Chiến tranh VN lọt top ảnh bìa ấn tượng của LIFE 1965
Trong số 10 ảnh bìa ấn tượng của tạp chí LIFE năm 1965 có tác phẩm chụp thời Chiến tranh Việt Nam.
Bức ảnh được chụp thời Chiến tranh Việt Nam: “Thực tế phũ phàng của cuộc chiến ở Việt Nam” xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 26/11/1965. Hình ảnh tang lễ Thủ tướng Anh Winston Churchill xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 5/2/1965. Thủ tướng Churchill qua đời vào ngày 24/1/1965 ở tuổi 90. Thi hài ông được đặt tại Westminster Hall trong ba ngày và tang lễ được tổ chức tại Nhà thờ St Paul”s ngày 30/1/1965. Sau đó, linh cữu của Thủ tướng Churchill được rước qua sông Thames, lên tàu để đến nơi yên nghỉ cuối cùng ở nhà thờ St Martin”s, Bladon. Sự kiện “Ngày Chủ Nhật đẫm máu” xuất hiện trên trang bìa ấn phẩm LIFE số ra ngày 19/3/1965. Trước đó, ngày 7/3/1965, nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King đã cùng 8.000 người da đen diễu hành từ thành phố Selma đến Montgomery để đòi quyền cơ bản nhất cho người da màu đó là quyền bầu cử. Cảnh sát đã đàn áp những người biểu tình, ngăn không cho họ tiến vào Montgomery. Nhiếp ảnh gia Thụy Điển Lennart Nilsson đã chụp bức ảnh đầy màu sắc thai thi đang trong giai đoạn phát triển trong bụng mẹ trước khi chào đời. Bức ảnh này đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 30/4/1965. Ngày 18/6/1965, tạp chí LIFE đã dành 16 trang đăng tải loạt ảnh tàu vũ trụ Gemini lần đầu tiên được phóng vào quỹ đạo cũng như chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của nhà du hành vũ trụ Edward White. Ảnh bìa tạp chí LIFE số ra ngày 30/7/1965 là ảnh chân dung Mickey Mantle – huyền thoại bóng chày thế giới chơi cho CLB New York Yankees. Trong số này, tạp chí LIFE cũng viết về sự nghiệp bóng chày của cầu thủ Mickey Mantle. Cuộc bạo loạn trong khu phố Watts của Los Angeles, Mỹ vào năm 1965 xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 27/8/1965. Cuộc bạo loạn này xuất phát từ vấn đề chủng tộc, thất nghiệp và một số vấn đề khác. Ảnh bìa tạp chí LIFE số ra ngày 17/9/1965 ghi dấu cuộc căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan về vùng tranh chấp Kashmir mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Ảnh chụp Alaska sau 6 năm trở thành tiểu bang thứ 49 của Mỹ xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 1/10/1965. Đằng sau tấm ảnh là bài viết về con người, vẻ đẹp thiên nhiên và kinh tế. Ảnh bìa tạp chí LIFE số ra ngày 3/12/1965 ghi dấu sự kiện Công chúa Margaret và Bá tước xứ Snowdon có chuyến thăm Nhà Trắng.
Bức ảnh được chụp thời Chiến tranh Việt Nam: “Thực tế phũ phàng của cuộc chiến ở Việt Nam” xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 26/11/1965.
Hình ảnh tang lễ Thủ tướng Anh Winston Churchill xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 5/2/1965. Thủ tướng Churchill qua đời vào ngày 24/1/1965 ở tuổi 90. Thi hài ông được đặt tại Westminster Hall trong ba ngày và tang lễ được tổ chức tại Nhà thờ St Paul”s ngày 30/1/1965. Sau đó, linh cữu của Thủ tướng Churchill được rước qua sông Thames, lên tàu để đến nơi yên nghỉ cuối cùng ở nhà thờ St Martin”s, Bladon.
Sự kiện “Ngày Chủ Nhật đẫm máu” xuất hiện trên trang bìa ấn phẩm LIFE số ra ngày 19/3/1965. Trước đó, ngày 7/3/1965, nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King đã cùng 8.000 người da đen diễu hành từ thành phố Selma đến Montgomery để đòi quyền cơ bản nhất cho người da màu đó là quyền bầu cử. Cảnh sát đã đàn áp những người biểu tình, ngăn không cho họ tiến vào Montgomery.
Nhiếp ảnh gia Thụy Điển Lennart Nilsson đã chụp bức ảnh đầy màu sắc thai thi đang trong giai đoạn phát triển trong bụng mẹ trước khi chào đời. Bức ảnh này đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 30/4/1965.
Ngày 18/6/1965, tạp chí LIFE đã dành 16 trang đăng tải loạt ảnh tàu vũ trụ Gemini lần đầu tiên được phóng vào quỹ đạo cũng như chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của nhà du hành vũ trụ Edward White.
Video đang HOT
Ảnh bìa tạp chí LIFE số ra ngày 30/7/1965 là ảnh chân dung Mickey Mantle – huyền thoại bóng chày thế giới chơi cho CLB New York Yankees. Trong số này, tạp chí LIFE cũng viết về sự nghiệp bóng chày của cầu thủ Mickey Mantle.
Cuộc bạo loạn trong khu phố Watts của Los Angeles, Mỹ vào năm 1965 xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 27/8/1965. Cuộc bạo loạn này xuất phát từ vấn đề chủng tộc, thất nghiệp và một số vấn đề khác.
Ảnh bìa tạp chí LIFE số ra ngày 17/9/1965 ghi dấu cuộc căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan về vùng tranh chấp Kashmir mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền.
Ảnh chụp Alaska sau 6 năm trở thành tiểu bang thứ 49 của Mỹ xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 1/10/1965. Đằng sau tấm ảnh là bài viết về con người, vẻ đẹp thiên nhiên và kinh tế.
Ảnh bìa tạp chí LIFE số ra ngày 3/12/1965 ghi dấu sự kiện Công chúa Margaret và Bá tước xứ Snowdon có chuyến thăm Nhà Trắng.
Theo_Kiến Thức
Nhìn lại cuộc thảm sát Mỹ Lai kinh hoàng 47 năm trước
Cuộc thảm sát Mỹ Lai là một tội ác chiến tranh của Lục quân Mỹ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam.
Trực thăng Mỹ hạ cánh xuống khu vực thôn Mỹ Lai, thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi ngày 16/3/1968. (Ảnh Getty Images)
Tại đây, các đơn vị lính Lục quân Mỹ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. (Ảnh National Arrchives)
Nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ Ron Haeberle đã theo chân Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Mỹ, để ghi lại những cảnh tượng kinh hoàng trong vụ thảm sát ngày 16/3/1968. (Ảnh Getty Images).
Tình báo Mỹ cho rằng, sau sự kiện Tết Mậu Thân (tháng 1/1968), Tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi nên lục quân Mỹ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này, cụ thể là các thôn Mỹ Lai 1, 2, 3 và 4. (Ảnh My Lai Massacre Museum)
3 thi thể người dân Việt Nam nằm giữa đường sau vụ thảm sát kinh hoàng. Trung đội của thiếu úy William Calley đã bắt đầu xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương", những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi này. (Ảnh Getty Images)
Haeberle kể lại rằng, một lính Mỹ đứng cạnh ông đã bắn vào bé trai này ngay sau khi bức ảnh được chụp. (Ảnh Getty Images).
Lính Mỹ đang lục soát các ngôi nhà ở Mỹ Lai. (Ảnh My Lai Massacre Museum).
Một tay lính Mỹ châm lửa đốt nhà của người dân. Người dân bị sát hại bằng các loạt súng, lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao. (Ảnh My Lai Massacre Museum).
Ngôi nhà của dân thường Việt Nam bị đốt cháy. (Ảnh Getty Images).
Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. (Ảnh Getty Images).
Chỉ có duy nhất một lính Mỹ bị thương do bị đồng đội bắn trúng trong vụ thảm sát này. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Mỹ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.
Theo_Người Đưa Tin
Thổ Nhĩ Kỳ cấm đăng trang bìa tạp chí Charlie Hebdo Một phiên tòa tại Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh cho giới chức nước này khóa những trang web đăng tải hình ảnh trang bìa của tạp chí Charlie Hebdo có hình Nhà tiên tri Muhammad, ABC News dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước. Hàng người xếp hàng chờ mua tạp chí Charlie Hebdo có hình biếm họa Nhà tiên tri...