc hải quân đang lên của mình.
Tàu Jiangkai II diễn tập phóng tên lửa từ hệ thống phóng thẳng đứng
Ông Bitzinger giải thích: "Trung Quốc muốn có một cơ hội để khoe mẽ một chút. Họ rất tự hào về những thành tựu trong thiết kế và đóng tàu hải quân, và họ cho rằng sẽ tìm thấy cơ hội xuất khẩu những con tàu này".
Nhân dịp này, Trung Quốc cũng cử tướng Thẩm Kim Long, phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải tham dự Imdex để thảo luận về các thách thức về an ninh hàng hải và ổn định khu vực với các quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương tại Hội nghị An ninh Hàng hải Quốc tế.
Hội nghị thuộc khuôn khổ Imdex này là cơ hội để các sĩ quan quân sự cấp cao trên khắp thế giới ngồi lại với nhau bàn bạc về những vấn đề cùng quan tâm. Ông Bitzinger nhận định: "Nhiều khả năng tướng Thẩm sẽ nhân cơ hội này để ba hoa về cái gọi là &'chủ quyền không thể tranh cãi' trên Biển Đông".
Theo_Dân việt
Kỷ nguyên tàng hình kết thúc: Tàu ngầm Mỹ mất lợi thế Cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Hải quân Mỹ sắp thành hiện thực: Công nghệ mới sẽ giúp các quốc gia khác xác định quỹ đạo di chuyển mà trước đây rất khó xác định của các tàu ngầm tàng hình Mỹ . Công nghệ mới sẽ giúp các quốc gia khác xác định đường đi của tàu ngầm tàng hình...