Chiến tranh Triều Tiên dưới góc nhìn Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều” đã giành thắng lợi to lớn, giúp đỡ Triều Tiên cũng chính là bảo vệ khu vực cửa ngõ của Trung Quốc.
Vào cuối tháng 6/1950, khi Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra, Mỹ đã cho Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan, theo các sử gia thì bước đi này của Mỹ đã chọc giận Trung Quốc. Sau đó, gần như ngay sau khi Bình Nhưỡng thất thủ vào ngày 19/10 và liên quân do Mỹ chỉ huy áp sát bờ sông Áp Lục, Chí nguyện quân Trung Quốc đã vượt biên giới tiến vào bán đảo Triều Tiên. Trong ảnh là các em học sinh quyên góp để mua máy bay, xe pháo để “kháng Mỹ viện Triều”.
Tư lệnh Chí nguyện quân Trung Quốc là tướng Bành Đức Hoài. Lúc bấy giờ, các tướng lĩnh Mỹ có phần coi thường quân Trung Quốc, cho rằng đối phương “trang bị vũ khí thô sơ và thậm chí không có không quân”. Chỉ huy lực lượng Mỹ, tướng MacArthur, từng tuyên bố nếu quân Trung Quốc mà tiến đến Bình Nhưỡng thì “chắc chắn sẽ hứng chịu một cuộc tàn sát”.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như tướng Mỹ nghĩ. Quân Trung Quốc đã hành quân từ Mãn Châu tới CHDCND Triều Tiên một cách nhanh chóng và sử dụng các biện pháp ngụy trang khéo ngoài sức tưởng tượng. Họ đột kích vào nhiều phòng tuyến của Mỹ và Hàn Quốc như từ dưới đất chui lên, khiến đối phương không kịp trở tay. Trong ảnh là Chí nguyện quân bắt sống lính Mỹ tại Unsan sau chiến dịch thứ nhất.
Ở một số nơi, với lợi thế về quân số, người Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật biển người để chống lại sự vượt trội về vũ khí của đối phương. Lính Mỹ và liên quân sau khi bị bắt.
Đến cuối tháng 11/1950, liên quân Trung – Triều bắt đầu tổng công kích để đẩy lùi quân Mỹ và Hàn Quốc xuống phía nam. Trong ảnh là Chí nguyện quân đuổi theo binh lính Mỹ.
Video đang HOT
Trên đà thắng thế, liên quân Trung – Triều tiến xuống giành lại Bình Nhưỡng vào ngày 6/12/1950, tới đầu năm 1951 đã đẩy đối phương qua khỏi vĩ tuyến 38 rồi sau đó chiếm luôn Seoul. Đến lúc này, cuộc chiến bắt đầu chuyển sang thế giằng co, có khi liên quân do Mỹ đứng đầu đẩy đối phương lên phía bắc vĩ tuyến 38, lúc khác liên quân miền Bắc lại tiến xuống phía nam giới tuyến. Các cuộc giao tranh đẫm máu trong hầm hào xung quanh vùng giới tuyến diễn ra y hệt hình thức “chiến tranh hầm hào” hồi Thế chiến 1. Và đôi lúc, trong tình thế bất phân thắng bại, người ta đã tính đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tháng 8/1951, Triều Tiên gặp phải trận lụt lịch sử 40 năm, Mỹ nhân cơ hội ném bom ác liệt ở bắc Triều Tiên, làm gián đoạn đường giao thông, tàu hỏa. Trung Quốc điều động 5 sư đoàn, giao chiến ác liệt trên không để bảo vệ đường giao thông của Triều Tiên.
Chí nguyện quân vận chuyển lương thực ra tiền tuyến.
Người dân Triều Tiên tiếp tế cho các binh sĩ.
Từ năm 1951, Chí nguyện quân và quân đội Triều Tiên đào nhiều hầm công sự. Trong ảnh là thư viện dưới hầm ngầm Triều Tiên.
Tháng 10/1952, liên quân do Mỹ đứng đầu mở cuộc tấn công vào khu vực đồi Triangle, cửa ngõ trọng yếu ở miền trung bán đảo Triều Tiên.
Quân Trung-Triều chiến đấu.
Theo VNE
"Con đường ma" Triều Tiên khiến Hàn Quốc khiếp hãi
Tờ Tuần san châu Á của Hongkong cho hay những địa đạo ngầm củaTriều Tiênđang là mối lo ngại lớn củaHàn Quốc.Sự "xuất quỷ nhập thần" của Triều Tiên có thể tấn công trực tiếp vào trái tim Hàn Quốc bất cứ lúc nào.
Binh lính Triều Tiên và Hàn Quốc tại khu vực Bàn Môn Điếm
Mây đen chến tranh đang bao trùm khắp bầu trời bán đảo Triều Tiên, điều khiến Hàn Quốc lo ngại nhất là Triều Tiên sẽ tấn công nước này qua địa đạo ngầm. Kể từ khi tuyến địa đạo ngầm đầu tiên được phát hiện vào năm 1974, đã có 4 địa đạo ngầm từ Triều Tiên sang Hàn Quốc bị phanh phui, không ai biết trên thực tế tồn tại bao nhiêu địa đạo ngầm. Những tuyến phòng thủ ngầm này chỗ sâu nhất lên tới 160m, một giờ có thể cho 10.000 sĩ binh và xe tăng đi qua, là con đường tắt tấn công trực tiếp vào miền Nam.
Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc cho biết: "Thực tế cho thấy, nếu Triều Tiên tấn công trên không trung hay mặt đất, Hàn Quốc đều có cách đối phó, điều lo ngại nhất là các tuyến phòng thủ dưới lòng đất. Hàn Quốc mới chỉ phát hiện ra 4 địa đạo ngầm của Triều Tiên, rốt cuộc có bao nhiêu đường hào, mấy chục năm qua chưa ai dám khẳng định. Rất có thể quân đội của họ đã áp sát dưới chân chúng tôi, phương Bắc xuất quân không tuân thủ lý thuyết nào, nhất cử nhất động của họ đều rất bí ẩn, đây là điều vô cùng đáng sợ".
Ám ảnh những "con đường ma"
60 năm trước, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kết thúc, kể từ khi vĩ tuyến 38 độ bắc phân định ranh giới ra đời, Triều Tiên vẫn tìm mọi cách để tiến vào Hàn QUốc. Họ đã đào rất nhiều đường hầm sâu hơn 100 m, từ đầu bên kia Triều Tiên, vượt qua ranh giới 38 độ Bắc dưới lòng đất và tiến về phía Hàn QUốc.
Vĩ tuyến 38 này là khu vực phi quân sự dài 246 km, rộng 4km (phía Bắc và phía Nam, mỗi phía rộng 2km), gió có thể lọt qua, chim có thể bay qua, nhưng nếu người dân tự tiện vượt qua hàng rào này, lập tức sẽ có tiếng súng lạnh lẽo vang lên. Một dân tộc được phân chia thành hai quốc gia, hai chế độ ở ranh giới này. Vượt qua vĩ tuyến 38 này là những đường hào sâu dưới trăm mét trong lòng đất khiến người Hàn Quốc phải kinh sợ.
Tuyến địa đạo đầu tiên của Triều Tiên được Hàn Quốc phát hiện vào năm 1974. Một buổi sáng, một phân đội tuần tra gồm sĩ binh Mỹ và Hàn Quốc đi tuần trong khu rừng cây gần vĩ tuyến 38, trong lúc núp vào lùm cây đại tiện, một binh sĩ Hàn Quốc cảm thấy hình như có tiếng động khác thường dưới chân. Anh này cảnh giác báo cáo ngay với cấp trên. Sau một thời gian tìm kiếm, thăm dò, đào bới, một tuyến đường ngầm sâu 50m, dài 3.400m hướng Nam Bắc đã hiện ra trước mắt, hướng Nam của địa đạo nhằm thẳng vào cơ quan đầu não của quân đội Mỹ, Hàn Quốc, cách Seoul chỉ hơn 60km. Dưới địa đạo được lát đá, có đường điện và bóng đèn, điều bất nhờ nhất là còn có đường ray, xe chạy trên đường ray. Phía Hàn Quốc dự đoán, với chiều rộng và chiều cao của địa đạo này, mỗi giờ đồng hồ có thể sẽ cho gần 1.000 binh lính đi qua.
Chỉ mấy tháng sau khi phát hiện ra địa đạo đầu tiên, Hàn Quốc đã phát hiện ra tuyến địa đạo thứ hai. Một kỹ sư đường ngầm của Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc đã dẫn đường,, Hàn Quốc đã khoan hơn 100 mũi khoan, tháng 3-1975 đã phát hiện ra địa đạo thứ hai. Sức chứa của địa đạo này gấp đôi địa đạo đầu tiên, có 4 lối thoát, cách Seoul hơn 100 km, tổng chiều dài 3.500m, chỗ sâu nhất 160m, mỗi giờ có thể cho 3.000 binh sĩ, xe tăng đi qua.
Tuyến địa đạo thứ 3 của Triều Tiên được Hàn Quốc phát hiện vào tháng 10-1978, do một quan chức tình báo Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc tiết lộ. Tuyến địa đạo này nằm ở phía Nam làng Bàn Môn Điếm, điều đáng sợ nhất là, đầu gần nhất của địa đạo này chỉ cách Seoul 40 km. Tuyến địa đạo này được đào ở độ sâu 70m, rộng 2m, cao 2m, tổng chiều dài 1.635m, để ngăn ngừa nước đọng trong hầm, tuyến địa đạo này được xây dựng theo chiều dốc thoai thoải. Mỗi giờ đồng hồ, địa đạo này có thể cho 8.000-9.000 binh sĩ được trang bị đầy đủ vũ khí hoặc 15.000 binh sĩ không được trang bị vũ khí đi qua. Cổng địa đạo được vẽ màu rằn ri, có lính canh gác. Bốn bức vách trong cửa hầm khá nhẵn, trong hầm tối và ẩm ướt, có ánh đèn lờ mờ. Đào đường hầm trong lòng đá hoa cương rắn chắc như vậy, ngoài ra còn phải tiến hành bí mật, quả thực không hề đơn giản.
Tuyến địa đạo thứ 4 được phát hiện vào tháng 5-1989. Trong lúc vô tình, một binh sĩ Hàn Quốc nghe thấy có tiếng máy móc phát ra dưới lòng đất, lập tức Hàn Quốc liền cho triển khai đào đất để phát hiện. Địa đạo này sâu 145m, tổng chiều dài 2.050m, mỗi giờ có thể cho 20.000-30.000 binh lính đi qua.
Quân đội Triều Tiên có thể bất ngờ xuất quỷ nhập thần tấn công thẳng vào trái tim Hàn Quốc qua các địa đạo.
Tấn công "xuất quỷ nhập thần"
Quá trình khai quật, phát hiện địa đạo của Triều Tiên mà Hàn Quốc triển khai hầu hết đều do Mỹ cử các chuyên gia địa chất, thăm dò sang, các chuyên gia này sử dụng các thiết bị thăm dò, địa chấn và âm thầm tiến hành ở khu vực phi quân sự. Chiến thuật đào địa đạo của Triều Tiên được gợi mở từ cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Ngay từ năm 1971, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành đã từng tuyên bố: "Tác dụng của một địa đạo lớn hơn cả mười quả bom nguyên tử".
Xây dựng đường hào ngầm với quy mô lớn là chiến thuật phòng thủ độc đáo của Triều Tiên. Hệ thống chỉ huy quân sự của Triều Tiên chủ yếu được bố trí dưới lòng đất, văn phòng làm việc của lãnh tụ đều có đường hầm, ngay cả tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng cũng vận hành ở độ sâu sâu nhất thế giới - 150m. Những đường hào ngầm vượt vĩ tuyến 38 là con đường tắt để Triều Tiên tấn công thẳng vào trái tim của Hàn Quốc.
Theo tin tức tình báo mà cơ quan tình báo Hàn Quốc nắm bắt được, hiện có khoảng hơn 10 địa đạo như thế này tồn tại, nhưng cho đến nay hầu hết vẫn chưa được phát hiện. Mấy chục năm qua, những "con đường ma" này luôn là nỗi ám ảnh lớn đối với người dân Hàn Quốc. Hiện tại, ngoài việc theo dõi động thái của quân đội Triều Tiên trên không và dưới mặt đất, Hàn Quốc còn phải tập trung theo dõi mõi động tĩnh dưới lòng đất để đối phó với sự tấn công "xuất quỷ nhập thần" của quân đội Triều Tiên.
Theo vietbao
Cuộc chiến tương tàn Triều Tiên - HQ Sáng sớm hôm đó, hơn 100.000 quân Bắc Triều Tiên bất ngờ vượt vĩ tuyến 38 tràn sang miền Nam cùng với những đợt pháo kích dữ dội. Đó là màn khởi đầu của cuộc chiến khiến hàng triệu người thiệt mạng, mà miền Bắc gọi là để giải phóng đất nước, còn miền Nam gọi là cuộc chiến xâm lược. Sau 60...